Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đối chiếu các phương thức chiếu vật trong truyện cười việt – anh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯƠNG NGỌC HÀ
ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG THỨC
CHIẾU VẬT
TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT - ANH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Trương Thị Diễm
Phản biện 1: TS. Bùi Trọng Ngoãn
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Xuân Hào
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại
Đại Học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 7 năm 2015.
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiếu vật là phương diện ngữ dụng đầu tiên của diễn ngôn.
“Những biểu thức chiếu vật là những cái neo mà phát ngôn thả vào
ngữ cảnh để móc nối nó với ngữ cảnh”. Hiện tượng chiếu vật là hiện
tượng ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi không chỉ trong đời sống
hàng ngày, mà còn được sử dụng khá nhiều trong các thể loại văn
học, trong đó có truyện cười.
Truyện cười được hình thành và phát triển cùng với quá trình
lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi tư duy phát triển, con người ý
thức được tầm quan trọng của truyện cười. Học ngoại ngữ thông qua
các truyện cười cũng có thể xem là một trong những phương thức
nhằm đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy ngoại ngữ.
Từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Đối chiếu các
phương thức chiếu vật trong truyện cười Việt – Anh” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện cười ra đời từ rất sớm do nhu cầu trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm của con người trong quá trình giao tiếp và phục
vụ nhu cầu giao tiếp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về
truyện cười dưới góc nhìn ngôn ngữ học còn chưa nhiều. Có thể
điểm qua một số công trình nghiên cứu về truyện cười như: “Tiếng
cười dân gian Việt Nam” của Trương Chính – Phong Châu. Công
trình “Các phương thức lạ hóa trong nghệ thuật biểu đạt truyện
cười” của tác giả Triều Nguyên. “Tiếng cười Việt Nam” của tác giả
Văn. “Những yếu tố văn hóa trong truyện cười hiện đại Pháp và Việt
Nam” của Trương Thị Kim Châu và Nguyễn Thị Hải. Bài báo khoa
học “Văn hóa ứng xử trong truyện cười Việt Nam và Nhật Bản” của
Lê Quỳnh Như trên tạp chí Văn học nghệ thuật, số 325, 2011. Tác
2
giả Nguyễn Hoàng Yến với bài báo “Hàm ý hội thoại trong các
truyện cười dân gian: Khoe của và Hai kiểu áo” trên tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống, số 3. Luận văn thạc sĩ của Trần Ngọc Châu về
“Truyện cười tiếng Việt nhìn từ lý thuyết hội thoại”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích nêu ra được những điểm giống nhau và khác
nhau của các phương thức chiếu vật giữa truyện cười tiếng Việt với
truyện cười tiếng Anh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số vấn đề lí luận liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của đề tài; Khảo sát, thống kê và phân loại các phương
thức chiếu vật trong truyện cười Việt – Anh; Tìm ra những điểm
giống nhau và khác nhau của các phương thức chiếu vật giữa truyện
cười Việt Nam với truyện cười tiếng Anh.
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát dữ liệu và thống kê; Phương pháp
phân tích; Phương pháp so sánh – đối chiếu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các phương thức chiếu
vật trong “101 truyện đặc sắc” của Đức Anh (Sưu tầm và tuyển
chọn), NXB Văn hóa – Thông tin, 2012 và “Stories for Reproduction
2” của L.A.Hill, NXB Oxford, 2009.
5. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về mặt lí luận, luận văn sẽ cụ thể hóa những lí thuyết về
chiếu vật và phương thức chiếu vật.
3
Về mặt thực tiễn, nếu thành công, luận văn sẽ là nguồn tư
liệu phục vụ trong lĩnh vực giảng dạy nghiên cứu, dịch thuật tiếng
Anh và tiếng Việt.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, phần Nội dung của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đối chiếu phương thức chiếu vật bằng tên riêng
trong truyện cười Việt – Anh
Chương 3: Đối chiếu phương thức chiếu vật bằng biểu thức
miêu tả trong truyện cười Việt – Anh
Chương 4: Đối chiếu phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất
trong truyện cười Việt – Anh
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ CHIẾU VẬT
1.1.1. Khái niệm chiếu vật
Theo G.Yule: “Tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả.
Con người mới làm ra cái việc quy chiếu đó. Thiết tưởng tốt hơn hết
là coi sự quy chiếu như là một hành động trong đó một người nói
hay người viết làm cho người nghe hay người đọc có thể nhận diện
ra nó”[33, tr.17].
1.1.2. Các phương thức chiếu vật
a. Phương thức dùng tên riêng
Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Chức năng cơ bản
của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được gọi
4
tên bằng tên riêng đó. Đây là phương thức chiếu vật rõ ràng nhất và
thường chỉ chiếu vật cho một cá thể.
b. Phương thức dùng biểu thức miêu tả
“Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung,
nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi
các sự vật khác cùng loại với chúng” [3, tr.67].
Dựa vào tính chất, biểu thức miêu tả có thể được chia thành
biểu thức miêu tả xác định và biểu thức miêu tả không xác định.
Dựa vào cấu tạo, chúng ta có thể chia các biểu thức miêu tả
thành các loại:
- Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm phần phụ trước và
danh từ trung tâm.
- Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm danh từ trung tâm và
phần phụ sau.
- Biểu thức miêu tả là cụm danh từ gồm phần phụ trước,
danh từ trung tâm và phần phụ sau.
c. Phương thức chỉ xuất
Theo G.Yule: “Sự chỉ xuất rõ ràng là một dạng của sự quy
chiếu liên quan chặt chẽ đến ngữ cảnh của người nói, với một sự
khác biệt cơ bản nhất giữa biểu thức chỉ xuất là ở “gần người nói”
đối lại với ở “xa người nói” [33, tr.9].
Ba phạm trù chỉ xuất trong ngôn ngữ là chỉ xuất nhân xưng
(ngôi), chỉ xuất không gian, thời gian và chỉ xuất trong diễn ngôn.
1.2. MỘT VÀI NÉT VỀ TRUYỆN CƯỜI VIỆT - ANH
Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng
cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm làm cho
người ta cười.
Truyện cười chia thành hai loại chính: Truyện cười kết chuỗi,
truyện cười không kết chuỗi
5
1.2.1. Các truyện cười tiếng Việt được chọn khảo sát ở
luận văn
“101 tuyện cười đặc sắc” do tác giả Đức Anh sưu tầm và
tuyển chọn được nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản vào
năm 2012. Tập truyện bao gồm 224 truyện cười với nhiều nội dung
khác nhau.
1.2.2. Các truyện cười tiếng Anh được chọn khảo sát ở
luận văn
“Stories for Reproduction 2” là đợt truyện thứ hai có nội
dung viết về truyện cười của Leslie A.Hill. “Stories for Reproduction
2” gồm 4 tập truyện được L.A.Hill chia theo 4 cấp độ: Introductory
(giới thiệu), Elementary (cơ bản), Intermediate (trung cấp) và
Advanced (nâng cao).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tất cả những vấn đề lí thuyết được tìm hiểu, trình bày và vận
dụng trong đề tài đều thống nhất với hệ thống quan niệm về chiếu vật
và các phương thức chiếu vật của tác giả Đỗ Hữu Châu. Đề tài “Đối
chiếu các phương thức chiếu vật trong truyện cười tiếng Việt và
tiếng Anh” được nghiên cứu dựa trên sự tổng hợp nhất quán tất cả
các bình diện lí thuyết trên.
6
CHƯƠNG 2
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT
BẰNG TÊN RIÊNG TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT – ANH
2.1. KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT BẰNG TÊN
RIÊNG TRONG TRUYỆN CƯỜI VIỆT – ANH
Bảng 2.1. Bảng thống kê tần số sử dụng phương thức chiếu vật bằng
tên riêng trong truyện cười tiếng Việt và tiếng Anh
Truyện
cười
Số truyện sử dụng
phương thức chiếu
vật bằng tên riêng
Tỉ lệ %
Số lượt sử dụng
phương thức chiếu
vật bằng tên riêng
Tiếng Việt 23/224 10,27 70
Tiếng
Anh
93/120 77,5 558
Bảng 2.2. Bảng thống kê lượt sử dụng phương thức chiếu vật bằng
tên riêng có yếu tố phụ và không có yếu tố phụ trong truyện cười
tiếng Việt và tiếng Anh
Truyện
cười
Phương thức chiếu vật
bằng tên riêng
Số lượt
xuất hiện
Tỉ lệ %
Có sử dụng các yếu tố phụ 14 20
Tiếng Việt Không sử dụng các yếu tố
phụ
56 80
Có sử dụng các yếu tố phụ 200 35,84
Tiếng Anh Không sử dụng các yếu tố
phụ
358 64,16
7
2.2. NHẬN XÉT CHUNG
Dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch khá lớn trong cách thức sử
dụng phương thức chiếu vật bằng tên riêng giữa truyện cười tiếng
Việt và truyện cười tiếng Anh.
Điều này có thể lý giải bằng đặc trưng văn hóa dân tộc.
Người Việt, với tính cộng đồng cao nên trong giao tiếp thường ít chú
trọng đến cái TÔI cá nhân nên người Việt có xu hướng không nhắc
nhiều đến tên riêng.
Thêm vào đó, việc coi trọng tính tôn ti trong giao tiếp xã hội
cũng đã khiến cho thói quen xưng và đặc biệt là hô bằng tên riêng là
điều không phổ biến trong cộng đồng Việt và đặc biệt là đối với
người xưa. Người Việt, thậm chí, kiêng nhắc đến tên riêng của ai đó;
không cho phép hô gọi người lớn tuổi hơn bằng tên riêng.
Ngược lại, trong tiếng Anh, do đề cao tính dân chủ trong
giao tiếp xã hội, đề cao cái TÔI cá nhân nên chiếu vật bằng tên riêng
khá phổ biến.
Phương thức chiếu vật bằng tên riêng được xem là phương
thức chiếu vật lí tưởng nhất. Chỉ cần nghe thấy tên riêng đó là người
nghe hay người đọc có thể đoán ra được đối tượng mà người nói,
người viết muốn hướng tới là ai, là cái gì.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu chỉ dùng mỗi tên
riêng thì người nghe hay người đọc dễ rơi vào tình trạng mơ hồ chiếu
vật. Vì vậy để tránh tình trạng mơ hồ này, người ta thường dùng các
yếu tố phụ đi kèm với tên riêng.
8
2.3. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA
PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT BẰNG TÊN RIÊNG GIỮA
TRUYỆN CƯỜI VIỆT – ANH
2.3.1. Những điểm tương đồng
Ở cả 2 ngôn ngữ, biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ
đều được sử dụng nhiều hơn so với biểu thức tên riêng có cấu tạo là
từ.
Biểu thức tên riêng có cấu tạo là từ chính là tên của các đối
tượng được nhắc đến. Các tên riêng được sử dụng trong biểu thức có
thể là 1 từ đơn hình vị, cũng có thể là 1 từ đa hình vị.
Biểu thức tên riêng cũng có thể là từ chỉ chức vụ của đối
tượng và được sử dụng để chiếu vật đến đối tượng đó.
Biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ mà chúng tôi khảo
sát trong truyện cười tiếng Việt và tiếng Anh được phân làm 2 loại:
thành tố phụ trước + tên riêng và tên riêng + thành tố phụ sau.
Thành tố phụ trước có thể là danh từ thân tộc như chú, anh,
em, cô, hay aunt, uncle,…; có thể là các từ chức nghiệp như thầy hay
captain; có thể là các từ chuyên dùng để xưng hô như thằng hoặc
Mr, Mrs, Miss.
Thành tố phụ sau có thể là định ngữ là danh từ chỉ quan hệ
thân tộc. Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng
với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Trong cả 2
ngôn ngữ Việt – Anh, chức năng cơ bản này của tên riêng của được
thể hiện rõ nét.
2.3.2. Những điểm dị biệt
Trong truyện cười tiếng Việt, các thành tố phụ trước được sử
dụng trong biểu thức tên riêng có cấu tạo cụm từ là các danh từ thân
tộc, các danh từ chức nghiệp hay số từ + danh từ chỉ đơn vị quy ước
ước chừng lâm thời như đã nói ở trên. Trong khi đó, trong truyện
9
cười tiếng Anh, các thành tố phụ được sử dụng còn là các mạo từ.
Một điểm khác nữa đó là trong truyện cười tiếng Anh, các
thành tố phụ sau có thể là các con số, trong khi đó, truyện cười tiếng
Việt lại không có cách sử dụng này.
Ngoài chức năng cơ bản là để gọi tên sự vật, hiện tượng,
biểu thức tên riêng còn có một chức năng khác, đó là chức năng
chuyển nghĩa hoán dụ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Các biểu thức tên riêng có cấu tạo là từ hoặc là cụm từ. Các
biểu thức tên riêng là từ bao gồm: các tên riêng là từ đơn và tên riêng
là từ đa hình vị. Các biểu thức tên riêng gồm trong truyện cười tiếng
Việt và tiếng Anh là cụm từ bao gồm 2 loại: thành tố phụ trước + tên
riêng và tên riêng + thành tố phụ sau.
Trong truyện cười tiếng Việt, các thành tố phụ trước và thành
tố phụ sau chỉ là các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức nghiệp và các
danh từ chung khác. Trong khi đó, trong tiếng Anh, các mạo từ, tính
từ và các con số cũng được sử dụng để làm thành tố phụ trước hoặc
sau trong biểu thức tên riêng.
Chức năng cơ bản của biểu thức tên riêng trong truyện cười
tiếng Việt và tiếng Anh là gọi tên sự vật, hiện tượng được nói đến.
Và chức năng thứ hai của biểu thức tên riêng là chức năng chuyển
nghĩa hoán dụ.