Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến đức và nhật bản cuối thế kỉ xix đầu thế kỉ xx.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
ối sánh thể chế quân chủ lập hiến ức và Nhật Bản cuối
thế kỉ X X đầu thế kỉ XX
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuận
Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận này, em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy
cô và bạn bè. Trước hết, đề tài này thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Dương Thị
Tuyết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa lịch sử - Đại học sư phạm -
Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ dẫn cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Dù bản thân em đã rất cố gắng, nổ lực trong quá trình thực hiện để hoàn thành
tốt đề tài, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong
nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để đề tài em được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuận
MỤC LỤC
MỞ ẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................2
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
3.1. ối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
4.1. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................3
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................4
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................4
5.1. Nguồn tài liệu .....................................................................................................................4
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................................4
6. óng góp của đề tài ..............................................................................................................5
7. Bố cục của đề tài ...................................................................................................................5
NỘI DUNG
C ƢƠN 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ CHẾ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN CỦA ỨC
VÀ NHẬT BẢN CUỐI THẾ X X ẦU THẾ KỈ XX............................................................6
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................6
1.1.1. Các học thuyết về tƣ tƣởng - chính trị..........................................................................6
1.1.1.1. ọc thuyết của Phrăng Xoa Mari Aruê Vonte .........................................................6
1.1.1.2. ọc thuyết của John Locke.........................................................................................7
1.1.1.3. ọc thuyết của Môngtexkiơ........................................................................................8
1.1.2. Một số thuật ngữ, khái niệm........................................................................................10
1.1.2.1. Nhà nƣớc ....................................................................................................................10
1.1.2.2. Thể chế chính trị........................................................................................................12
1.1.2.3. Tam quyền phân lập..................................................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................15
1.2.1. Kinh tế ...........................................................................................................................15
1.2.2. Chính trị ........................................................................................................................17
1.2.3. Xã hội.............................................................................................................................18
1.3. Khái quát tình hình của ức và Nhật Bản ở cuối thế kỉ X X đầu thế kỉ XX.............20
1.3.1. Tình hình nƣớc ức .....................................................................................................20
1.3.1.1. Chính trị .....................................................................................................................20
1.3.1.2. Kinh tế ........................................................................................................................22
1.3.1.3. Xã hội..........................................................................................................................24
1.3.2. Tình hình Nhật Bản......................................................................................................26
1.3.2.1. Chính trị .....................................................................................................................26
1.3.2.2. Kinh tế ........................................................................................................................29
1.3.2.3. Xã hội..........................................................................................................................31
C ƢƠN 2: TƢƠN ỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ THỂ CHẾ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN
GIỮA ỨC VÀ NHẬT BẢN CUỐI THẾ KỈ X X ẦU THẾ KỈ XX ..............................33
2.1. Những điểm tƣơng đồng .................................................................................................33
2.1.1. Sự thỏa hiệp giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp phong kiến .........................................33
2.1.2. Nguyên tắc tam quyền phân lập..................................................................................34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc ................................................................................36
2.1.4. Vai trò của hoàng đế.....................................................................................................39
2.1.5. Chế độ đa đảng .............................................................................................................40
2.2. Những điểm khác biệt .....................................................................................................45
2.2.1. Tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng ................................................45
2.2.1.1. Cơ quan hành pháp...................................................................................................45
2.2.1.2. Cơ quan lập pháp ......................................................................................................47
2.2.1.3. Cơ quan tƣ pháp........................................................................................................48
2.2.2 Chính sách của nhà nƣớc..............................................................................................50
2.2.2.1. Về đối nội....................................................................................................................50
2.2.2.2. Về đối ngoại................................................................................................................51
2.3. Một số nhận xét, đánh giá...............................................................................................53
2.3.1. ặc điểm........................................................................................................................53
2.3.2. Tác động ........................................................................................................................55
2.3.2.1. ối với hai nƣớc ức và Nhật Bản ..........................................................................55
2.3.2.2. ối với thế giới ...........................................................................................................58
KẾT LUẬN .............................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................65
1
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử cách mạng tư sản thời cận đại, xét về mặt chính quyền ta thấy khi
một cuộc cách mạng tư sản được tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản thì
sau khi lật đổ nền quân chủ chuyên chế họ sẽ nghĩ ngay đến việc thiết lập chính
quyền do giai cấp mình nắm giữ. Mặc dù, cách mạng tư sản Đức và Nhật Bản thời
cận đại là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để nhưng đã dẫn đến sự thay đổi
trên lĩnh vực chính trị của hai nước, đó là việc thiết lập thể chế quân chủ lập hiến -
một hình thức nhà nước thể hiện bước tiến của nền văn minh nhân loại. Trên một
mức độ nhất định nó đảm bảo cho quyền tự do dân chủ mà nhân dân đã giành được
trong thời kì cách mạng và một khía cạnh khác nó buộc giai cấp tư sản quản lý và
điều hành nhà nước theo pháp luật.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố như về kinh tế, xã hội, trình độ dân chủ
của mỗi nước, cho nên sự tổ chức và hoạt động của chính thể quân chủ lập hiến ở
hai nước Đức và Nhật Bản có những điểm giống nhau căn bản nhưng cũng có
những khác biệt điển hình. Thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản được hình
thành trên cơ sở vận dụng học thuyết tam quyền phân lập trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nên nó có những điểm tương đồng như về cơ cấu của
nghị viện gồm thượng và hạ viện, hay thể chế quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản
thời cận đại đều nhằm mục tiêu chính trị của giai cấp, đặc biệt là giai cấp cầm
quyền.
Bên cạnh những điểm tương đồng như thế thì thể chế quân chủ lập hiến giữa
hai nước Đức và Nhật Bản có những khác biệt rõ rệt, như về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước trung ương, cụ thể là việc phân chia quyền lực giữa các cơ
quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hay những khác biệt về chính sách đối nội,
đối ngoại giữa hai nước.
Ngoài những vấn đề cấp thiết như trên, thì nghiên cứu về nền quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhằm để thấy được ý nghĩa thực
tiễn của chế độ này đối với hai nước Đức và Nhật Bản. Nó đã tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, bởi vì thời cận đại hai nước Đức và
Nhật Bản được đánh giá là những nước có tiềm lực mạnh mẽ, chi phối tới quan hệ
2
quốc tế. Không những thế, nền quân chủ lập hiến hai nước Đức và Nhật Bản có tầm
ảnh hưởng lớn đối với chính trị thế giới thời cận đại, các nước coi đó là khuôn mẫu
để xây dựng thiết chế chính trị của mình.
Như thế, xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó. Trên cơ sở kế
thừa nguồn tài liệu của các học giả đi trước cùng với khả năng tìm tòi, nghiên cứu
của bản thân. Với mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về nền chính trị Đức và
Nhật Bản thời cận đại và là cơ sở để cho những ai quan tâm nghiên cứu về nền
chính trị thế giới. Chúng tôi đã chọn đề tài “Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về nước Đức và Nhật Bản thời cận đại thì đã có rất nhiều bài viết.
Trong đó có một số công trình, bài nghiên cứu đã đề cập đến nền quân chủ lập hiến
Đức và Nhật Bản giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cụ thể như sau:
Trong tác phẩm thể chế chính trị các nước châu Âu (2008), của nhóm tác giả
Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương. Ngoài những nội dung
chủ yếu là giới thiệu về thể chế chính trị ở một số nước trên thế giới, tác giả còn đề
cập ít nhiều đến vấn đề quân chủ lập hiến nước Đức thời cận đại. Tuy nhiên dưới
góc độ nghiên cứu chung về thể chế chính trị cho nên tác phẩm cũng chưa có điều
kiện trình bày, đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể.
Tác giả Phạm Điềm và Vũ Thị Nga với công trình lịch sử nhà nước và pháp
luật thế giới (2008). Trong nội dung viết về nhà nước thời cận đại thì có đề cập đến
quá trình hình thành và tổ chức của nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản nhưng
cũng chỉ dưới dạng sơ lược, ở mức độ khái quát.
Tác giả R.H.P Mason và J.G.Caiger (2004) (Nguyễn Văn Sỹ dịch) với tác phẩm
“Lịch sử Nhật Bản”, đã trình bày một cách toàn diện lịch sử Nhật Bản từ thời cổ
đại đến hiện đại. Song về chính trị Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thì chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát chung thời kì Minh Trị với những cải cách nhằm đưa
Nhật Bản trở thành cường quốc chứ chưa nghiên cứu sâu vào nền quân chủ lập hiến
nước Nhật Bản giai đoạn này.
Tác phẩm “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (2007), tập 2 của tác giả Vũ
Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim. Đã trình bày khá chi tiết và cụ thể về cuộc cải cách
3
Minh Trị ở Nhật Bản, sự thiết lập chính quyền cùng với mô hình nhà nước thời
Minh Trị.
Bên cạnh đó, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác - Ăngghen cũng có
nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể như những cuốn, Mác - Ăngghen toàn tập (2004),
tập1, tập 8, ít nhiều cũng đã đề cập đến thể chế chính trị của nước Đức thời cận đại.
Nhưng những tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ khái quát lý luận mà chưa nghiên
cứu cụ thể.
Ngoài ra, nghiên cứu về thể chế chính trị và có đề cập đến nền quân chủ lập hiến
nước Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX còn có một số bài viết như:
Lịch sử các học thuyết chính trị (2009) và thể chế chính trị (2004) của Nguyễn
Đăng Dung. Hay, tác giả Vũ Hồng Anh với công trình, tổ chức và hoạt động của
một số nghị viện trên thế giới (2001), thì cũng đã có đề cập đến thể chế chính trị
của hai nước Đức và Nhật Bản trong giai đoạn này.
Nhìn chung, nền chính trị của hai nước Đức và Nhật Bản thời cận đại đã được
nhiều học giả quan tâm. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề đối
sánh giữa nền quân chủ lập hiến Đức và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, đồng thời sưu tầm, tổng hợp
tài liệu nghiên cứu để làm rõ vấn đề “Đối sánh thể chế quân chủ lập hiến của Đức
và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài này bên cạnh tìm hiểu về cơ sở thiết lập thể chế quân chủ lập hiến ở
Đức và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì còn phải tập trung đi sâu
tìm hiểu những điểm giống và khác nhau về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước
trung ương, chính quyền địa phương của nền quân chủ lập hiến giữa hai nước này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu về thể chế quân chủ lập hiến ở Đức và Nhật Bản.
- Về mặt thời gian: Thời cận đại cụ thể cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu