Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THU HIỀN
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH
DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
VINH, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ THU HIỀN
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH
DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý
Mã số: 62.14.10.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN QUANG LẠC
2. PGS.TS MAI VĂN TRINH
VINH, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Lê Thị Thu Hiền
BẢNG CHÖ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CĐ Cao đẳng
CNTT Công nghệ thông tin
DBĐHDT Dự bị đại học dân tộc
DH Dạy học
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐH Đại học
ĐG Đánh giá
ĐC Đối chứng
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
KQHT Kết quả học tập
KT Kiểm tra
KT-ĐG Kiểm tra - đánh giá
THPT Trung học phổ thông
TL Tự luận
TNKQ Trắc nghiệm khách quan
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 4
7. Những đóng góp của luận án 4
8. Cấu trúc của luận án 5
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh
sự bị đại học dân tộc 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu 6
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh 13
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2.2. Vai trò của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong quá trình dạy học 18
1.2.3. Nội dung, loại hình, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh 20
1.3 . Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh
dự bị đại học dân tộc 29
1.3.1. Đặc điểm học sinh dự bị đại học dân tộc 29
1.3.2. Đặc điểm dạy học Vật lí cho học sinh dự bị đại học dân tộc 31
1.3.3. Nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí cho
học sinh dự bị đại học dân tộc 36
1.4. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh
dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 37
1.4.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ kiểm tra -
đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học
dân tộc 37
1.4.2. Tổng quan một số phần mềm kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập hiện nay 39
1.4.3. Yêu cầu đối với phần mềm hỗ trợ kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 40
1.5. Thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí
của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin 42
1.5.1. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường
dự bị đại học dân tộc 42
1.5.2. Thực trạng về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo
viên và học sinh dự bị đại học dân tộc 43
1.5.3. Thực trạng về hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin 45
1.6. Các yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 46
Kết luận chương 1 50
Chƣơng 2. Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra -
đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại
học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 52
2.1. Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh
dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. 52
2.2 Đề xuất một số biện pháp và vận dụng vào đổi mới hoạt
động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của
học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin 53
2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân
tộc 53
2.2.2 Biện pháp 2: Điều chỉnh chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí
của Trung học phổ thông phù hợp với dự bị đại học dân tộc để
xác định nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật
lí của học sinh dự bị đại học dân tộc theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng 60
2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan
với câu hỏi tự luận trong kiểm tra kết quả học tập môn Vật lí
của học sinh dự bị đại học dân tộc 68
2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra - đánh giá kết quả thực hành
thí nghiệm Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc 82
2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng tổ chức hoạt động tự kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân
tộc
90
2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng các thông tin phản hồi từ kết quả bài
kiểm tra môn Vật lí của học sinh để điều chỉnh câu hỏi, đề kiểm
tra và phương pháp dạy học 96
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra
- đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh dự bị
đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 100
Kết luận chương 2 101
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 103
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 103
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 103
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 103
3.4. Trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho giáo viên và học
sinh 106
3.5. Tiến trình và kết quả thực nghiệm sư phạm 108
Kết luận chương 3 132
KẾT LUẬN 134
Danh mục các công trình có liên quan đến luận án 137
Tài liệu tham khảo 139
Phụ lục 1 P1
Phụ lục 2 P4
Phụ lục 3 P5
Phụ lục 4 P8
Phụ lục 5 P17
Phụ lục 6 P24
Phụ lục 7 P27
Phụ lục 8 P30
Phụ lục 9 P33
Phụ lục 10 P50
Phụ lục 11 P56
Phụ lục 12 P61
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông đã nêu: "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo
khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước." [67]
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đổi mới phương pháp dạy và
học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng
thực hành, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện
nghiêm minh chế độ thi cử" [5].
Việc đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ
với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học; đổi mới phương tiện dạy học; đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các
nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học trên lớp và ngoại khóa; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng. Đổi mới phương
pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của HS.
Kiểm tra - đánh giá KQHT của HS ở các môn học thực chất là KT-ĐG
kết quả quá trình dạy học dựa trên cơ sở KT-ĐG thường xuyên, liên tục ở tất
cả các hình thức dạy học, với nhiều cách đánh giá, như kiểm tra nói hoặc viết,
tiến hành bài tập thực hành, quan sát, lập hồ sơ học tập. Thực tế dạy học cho
thấy, cách dạy của GV và cách học của HS bị chi phối bởi quan niệm "kiểm
tra gì học nấy" kể cả việc ra đề KT. Vì vậy, trong đổi mới giáo dục hiện nay,
khi tiến hành đổi mới KT có ý nghĩa cấp thiết và là biện pháp quan trọng. Đổi
mới KT-ĐG KQHT của HS qua đổi mới nội dung, hình thức, xây dựng các bộ
công cụ ĐG, phối hợp kiểu ĐG truyền thống bằng hình thức KT tự luận kết
2
hợp với TNKQ đảm bảo ĐG khách quan, trung thực mức độ đạt được mục
tiêu giáo dục của từng HS.
Trường DBĐHDT thuộc hệ thống các trường ĐH có nhiệm vụ tạo
nguồn đào tạo cán bộ người DTTS cho vùng miền núi. Việc nâng cao chất
lượng học tập cho HS các DTTS trong thời gian học DBĐHDT nhằm cung
cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ người DTTS có năng lực và phẩm chất đáp ứng
những nhiệm vụ mới là trách nhiệm của toàn ngành nói chung và của các
trường DBĐHDT nói riêng. Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các trường DBĐHDT đã quan tâm tới việc
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG kết quả học tập của HS,
tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới KT-ĐG KQHT hiện nay.
Hiện nay, CNTT mang lại nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội.
CNTT đã cải biến chất lượng giáo dục một cách có hiệu quả, góp phần đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học: Ngay từ khi ra đời, máy tính điện tử
đã đóng góp vai trò quyết định trong việc chuyển từ mô hình dạy học truyền
thống sang mô hình dạy học hiện đại. GV không còn đóng vai trò là nguồn
thông tin duy nhất của quá trình dạy học. Thay vào đó, GV đóng vai trò là
người tổ chức, người cùng học, người tư vấn. CNTT có thể tạo ra môi trường
dạy học mới và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. CNTT có vai trò
quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và KT-ĐG KQHT của
HS. Sự hỗ trợ của máy vi tính, mạng máy tính và các phần mềm KT-ĐG giúp
cho hoạt động KT-ĐG đảm bảo tính khách quan, công bằng và phản hồi
nhanh kết quả về quá trình dạy học, đồng thời thúc đẩy quá trình tự học của
HS tốt hơn. Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu đổi mới hoạt động
KT-ĐG kết quả học tập của HS, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
ứng dụng CNTT vào đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS
DBĐHDT.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Đổi
mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh
dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin".
2. Mục đích nghiên cứu
3
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn KT-ĐG KQHT của HS để đề xuất
một số biện pháp khả thi nhằm đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập
môn Vật lí của học sinh DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT nhằm nâng cao
lượng dạy học ở trường DBĐHDT.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ
của CNTT tại 04 trường DBĐHDT (Việt Trì, Sầm Sơn, Nha Trang, Thành
phố Hồ Chí Minh).
Phạm vi nghiên cứu gồm 6 phần kiến thức ở học kỳ 2 trong tổng 14
phần kiến thức thuộc chương trình môn Vật lí ở trường DBĐHDT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT
môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT và áp dụng các biện
pháp này một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở
Trường DBĐHDT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KT-ĐG KQHT của HS: Vai trò của
KT-ĐG trong quá trình dạy học; nội dung, loại hình KT-ĐG KQHT của HS;
Vai trò vị trí và sự phát triển của công cụ hỗ trợ KT-ĐG KQHT của HS; việc
sử dụng CNTT trong KT-ĐG KQHT môn vật lý; các yêu cầu sử dụng phần
mềm hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
5.2. Điều tra thực trạng KT-ĐG KQHT môn vật lý của HS DBĐHDT
với sự hỗ trợ của CNTT: Nội dung, hình thức và các phương tiện hỗ trợ hoạt
động KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
5.3. Xây dựng và sử dụng các công cụ CNTT: Tìm hiểu những xu hướng
ứng dụng CNTT trong dạy học và KT-ĐG; các sản phẩm khoa học công nghệ
hỗ trợ KT-ĐG KQHT của HS hiện nay để xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ
KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
4
5.4. Đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS
DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT: Nghiên cứu vận dụng cơ sở lí luận và
thực tiễn KT-ĐG KQHT của HS và các khả năng hỗ trợ của phần mềm PTES
đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS
DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT
5.5. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở các trường
DBĐHDT để ĐG tính khả thi của các biện pháp đổi mới KT-ĐG KQHT của
HS đã đề xuất, những khả năng và hiệu quả hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí
ở trường DBĐHDT của phần mềm PTES,
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ
thống hoá những cơ sở lý luận của việc KT-ĐG KQHT của HS và xác định
các biện pháp đổi mới KT-ĐG KQHT của HS với sự hỗ trợ của CNTT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra cơ bản về thực trạng
KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT, từ đó
xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc đổi mới KT-ĐG KQHT môn
Vật lí của HS DBĐHDT.
6.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Phát phiếu điều tra (với HS,
GV, các chuyên gia) và KT-ĐG chất lượng học tập của HS để lấy số liệu
nghiên cứu.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm 2 vòng
nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ
thực nghiệm.
7. Những đóng góp của luận án
7.1. Về lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KT- ĐG KQHT môn Vật lí của
HS DBĐHDT. Khẳng định vai trò quan trọng của đổi mới hoạt động KT- ĐG
KQHT đối với dạy học Vật lý hiện nay.
- Đề xuất các yêu cầu đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS và yêu
cầu đối với phần mềm hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.
5
7.2. Về thực tiễn
- Xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí cho HS
DBĐHDT. Xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ và TL môn Vật lí phục
vụ KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động KT- ĐG KQHT môn Vật lí của
HS DBĐHDT hiện nay.
- Đề xuất và vận dụng 06 biện pháp vào đổi mới hoạt động KT-ĐG
KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh
giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc.
Chương 2. Một số biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Luận án có sử dụng 123 tài liệu tham khảo, trong đó có 97 tài liệu tiếng
Việt, 22 tài liệu tiếng Anh và một số địa chỉ website trên mạng internet. Phần
phụ lục của luận án có 61 trang.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của KT và ĐG năng lực nhận
thức của HS, nhà giáo dục học J.A.Comenxki (1592 - 1670) người Séc đã coi
việc KT-ĐG tri thức HS như một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả quá trình
dạy học. Đặc biệt I.B Bazelov đề xuất một hệ thống ĐG tri thức trong trường
học và chia hệ thống ĐG làm 12 bậc và vận dụng vào thực tiễn dạy học, ông
cho rằng có 3 bậc phù hợp với trình độ nhận thức của HS phổ thông: tốt -
trung bình - kém. Hệ ĐG này áp dụng ở một số nước, trong đó có Nga (dẫn
theo [8]).
Để KT-ĐG đúng kết quả học tập của HS, vào thế kỉ XIX, các nhà giáo
dục Mĩ, Anh đã nêu một phương pháp ĐG mới bằng TNKQ bên cạnh phương
pháp TL truyền thống thông qua bộ thang đo năng lực nhận thức và quy trình
ĐG. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là O.W.Caldwell và S.A.Courtis, năm
1845 các ông đề xướng kế hoạch sử dụng hình thức KT và thi theo tinh thần
bảo đảm độ tin cậy và tính khách quan bằng trắc nghiệm. Fisher người Anh
năm 1864 đã phát triển các trắc nghiệm dưới dạng bộ thang đo để ĐG thành
tích và chất lượng học tập các môn Chính tả, Số học, Tập đọc và Ngữ pháp
[102]. Năm 1894, Rice - nhà bác học Mĩ đề xuất quy trình ĐG theo tinh thần
đổi mới mở đầu cho việc ĐG, đo lường có hệ thống trong giáo dục.
Từ những năm 50 cho đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các công trình
nghiên cứu ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như
làm sáng tỏ chức năng KT-ĐG tri thức HS đối với việc góp phần phát huy tính
tích cực, tự lực, độc lập, hứng thú của HS trong hoạt động học tập; tìm ra các
hình thức ĐG tri thức thích hợp với từng loại đối tượng HS, từng môn học,
việc này được thể hiện rất rõ trong công trình nghiên cứu của V.M.Palonxki
7
với công trình "Những vấn đề dạy học của việc đánh giá tri thức"; F.I.
Pêrôvxki với công trình "Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm tra tri thức";
X.V.Uxôva với "Con đường hoàn thiện của việc kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ
năng" tiếp tục nghiên cứu và khẳng định vai trò của KT-ĐG đối với việc củng
cố, hoàn thiện tri thức của HS. [59], [60], [95]
Nghiên cứu vấn đề KT-ĐG dưới góc độ phương tiện điều khiển quá
trình dạy học, N.V Savin đã nêu: "Kiểm tra là một phương tiện quan trọng
không chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức một cách
vững chắc hơn" [70]. Ông cho rằng, ĐG có thể trở thành một phương tiện quan
trọng để điều khiển việc học tập của HS, đẩy mạnh phát triển giáo dục HS. Đánh
giá được thực hiện trên cơ sở KT và ĐG theo hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5),
Tốt (điểm 4), Trung bình (điểm 3), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1). Từ đó, V.N.
Savin khẳng định KT và ĐG là hai hoạt động khác nhau, nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. KT không chỉ giúp HS nắm tri thức mà còn nắm kĩ năng, kĩ
xảo. T.A.Ilina cũng cho rằng:"Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo là rất
quan trọng và là thành phần cấu tạo cần thiết của quá trình dạy học"[34, tr.19].
Đồng thời, tác giả còn nhấn mạnh chức năng quan trọng của KT, ĐG, coi nó như
là một phương tiện để nâng cao chất lượng dạy học "Việc đánh giá là một
phương tiện kích thích mạnh mẽ và có một ý nghĩa giáo dục rất lớn trong điều
kiện nếu như nó được giáo viên sử dụng đúng đắn"[34, tr.150].
Những năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về KT-ĐG và đo lường trên thế
giới đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Có thể nói, hầu hết các tác giả tiêu
biểu như Hughes, Ducan Harris, A.J. Nitko,…đã tập trung nghiên cứu và làm
sáng tỏ định nghĩa, chức năng, vai trò của KT-ĐG đối với việc phát triển tri
thức, năng lực, đặc biệt là tính tích cực, tự giác của HS, giúp các em tự tin
hơn trong học tập và tự ĐG kết quả học tập của mình [98], [106], [111].
Đề cập đến việc đổi mới các hình thức, phương pháp ĐG, tài liệu "Why
we need better assessment. Educational Leadership" [117], "Definitions and
Assessment Methods for Critical Thinking, Problem Solving and Writing" [118]
đã phân tích sâu hơn các ưu điểm của kĩ năng ĐG qua bài luận, giúp HS rèn