Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn, đặt ra yêu cầu các
quốc gia trên thế giới chỉ tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các sản
phẩm có thế mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng trên
toàn thế giới. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào 11-1-2007, yêu cầu này trở nên bức thiết
hơn đối với Việt Nam.
Với điều kiện là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
với hơn nửa lực lượng lao động vẫn nằm trong các ngành nông nghiệp. Chính
vì thế, Đảng và Nhà nước ta xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến
lược nhằm sử dụng lực lượng lao động lớn trong nông nghiệp, phân công lực
lượng lao động và tạo nguồn tích lũy cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Trong các mặt hàng nông sản, cùng với các mặt hàng xuất khẩu chiến
lược hiện nay như chè, cà phê.. . thì hoa quả là một mặt hàng có lợi thế so
sánh tương đối lớn và ngày càng đóng góp nhiều vào GDP. Cùng với thanh
long, thì mặt hàng dừa đã và đang đóng một vị trí quan trọng trong chiến lược
xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay.
Dừa là mặt hàng không những có nhiều tính năng sử dụng mà còn mang
lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là xuất khẩu dừa và các sản phẩm chế biến từ
dừa. Tuy nhiên trong những năm qua, Nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ
thể đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và xuất khẩu loại sản phẩm có nhiều tiềm
năng này.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Nhận thấy tầm quan trọng của mặt hàng có lợi thế tương đối lớn này, tôi
xin chọn đề tài “ Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định lợi thế so sánh của mặt
hàng dừa nói riêng cũng như mặt hàng hoa quả nói chung từ đó có những giải
pháp và hướng đi phù hợp nhằm tận dụng nguồn tài nguyên hiệu quả cũng
như nguồn lao động ở các vùng sản xuất mặt hàng này, tạo ra những bước đột
phá mới trong chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay.
Dừa là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng và đang được ưa chuộng trên
thế giới nhưng tình hình sản xuất và xuất khẩu dừa hiện nay vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của giống cây này. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
nhằm tìm hiểu và đề ra một số biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng dừa ra thị trường thế giới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích một số lý thuyết về lợi thế so sánh của các nhà
kinh tế học nổi tiếng như David Ricardo, Balassa.., phân tích vai trò,vị trí và
hiện trạng của ngành xuất khẩu dừa ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở
một số vùng có lợi thế, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long…nhằm thúc
đẩy việc cung ứng và xuất khẩu sản phẩm này trên thị trường thế giới. Ngoài
ra, bài viết cũng đi sâu tìm hiểu một số thị trường chủ chốt mà sản phẩm dừa
của Việt Nam đang có nhiều cơ hội xuất khẩu, từ đó có những chiến lược phù
hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp các lý
thuyết về lợi thế so sánh, phương pháp đối chiếu, so sánh lợi thế mặt hàng của
Việt Nam đối với các quốc gia khác.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, bài viết được trình bày bao gồm có ba
phần lớn:
Chương 1: Tổng quan về lợi thế so sánh và vận dụng đối với mặt hàng
dừa ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam trong
những năm gần đây
Chương 3: Giải pháp đầy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dừa
ra thị trường thế giới
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Chương 1:
Tổng quan về lợi thế so sánh và vận dụng đối với mặt hàng
dừa ở Việt Nam hiện nay
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế và lợi thế so sánh
Các quốc gia trên thế giới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế
với hai lý do cơ bản, mỗi lý do đều liên quan đến cái lợi thu được từ thương
mại. Thứ nhất, các nước tiến hành buôn bán với nhau, vì họ khác nhau, cũng
như cá nhân con người, các quốc gia có thể được lợi từ những khác biệt giữa
họ bằng cách đạt tới một sự dàn xếp theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét
một cách tương đối nước đó làm tốt hơn
Thứ hai, các nước tiến hành buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ
quy mô sản xuất. Điều đó có nghĩa là, nếu như mỗi nước đi vào chuyên môn
hóa, ở một số loại hàng hóa, nó có thể sản xuất mỗi loại hàng này ở quy mô
lớn hơn và do đó có hiệu quả hơn trong trường hợp nước đó sản xuất tất cả
mọi thứ. Trong thực tế, thương mại quốc tế phản ánh sự tác động qua lại của
hai động cơ trên.
Thương mại quốc tế làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân thông qua xuất khẩu và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ
cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Đồng thời thương mại quốc tế nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt
để lợi thế của nền kinh tế trong nước.
Trong những năm gần đây thương mại quốc tế có xu hướng tăng nhanh,
cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng
kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
ngày càng lớn, thể hiện mức độ gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị
trường thế giới.
Như vậy trong thương mại quốc tế nếu quốc gia nào gia tăng kim ngạch
xuất khẩu sẽ đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển của quốc gia, tận
dụng được những nguồn lực sẵn có là ưu thế lớn của quốc gia trong xu hướng
toàn cầu hóa và quá trình thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Nhắc đến lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong thương mại quốc tế là
nhấn mạnh đến sự khác biệt trong xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia nhằm đạt
đến lợi ích tối đa từ việc xuất nhập khẩu đó. Đặc biệt lợi thế so sánh trong mặt
hàng xuất nhập khẩu được thể hiện rõ nét nhất ở nguồn lực các quốc gia có
được để sản xuất ra và xuất khẩu mặt hàng đó với mục đích nhằm chiếm lĩnh
và thôn tính thị trường để thu được lợi nhuận cao từ việc trao đổi thương mại.
1.1.2. Căn cứ để tính lợi thế so sánh
1.1.2.1. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817, trong cuốn “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế”,
Ricardo có nói về lợi thế so sánh, coi đó là cơ sở để các quốc gia giao thương
với nhau. Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của
kinh tế học nói chung và của kinh tế quốc tế nói riêng. Quy luật này được áp
dụng rất nhiều trong thực tế và cho đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết
làm đơn giản hóa mô hình trao đổi mậu dịch, các giả thiết đó là:
Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai loại sản phẩm
Mậu dịch tự do
Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không
có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia
Chi phí sản xuất là cố định
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368