Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đo Vẽ Bổ Sung Bản Đồ Và Hoàn Thiện Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Khu Vực Tổ 4 Khu Tân Xuân Thị Trấn Xuân Mai Huyện Chương Mỹ Tỉnh Hà Tây
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC
TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3
1.1. Bản đồ địa chính 3
1.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 3
1.1.2. Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 4
1.1.3. Nội dung bản đồ địa chính 6
1.1.3.1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao 6
1.1.3.2. Địa giới hành chính các cấp 6
1.1.3.3. Ranh giới thửa đất 6
1.1.3.4. Loại đất 7
1.1.3.5. Công trình xây dựng trên đất 7
1.1.3.6. Ranh giới sử dụng đất 7
1.1.3.7. Hệ thống giao thông 7
1.1.3.8. Mạng lưới thuỷ văn 7
1.1.3.9. Địa vật quan trọng 8
1.1.3.10. Mốc giới quy hoạch 8
1.1.3.11. Dáng đất 8
1.1.4. Các dạng tồn tại của bản đồ địa chính 8
1.2. Khái quát công nghệ thành lập bản đồ số địa chính 9
1.2.1. Khái quát 9
1.2.2. Thu thập và số hoá dữ liệu 9
1.2.3. Xử lý dữ liệu 11
1.2.4. Biểu thị dữ liệu 11
1.2.5. Lưu trữ dữ liệu 12
1.2.6. Các phương pháp thành lập bản đồ số địa chính 12
1.3. Cơ sở dữ liệu bản đồ 12
1.3.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu bản đồ 12
1.3.2. Phân loại dữ liệu 12
1.3.3. Dạng dữ liệu bản đồ số 14
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 17
2.1. Mục đích thực hiện đề tài 17
2.2. Đối tượng và giới hạn của đề tài 17
2.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 18
2.3.1. Sơ đồ quy trình thực hiện 18
2.3.2. Quét, định vị và số hoá bản đồ 20
2.3.2.1. Quét và định vị bản đồ 20
2.3.2.2. Số hoá bản đồ 20
2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu 21
2.3.4. Đo vẽ bổ sung bản đồ 23
2.3.5. Đánh số thứ tự thửa đất, loại đất, chủ sử dụng 24
2.3.6. Lập bảng thống kê số thửa đất, loại đất,chủ sử dụng đất theo hiện trạng
sử dụng đất 26
2.3.7. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất 26
2.4. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu 29
2.5. Các tài liệu đã có trên khu vực 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ĐO VẼ BỔ SUNG BẢN ĐỒ
VÀ HOÀN THIỆN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH KHU VỰC THỰC
NGHIỆM. 30
3.1. Thu thập tài liệu đã có trên khu vực 30
3.2. Kết quả định vị bản đồ gốc 30
3.3. Kết quả tách thửa, hợp thửa của khu vực thực nghiệm 34
3.4. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu 35
3.5. Kết quả xây dựng hồ sơ kỹ thuật thửa đất 37
3.6. Kết quả đo vẽ bản đồ và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính 44
3.7. Tổng hợp kết quả và phân tích kết quả 45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Tồn tại và kiến nghị 48
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học, đến nay khoá học 2004 - 2008 đã bước vào giai đoạn
kết thúc. Được sự đồng ý của khoa Quản Trị Kinh Doanh, bộ môn Quản lý
đất đai và sự tự nguyện của bản thân tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Đo vẽ
bổ sung bản đồ và hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính khu vực tổ 4, khu Tân
Xuân, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây”.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này ngoài sự phấn đấu của bản
thân còn có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn bè, cán bộ và người dân tổ 4
khu Tân Xuân thị trấn Xuân Mai.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn hai cô giáo Th.s Hà Thị Mai người
trực tiếp hướng dẫn tôi và Ts Chu Thị Bình người đã giúp tôi định hướng và
lựa chọn địa điểm cho phù hợp với đề tài. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và
lời kính chúc sức khoẻ tới các thầy cô trong trường Đh Lâm nghiệp những
người đã tận tụy vì học sinh thân yêu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bác Tường và người dân tổ
4 khu Tân Xuân thị trấn Xuân Mai đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành đề tài này.
Nhưng do thời gian, trình độ và khả năng còn có hạn, phạm vi nghiên
cứu của đề tài còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô
giáo, cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài trở thành một tài liệu hữu ích cho
công tác thực tế và nghiên cứu khoa học sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tây, Ngày 25 tháng 04 năm 2008
Sinh viên
Hoàng Thị Oanh
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là giai
đoạn nền kinh tế thị trường, đất đai có nhiều biến động. Kể từ khi luật đất đai
2003 được ban hành, người dân được hưởng các quyền như chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…đối với đất đai vì thế mà đất đai
luôn có biến động. Vậy để quản lý đất đai được tốt thì nhiện vụ của các cơ
quan quản lý đất đai là phải nắm chắc được mọi sự biến động như: sự thay đổi
các yếu tố không gian của thửa đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi
chủ sử dụng đất. Việc thay đổi các yếu tố pháp lý sẽ liên quan trực tiếp đến
yếu tố kinh tế đất. Nhà nước phải nắm chắc được sự thay đổi này để tiến hành
thu các loại thuế và lệ phí vào ngân sách. Mọi sự biến động hợp pháp của đất
đai phải được xác nhận chính xác và phải chỉnh sửa trong hồ sơ địa chính,
hiện chỉnh bản đồ địa chính.
Hiện chỉnh bản đồ địa chính là công việc thường xuyên của cơ quan
quản lý đất đai. Nội dung của hiện chỉnh bản đồ địa chính bao gồm: các yếu
tố không gian như hình dạng, kích thước, diện tích của thửa đất và các yếu tố
liên quan khác như số thứ tự, phân loại đất theo mục đích sử dụng, chủ sử
dụng đất. Trước đây, hiện chỉnh bản đồ địa chính là công việc khó khăn, vất
vả nhưng độ chính xác không cao. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ công việc này đã trở lên đơn giản mà độ chính xác lại cao hơn
rất nhiều. Bản đồ số địa chính được quản lý trên máy tính đã và đang dần thay
thế bản bản đồ giấy. Bản đồ số có nhiều ưu điểm vượt trội so với bản đồ giấy
như việc lưu trữ gọn nhẹ, cập nhật chỉnh sửa dễ dàng, cung cấp thông tin
nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao,có thể in ra hàng loạt…Ngoài ra bản
đồ số còn chồng xếp được rất nhiều lớp thông tin vì vậy khi nhìn vào bản đồ
số chúng ta không chỉ thấy được điều kiện tự nhiên của thửa đất như hình
dạng, kích thước, diện tích mà còn có thể thấy được điều kiện kinh tế xã hội.