Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
HỒ BÍCH NGỌC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
HỒ BÍCH NGỌC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lý luận & PPDH Bộ môn Giáo dục chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ MINH TUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Vũ Minh Tuyên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả
Hồ Bích Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo TS. Vũ Minh Tuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để
luận văn được hoàn thành.
Đồng thời, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban chủ nhiệm Khoa
Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới BGH, các giảng viên và học viên
trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện
thuận lợi để luận văn đươc hoàn thành.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Hồ Bích Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả ................................... 4
6. Kết cấu của đề tài............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH......... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................ 5
1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp thuyết trình ........................... 7
1.2.1. Quan niệm về phương pháp và phương pháp dạy học .............................. 7
1.2.2.Phương pháp thuyết trình ........................................................................... 9
1.3. Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Những vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh....................................... 14
1.3.1. Nội dung của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn
Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học viên ............................................... 14
iv
1.3.2. Nguyên tắc của việc đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát
huy tính tích cực trong dạy học môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ................................................................. 24
1.4. Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học
môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh .. 27
1.4.1. Khái quát về Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên................................... 27
1.4.2. Đặc điểm kiến thức môn học................................................................... 29
1.4.3. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong giảng dạy
môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh .... 31
1.4.4. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học
môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên ................................... 36
Kết luận chương 1.............................................................................................. 39
Chương 2: THỰC NGHIỆM VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN ......... 41
2.1. Kế hoạch thực nghiệm................................................................................ 41
2.1.1. Giả thuyết thực nghiệm ........................................................................... 41
2.1.2. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 41
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm....................................................................... 41
2.1.4. Địa diểm và thời gian tiến hành thực nghiệm ......................................... 42
2.1.5. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng...................................................... 42
2.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 43
2.2.1. Điều tra kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng............ 43
2.2.2. Những nội dung khoa học cần thực nghiệm............................................ 44
2.2.3. Thiết kế bài giảng thực nghiệm............................................................... 44
2.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 69
v
2.3.1. Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm............................ 69
2.3.2. Những kết quả rút ra từ quá trình thực nghiệm....................................... 75
Kết luận chương 2.............................................................................................. 77
Chương 3: QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG GIẢNG DẠY
MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH THÁI NGUYÊN ..........................................................................78
3.1. Quy trình thực nghiệm đổi mới phương pháp thuyết trình trong giảng
dạy môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên ................................... 78
3.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng ..................................................................... 78
3.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp .................................................... 81
3.1.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên..................... 88
3.2. Những điều kiện thực nghiệm để đổi mới phương pháp thuyết trình
trong dạy học môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên ............ 89
3.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên ...................................................................... 89
3.2.2. Đối với học viên ...................................................................................... 91
3.2.3. Đối với cấp quản lí .................................................................................. 93
Kết luận chương 3.............................................................................................. 95
KẾT LUẬN........................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 101
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HV : Học viên
HS : Học sinh
VD : Ví dụ
TCLLCT- HC : Trung cấp lý luận chính trị- Hành chính
PPĐT : Phương pháp đàm thoại
BTV : Ban thường vụ
UBND : Ủy ban nhân dân
HVCT- HCQG : Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GTSD : Giá trị sử dụng
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả học tập môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh (phần I) trước khi thực nghiệm .............................43
Bảng 2.2. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và
lớp đối chứng 1...........................................................................................71
Bảng 2.3. Thống kê kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và
lớp đối chứng 2...........................................................................................73
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 1 và lớp đối
chứng 1 .......................................................................................................72
Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra nội dung bài học của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối
chứng 2 .......................................................................................................73
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Có được những kết quả đó có thể khẳng định rằng: Đảng ta lấy
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động
là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan. Song vấn đề cốt lõi nhất của
sự thành công vẫn là đổi mới về tư duy lý luận, đường lối chính trị của Đảng và công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Trong điều kiện hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng của đất nước là một đòi hỏi cấp bách đối với hệ thống các Trường
Chinh trị nói chung và Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, để đảm
bảo yêu cầu đó thì phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trên nhiều
phương diện như: Đổi mới chương trình, đảm bảo nội dung thiết thực, xây dựng đội
ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Một trong những giải pháp đó là tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học mới để phát huy
tính chủ động sáng tạo của người học.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại là những
phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có
nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu
bằng việc cải tiến để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của chúng. Hiện nay
nhiều phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng đã thu được hiệu quả nhất
định trong quá trình dạy học như phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn
đề, trực quan… nhưng không một phương pháp nào là toàn năng phù hợp với mọi
mục tiêu và nội dung dạy học. Ngược lại, mỗi phương pháp đều có những ưu và
nhược điểm riêng của nó. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp là phương
hướng quan trọng để phát huy tính tích cực của người học và cũng là để nâng cao
chất lượng dạy học. Do đó việc nghiên cứu lý luận về vấn đề kết hợp các phương
pháp dạy học không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với cán bộ quản lí mà còn có giá trị
thực tiễn to lớn đối với đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy.
Môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là môn học trong chương trình đào tạo của các Trường Chính trị tỉnh, với mục đích
2
là trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, tư duy kinh tế; kiến thức cơ bản
về chính trị - xã hội. Những tri thức này là kiến thức tổng hợp, khái quát, trừu tượng
cho nên khi sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học sẽ có hiệu quả cao hơn
so với các phương pháp khác. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế
nhất định nên việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình dạy học,
chưa phát huy được tính độc lập, tích cực sáng tạo của người học. Do vậy kết quả
học chưa cao.
Để góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng dạy học nói chung, bộ môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, cả giáo viên và học viên đều phải đổi mới cách dạy
và cách học. Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề,
phương pháp đàm thoại là một trong những hướng tiếp cận quan trọng của việc đổi
mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay.
Thực tế trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được
quan tâm và triển khai ở khoa LLMLN -TTHCM Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
Nhiều giáo viên đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp
với nội dung môn học, cũng như được nhà trường tạo điều kiện đi tập huấn về đổi
mới phương pháp dạy học do Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Những
vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn
chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp thuyết
trình trong dạy học môn Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên” nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giảng viên, phát huy tính tích cực học tập của học viên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp thuyết trình
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Những vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài chỉ ra được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp thuyết trình
trên cơ sở kết hợp với một số phương pháp khác trong dạy học môn Những vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.