Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục, giáo hóa của nho giáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thăng Văn Liêm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 177 - 180
177
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC,
GIÁO HÓA CỦA NHO GIÁO
Thăng Văn Liêm*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nho giáo là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ, trung đại. Vấn đề con
người và đào tạo con người được các nhà Nho đề cao, xem trọng. Tuy nhiên, do là hệ tư tưởng của
giai cấp địa chủ phong kiến nên các quan điểm của Nho giáo cũng vẫn còn những hạn chế nhất
định. Song, ở khía cạnh về giáo dục Nho giáo lại có những đóng góp tích cực. Trong quan niệm về
đối tượng giáo dục, giáo hóa các nhà Nho đã có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau để từ đó đề
xuất các biện pháp giáo dục, giáo hóa con người nhằm đưa xã hội Trung Quốc bấy giờ thoát khỏi
cảnh loạn lạc, trở nên trật tự, ổn định, phát triển.
Từ khoá: Nho giáo, giáo dục, giáo hoá, con người, Khổng Tử
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nho giáo (Nho gia) do Khổng Tử sáng lập ra,
là một trong những trường phái triết học lớn
của Trung Hoa cổ đại. Nó ra đời vào thời kỳ
quá độ từ chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong
kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm
hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ
đại là những vấn đề thuộc đời sống chính trị -
đạo đức của xã hội. Để trị nước và ổn định
trật tự xã hội, Nho giáo đã đưa ra rất nhiều
các thuyết khác nhau như: nhân trị, đức trị, lễ
trị… Trong đó, vấn đề về giáo dục được Nho
giáo đề cao và coi trọng. Tư tưởng về giáo
dục được các nhà Nho đề cập đến như là một
thành tố trong hệ thống những tư tưởng khác
của Nho giáo. Giáo dục không chỉ là một
thành tố mà còn gắn chặt với tư tưởng chính
trị - xã hội, tư tưởng đạo đức, với đường lối
Đức trị (hay Nhân trị, Lễ trị). Nho giáo coi giáo
hóa con người là phương tiện, biện pháp hiệu
quả nhất để đào tạo con người, hoàn thiện con
người đi đến ổn định, phát triển xã hội.
CƠ SỞ ĐỂ NHO GIÁO ĐỀ RA ĐƯỜNG
LỐI GIÁO DỤC, GIÁO HÓA
Nho giáo xuất hiện vào thời Xuân Thu –
Chiến quốc, loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên
miên. Sự tranh giành về quyền lực, địa vị xã
hội đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào sự
hỗn loạn. Khổng Tử nói rằng đó là thời kỳ
* Tel: 0912 797737
“quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử
bất tử” (vua không phải đạo vua, tôi không
phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con
không phải đạo con) [2, tr.483]. Những cuộc
chiến tranh đều nhằm mục đích tranh bá,
tranh vương. Mạnh Tử nói rằng: “đánh nhau
giành đất, giết người thây chất đầy đồng,
đánh nhau giành thành, giết người thây chất
đầy thành”[4, tr.26-27]. Sinh ra và lớn lên
trong thời loạn lạc, Khổng Tử nhận thấy rằng
xã hội bất ổn, có chiến tranh là do con người
“vô đạo” (không có đạo đức), do đó, theo
ông, cần phải đưa con người trở về “hữu
đạo” (có đạo đức) bằng cách “giáo hóa” (giáo
dục). Chính vì thế, Khổng Tử đã rất coi trọng
vấn đề giáo dục. Theo ông mọi người đều cần
được giáo dục; nội dung của giáo dục là đạo
đức và nhân cách để làm hoàn thiện con
người; để đưa xã hội vào một vòng trật tự
nhất định, thịnh vượng, thái bình. Điều này
cho thấy, Nho giáo nói riêng và nhiều trường
phái triết học Trung Hoa thời bấy giờ đã luôn
xem trọng vấn đề giáo dục, giáo hóa con
người, coi đó như một cách thức, biện pháp
góp phần vào sự ổn định xã hội, làm cho xã
hội trở lên tốt đẹp hơn.
Như vậy, cơ sở cũng như xuất phát điểm để
các nhà Nho đề xuất ra đường lối giáo dục,
coi trọng nó chính bắt nguồn từ yêu cầu và lợi
ích của giai cấp địa chủ phong kiến Trung
Quốc trước một thực trạng xã hội hết sức rối