Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ MINH THẢO
ĐỐI CHIẾU TÊN RIÊNG NỮ GIỚI NGƢỜI ANH
VÀ NGƢỜI VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ MINH THẢO
ĐỐI CHIẾU TÊN RIÊNG NỮ GIỚI NGƢỜI ANH
VÀ NGƢỜI VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Quang Thiêm
2. PGS. TS. Hồ Ngọc Trung
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tƣ
liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả
chƣa đƣợc ai công bố.
Tác giả luận án
Lê Thị Minh Thảo
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên Bảng Trang
Bảng 2.1. Chính tố trong tên nữ giới ngƣời Anh 41
Bảng 2.2. Tiền tố trong tên nữ giới ngƣời Anh 42
Bảng 2.3. Hậu tố trong tên nữ giới ngƣời Anh 42
Bảng 2.4. Mô hình tổ hợp định danh nữ giới ngƣời Anh 46
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên cá nhân nữ
giới ngƣời Anh theo hình thức cấu tạo
48
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên đệm nữ giới
ngƣời Anh theo hình thức cấu tạo
51
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên họ nữ giới
ngƣời Anh theo hình thức cấu tạo
55
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên nữ giới ngƣời
Anh theo thành tố cấu tạo
66
Bảng 2.9. Mô hình tên ngƣời Việt của Trần Ngọc Thêm 67
Bảng 2.10. Mô hình cấu trúc chính danh nữ giới ngƣời Việt 67
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên cá nhân nữ
giới ngƣời Việt theo mô hình cấu tạo
71
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên đệm nữ giới
ngƣời Việt theo mô hình cấu tạo
73
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp phân bổ số lƣợng tên nữ giới
ngƣời Việt theo thành tố cấu tạo
86
Bảng 3.1. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các con vật đẹp
và đáng yêu
97
Bảng 3.2. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến các loài cây, hoa 99
Bảng 3.3. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến hiện tƣợng tự
nhiên
98
Bảng 3.4. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến màu sắc 99
Bảa.ng 3.5. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến vật có giá trị 99
Bảb.ng 3.6. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến Kinh thánh 101
Bảng 3.7. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến nhân vật trong
tác phẩm nghệ thuật
102
Bảng 3.8. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tên họ có sẵn 103
Bảng 3.9. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến tƣớc hiệu 103
Bảng 3.10. Tên cá nhân nữ giới liên quan đến con số 104
Bảng 3.11. Tên họ liên quan đến tên gọi nghề nghiệp 108
Bảng 3.12. Tên họ liên quan đến tên địa danh 110
Bảng 3.13. Tên họ liên quan đến đặc điểm địa danh 110
Bảng 3.14. Tên họ đƣợc hình thành từ tên cá nhân của cha
thêm “s”
111
Bảng 3.15. Tên họ đƣợc hình thành từ tên cá nhân của cha
thêm “son”
112
Bảng 3.16. Tên họ đƣợc hình thành từ tên cá nhân của cha 112
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo tổ hợp định danh nữ giới
ngƣời Anh và ngƣời Việt
39
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. R Căn tố
2. S Hậu tố
3. P Tiền tố
4. T Thành tố
5. Tr. Trang
6. Nxb Nhà xuất bản
7. A Tên cá nhân
8. B Tên đệm
9. C Tên họ
MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................1
3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu........................................................2
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu................................................3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án...............................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................4
7. Bố cục của luận án.................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên người Anh.....................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tên người Việt ...................................................11
1.2. Cơ sở lí thuyết...............................................................................................18
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về tên riêng.......................................................18
1.2.2. Vấn đề giới trong ngôn ngữ học............................................................28
1.2.3. Nghiên cứu đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt......34
Tiểu kết chƣơng 1...............................................................................................37
CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TÊN NỮ GIỚI NGƢỜI
ANH .VÀ NGƢỜI VIỆT ........................................................................................39
2.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................39
2.2. Cơ sở phân tích đặc điểm cấu tạo tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt 40
2.2.1. Một số lí luận về hình vị ........................................................................40
2.2.2. Cơ sở phân tích các thành phần cấu tạo trong tên nữ giới người Anh
và người Việt ....................................................................................................44
Đặc điểm cấu tạo tên nữ giới ngƣời Anh .................................................45
2.3.1. Mô hình chung tên nữ giới người Anh.................................................45
2.3.2. Các thành phần cấu tạo tên nữ giới người Anh...................................46
2.3.3. Các mô hình cấu tạo tên nữ giới người Anh ........................................56
2.4. Đặc điểm cấu tạo tên nữ giới ngƣời Việt....................................................66
2.4.1. Mô hình chung tên nữ giới người Việt .................................................66
2.4.2. Các thành phần cấu tạo tên nữ giới người Việt ...................................67
2.4.3. Các mô hình cấu tạo tên nữ giới người Việt ........................................77
2.5. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về cấu tạo trong tên nữ giới ngƣời
Anh và ngƣời Việt ...............................................................................................85
2.5.1. Những nét tương đồng về cấu tạo trong tên nữ giới người Anh và
người Việt .........................................................................................................86
2.5.2. Những khác biệt về cấu tạo trong tên nữ giới người Anh và người Việt
...........................................................................................................................87
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................93
CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ VĂN HÓA - XÃ
HỘI PHẢN ÁNH QUA TÊN NỮ GIỚI NGƢỜI ANH VÀ NGƢỜI VIỆT.......95
3.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................95
3.2. Đặc điểm nghĩa của tên nữ giới ngƣời Anh ...............................................96
3.2.1. Đặc điểm nghĩa của tên cá nhân nữ giới người Anh...........................96
3.2.2. Đặc điểm nghĩa của tên đệm nữ giới người Anh ...............................104
3.2.3. Đặc điểm nghĩa của tên họ nữ giới người Anh ..................................105
3.3. Đặc điểm nghĩa của tên nữ giới ngƣời Việt..............................................112
3.3.1. Đặc điểm nghĩa của tên cá nhân nữ giới người Việt .........................112
3.3.2. Đặc điểm nghĩa của tên đệm nữ giới người Việt................................119
3.3.3. Đặc điểm nghĩa của tên họ nữ giới người Việt ..................................122
3.4. Những nét tƣơng đồng và khác biệt về nghĩa và văn hóa - xã hội đƣợc
phản ánh qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt ......................................123
3.4.1. Những nét tương đồng về nghĩa và văn hóa - xã hội phản ánh qua tên
nữ giới người Anh và người Việt ..................................................................123
3.4.2. Những khác biệt về nghĩa và văn hóa - xã hội phản ánh qua tên nữ
giới người Anh và người Việt........................................................................125
Tiểu kết chƣơng 3..............................................................................................145
KẾT LUẬN............................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN......................................................151
1
MỞ ĐẦU
1. 1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong mỗi cộng đồng, mỗi ngôn ngữ khác nhau, tên ngƣời (nhân danh)
không chỉ đơn thuần là những kí hiệu dùng để định danh mà còn chứa đựng
những dấu ấn về lịch sử, xã hội và truyền thống văn hoá đặc trƣng cho mỗi
cộng đồng dân tộc đó. Tên nữ giới ngƣời Anh và Việt cũng vậy, vừa mang đặc
trƣng của ngôn ngữ, vừa là ánh xạ phản chiếu đặc điểm văn hoá - xã hội. Do
đó, thông qua việc nghiên cứu tên nữ giới, chúng tôi có thể tìm hiểu đƣợc
những đặc trƣng về ngôn ngữ và văn hóa – xã hội thể hiện qua tên nữ giới ở
mỗi quốc gia.
1.2. Tên ngƣời nói chung và tên nữ giới nói riêng chiếm một vị trí rất quan
trọng trong hệ thống tên riêng. Trong mỗi ngôn ngữ, tên nữ giới có những đặc
điểm riêng. Xét về số lƣợng, nữ giới là lực lƣợng chiếm phân nửa dân số nhân
loại. Điều đó cũng có nghĩa là số lƣợng tên nữ giới chiếm phân nửa số lƣợng
tên ngƣời trên thế giới. Với số lƣợng rất lớn nhƣ vậy, đây chính là một nguồn
ngữ liệu hết sức phong phú để tìm hiểu và phân tích. Hơn nữa, việc nghiên
cứu tên nữ giới góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu trong
ngôn ngữ học xã hội về giới cũng nhƣ trong ngôn ngữ và văn hoá - xã hội nói
chung.
1.3. Theo nguồn tƣ liệu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc, hiện vẫn còn thiếu
vắng những công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu về tên ngƣời Anh và
ngƣời Việt nói chung và đặc biệt là tên nữ giới nói riêng.
Từ những lí do nêu trên, để giúp ngƣời Anh và ngƣời Việt, đặc biệt là
ngƣời học và nghiên cứu về hai ngôn ngữ này hiểu đƣợc những đặc điểm
ngôn ngữ, văn hoá, xã hội hàm chứa trong tên nữ giới, chúng tôi chọn vấn đề
“Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát và đối chiếu tên riêng (chính danh) nữ giới ngƣời
Anh và ngƣời Việt, mục đích của luận án là góp phần hệ thống những lí luận
2
về tên riêng nói chung, tên nữ giới nói riêng và làm rõ những điểm tƣơng
đồng và dị biệt về cấu tạo, ý nghĩa và văn hóa - xã hội đƣợc phản ánh qua tên
nữ giới ở hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nhƣ trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lí thuyết cho toàn bộ nghiên cứu thông qua
điểm luận một số vấn đề lí thuyết quan trọng về danh xƣng học, tên riêng, tên
ngƣời nói chung và tên nữ giới nói riêng và lí thuyết về so sánh đối chiếu.
- Miêu tả, phân tích các đặc điểm cấu tạo tên riêng nữ giới ngƣời Anh và
ngƣời Việt. Từ đó, phân tích đối chiếu để tìm ra những nét tƣơng đồng và dị
biệt về cấu tạo trong tên riêng nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt.
- Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa trong tên riêng nữ giới ngƣời Anh
và ngƣời Việt. Từ đó, phân tích đối chiếu để tìm ra những tƣơng đồng và dị
biệt về nghĩa, cũng nhƣ về văn hóa – xã hội phản ánh qua tên riêng nữ giới
ngƣời Anh và ngƣời Việt.
2. 3. Đối tƣợng và phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tên chính danh của nữ giới ngƣời
Anh và ngƣời Việt, trong đó bao gồm cả phần tên họ, tên đệm và tên cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở việc phân tích tên (chính
danh) của nữ giới ngƣời Anh tại Anh (England) mà không phải tên nữ giới
ngƣời Anh trên toàn Liên hiệp Vƣơng quốc Anh và Bắc Ireland. Đối với tên
nữ giới ngƣời Việt, luận án cũng chỉ giới hạn phân tích tên của nữ giới ngƣời
Kinh tại Việt Nam.
Cách tiếp cận vấn để nghiên cứu của luận án cơ bản là nghiên cứu so sánh
đối chiếu đồng đại, để tìm ra sự giống và khác nhau giữa các bình diện đƣợc
đƣa vào đối chiếu. Do đó, dù nguồn ngữ liệu để phân tích của luận án là nguồn
ngữ liệu hiện đại (từ năm 1975 đến nay) nhƣng, luận án vẫn đƣa ra các hiện
tƣợng về tên riêng trong lịch sử để có cơ sở phân tích và đƣa ra đƣợc cái nhìn
tổng thể về tên nữ giới ngƣời Anh và Việt. Chúng tôi chọn phạm vi này bởi lẽ
3
năm 1975 là một dấu mốc về sự phát triển kinh tế, xã hội ở cả Anh và Việt
Nam.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Nguồn ngữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích trong luận án đƣợc chúng
tôi thu thập từ danh sách 12.879 tên nữ học viên, sinh viên ngƣời Anh của hai
trƣờng đại học ở Anh là Đại học Miền Tây (University of the West of
England) và Đại học Cranfied (Cranfied University). Nhờ có mối quan hệ hợp
tác quốc tế giữa Viện Đại học Mở Hà Nội, cũng nhƣ sự giúp đỡ của Hội lƣu
học sinh Việt Nam lại Anh nên chúng tôi mới có đƣợc danh sách tên sinh viên
ở 2 trƣờng nói trên. Đối với nguồn ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi đã thu thập
đƣợc danh sách 12.936 tên nữ học viên, sinh viên ngƣời Kinh của 3 trƣờng
đại học ở Việt Nam là Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Tây Đô Cần Thơ và
Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh. Lí do chúng tôi chọn 3 trƣờng
đại học này vì các trƣờng thuộc các khu vực Bắc, Trung, Nam của Việt Nam.
Nhƣ vậy, ngữ liệu thu thập đƣợc mang tính toàn diện về vùng miền của Việt
Nam. Đây là những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy do các trƣờng cung cấp.
3. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận án và thực hiện các nhiệm
vụ đã đặt ra, luận án áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra để tổng hợp nguồn ngữ liệu tên nữ học viên, sinh
viên tại các trƣờng đại học ở Anh và Việt Nam;
- Phương pháp miêu tả để miêu tả các đặc điểm về cấu tạo và đặc điểm
ngữ nghĩa của từng thành phần định danh (tên họ, tên đệm, tên cá nhân) trong
tổ hợp định danh nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt;
- Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt về
cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa - xã hội đƣợc phản ánh qua tên nữ giới ngƣời
Anh và ngƣời Việt;
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc tận dụng để thấy đƣợc mối
liên hệ giữa đặc trƣng ngôn ngữ với các thuộc tính văn hóa - xã hội đƣợc phản
ánh.
4
Ngoài ra, để thực hiện luận án một cách khoa học và chính xác luận án
còn áp dụng thủ pháp thống kê định lƣợng, kết hợp với phân tích định tính,
mô hình hóa, lập bảng biểu để đƣa ra kết quả phân tích nghiên cứu.
4. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Chúng tôi hi vọng luận án này sẽ giúp cho những ngƣời làm công tác
nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về đặc điểm ngôn ngữ thể hiện ở tên chính
danh nữ giới ngƣời Anh và nữ giới ngƣời Việt cùng với những nét văn hoá -
xã hội hàm chứa trong đó. Đồng thời, luận án cũng sẽ giúp cho những ngƣời
làm công tác biên - phiên dịch, giảng viên và sinh viên học tiếng Anh đƣợc
mở rộng hiểu biết hơn về vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn nhƣ
sau:
Về lý luận, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ
những đặc trƣng của nhân danh học nữ giới cả về mặt ngôn ngữ lẫn văn hoá -
xã hội.
Về thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất
định cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ, công tác dạy và học ngôn ngữ và văn
hoá Anh, Việt của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên của các viện nghiên
cứu, các trƣờng đại học và những ngƣời yêu thích ngôn ngữ văn hoá Anh,
Việt.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và trích dẫn, nội
dung chính của luận án đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của
luận án
CHƢƠNG 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo tên nữ giới ngƣời Anh và
ngƣời Việt
CHƢƠNG 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và văn hóa - xã hội phản
ánh qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
CỦA LUẬN ÁN
Ở chƣơng này, luận án tập trung vào việc tổng quan tình hình nghiên
cứu tên ngƣời Anh, tên ngƣời Việt nói chung và tên nữ giới ngƣời Anh, tên
nữ giới ngƣời Việt nói riêng. Chúng tôi cũng điểm luận một số vấn đề lí
thuyết quan trọng về tên riêng, tên ngƣời, tên nữ giới và một số vấn đề liên
quan đến so sánh đối chiếu tên nữ giới để làm tiền đề cho toàn bộ luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu tên người Anh
Ở Anh, chuyên ngành khoa học nghiên cứu về tên ngƣời (nhân danh
học) mới chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX, là một nhánh thuộc ngành
khoa học nghiên cứu về tên riêng (danh xƣng học). Tuy nhiên, nhân danh học
Anh đã phát triển một cách nhanh chóng và rộng rãi trên nhiều phƣơng diện
nhƣ lịch sử học, xã hội học, triết học, văn hóa học và ngôn ngữ học.
1.1.1.1. Lược sử nghiên cứu tên người Anh
Sự ra đời của Tạp chí Nomina – Tạp chí về danh xƣng học vào năm
1977 đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhân danh học ở Anh.
Tạp chí là nơi công bố các công trình nghiên cứu tiêu biểu đƣợc chọn lọc từ
các hội thảo khoa học thƣờng niên và hội thảo quốc tế về địa danh học và
nhân danh học của Anh với các tác giả nổi tiếng nhƣ: Carole Hough, Cecily
Clark, Patrick Hanks, Peter McClure, P.H. Reaney, R.M. Wison,… [203].
Mục lục tổng thể của 39 số đã phát hành từ năm 1977 đến nay cho thấy, các
công trình đƣợc công bố trên tạp chí đã khai thác chủ đề về tên ngƣời trên
nhiều bình diện, đặc biệt thiên về tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của tên họ
ngƣời Anh (surname/family name/last name) – một thành phần định danh
quan trọng trong cấu trúc tên ngƣời Anh (Tên cá nhân – Tên đệm – Tên họ).
Cũng thiên về tìm hiểu tên họ ngƣời Anh, có nhiều tác giả đã công bố
các công trình nổi bật và thu hút đƣợc giới nghiên cứu nhƣ Barber với cuốn
British Family Names, Ewen với cuốn A History of Surnames of British Isles
6
hay Reaney với Origin of English Surnames [97] [127] [180]. Đây là những
cuốn sách tiêu biểu cho hàng trăm công trình công bố về tên họ của ngƣời
Anh. Các cuốn sách này đề cập một cách khá chi tiết các đặc điểm về nguồn
gốc và lịch sử của tên họ ngƣời Anh. Các tên họ đƣợc liệt kê theo vần, kèm
theo giải thích về nguồn gốc và phân tích ý nghĩa của các tên họ đó.
Các công trình nghiên cứu về tên cá nhân ngƣời Anh (given name/first
name) có số lƣợng ít hơn và thƣờng đƣợc đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu chung về tên ngƣời Anh, điển hình nhƣ A Short History of English
Personal Names của McClure (2016). Trong cuốn sách này, tác giả đã giải
thích về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển và phân bố của tên ngƣời Anh
[165]. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu nguồn gốc phát sinh của rất nhiều
tên ngƣời Anh và đề cập khá nhiều đến thói quen đặt tên của ngƣời Anh.
Cuốn Curiosities of Puritan Nomenclature của Bardsley cũng gây nhiều chú ý
[99]. Nội dung cuốn sách này trình bày về cách đặt tên theo Kinh thánh và
nguồn gốc, ý nghĩa của các tên thánh hay dùng để đặt tên của ngƣời Anh.
Tuy nhiên, tên đệm (middle name) của ngƣời Anh lại là một mảng ít
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong số hàng trăm tài liệu chúng tôi
tham khảo cũng nhƣ xét trong danh mục công trình công bố của các nhà
nghiên cứu nổi tiếng về nhân danh học Anh, gần nhƣ không có sự xuất hiện
của các công trình nghiên cứu về tên đệm ngƣời Anh. Sự thiếu quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong mảng này cũng nhƣ việc không sử dụng tên đệm
(tên 2 thành phần: tên họ và tên cá nhân) hoặc sử dụng dƣới dạng viết tắt chữ
cái đầu tiên của tên đệm cho thấy tên đệm chỉ đƣợc coi là thành phần phụ
trong tên ngƣời Anh.
1.1.1.2. Các vấn đề nghiên cứu tên riêng người Anh
Qua tìm hiểu sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu tên riêng ngƣời Anh, luận án
rút ra một số vấn đề sau:
i. Khoa học về tên riêng (danh xưng học) ở Anh
- Thứ nhất, về định lượng
Theo các danh sách, tài liệu tham khảo mà luận án thu thập đƣợc thì số
lƣợng các bài báo, báo cáo khoa học, sách, tài liệu về tên riêng ở Anh rất