Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đo lường sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
149.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1706

Đo lường sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ma Thế Ngàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 27 - 32

27

ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Ma Thế Ngàn*

, Vũ Hồng Vân

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong những năm vừa qua, số lượng các trường đại học ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh

chóng. Từ 69 trường đại học trên cả nước vào năm 1999 tăng lên thành 204 trường năm 2012.

Cũng trong thời gian này, số lượng học sinh phổ thông có xu hướng giảm liên tục, từ 1,5 triệu học

sinh cho mỗi độ tuổi (năm 1999), đến nay còn hơn 0,9 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi. Những biến

động trái chiều về số lượng trường đại học và số lượng học sinh như kể trên dẫn tới sự cạnh tranh

quyết liệt giữa các trường để thu hút người học.

Do đó, chủ đề nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các trường đã được nhiều người quan tâm

nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu đều có quan điểm coi nhà trường như các doanh nghiệp và

sinh viên chính là những khách hàng. Từ đó, các tác giả sử dụng các mô hình về sự hài lòng của

khách hàng vào việc khảo sát và cải thiện giá trị cảm nhận và sự hài lòng của người học, nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh của các trường đại học. Tuy vậy, việc vận dụng đó vẫn còn thiếu

những cơ sở lý thuyết vững chắc do sự khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường kinh

doanh. Bài viết này sẽ tập trung vào việc củng cố những cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thang

đo sự hài lòng của người học cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn tại trường Đại học

Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: Sự hài lòng của người học, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

KHÁCH HÀNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

*

Đối với một dịch vụ thông thường, khách

hàng chính là người trả tiền để được sử dụng

dịch vụ đó. Nhưng ngành giáo dục đào tạo

không chỉ phục vụ một đối tượng khách hàng

duy nhất. Người được ngành giáo dục đại học

phục vụ sự thật là các nhóm khách hàng, bao

gồm: người học, chủ doanh nghiệp và xã hội

nói chung. Trong đó, sinh viên là những

người được sử dụng điều kiện học tập tại các

trường đại học để nâng cao trình độ, kĩ năng

chuyên môn nghiệp vụ; chủ doanh nghiệp

được tiếp cận nguồn nhân lực trình độ cao; xã

hội nhận được nhiều phúc lợi hơn do thành

quả của đào tạo nguồn nhân lực chính là sự

phát triển.

SẢN PHẨM CỦA ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

LÀ GÌ?

Theo Meltem Arat [5], giáo dục đại học cung

cấp sản phẩm cho ba lĩnh vực chính: đào tạo,

nghiên cứu và dịch vụ công.

*

Tel: 0904.006.198

Trong đó, sản phẩm của đào tạo đại học bao

gồm cả phần hữu hình và phần vô hình. Phần

hữu hình chính là bằng cấp của người học,

phần vô hình là tri thức của người học có

được khi học tập trong trường đại học. Các

sản phẩm này tạo nên những lao động đã qua

đào tạo, có trình độ cao. Chủ các doanh

nghiệp chính là những người trực tiếp sử

dụng các sản phẩm này. Cuối cùng, đối với xã

hội, họ chính là những công dân tốt, có trí tuệ

và phẩm chất đạo đức.

Sự khác biệt giữa sinh viên và khách hàng

sử dụng các dịch vụ thông thường

Theo Sirvanci [6], giữa sinh viên đại học và

khách hàng sử dụng các dịch vụ thông thường

có hai điểm khác biệt cơ bản, đó là: Một là,

nhu cầu (needs of customers) và mong muốn

(wants of customers) của khách hàng luôn

trùng khớp nhau, nhưng nhu cầu và mong

muốn của sinh viên không hoàn toàn trùng

khớp nhau. Hai là, khách hàng sử dụng dịch

vụ không phải chịu trách nhiệm về chất lượng

dịch vụ, nhưng sinh viên phải chịu một phần

trách nhiệm về chất lượng đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!