Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác động đến thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005 - 2014
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ MINH THANH
ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CẤP TỈNH PCI TÁC ĐỘNG
ĐẾN THU HÚT DÒNG VỐN FDI TẠI KHU
VỰC PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2005-2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi cam đoan luận văn “Đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác
động đến thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005-2014” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP.Hồ Chí Minh, năm 2016
Đoàn Thị Minh Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ hỗ trợ, động
viên từ giảng viên hướng dẫn, các Thầy Cô trong trường và những người bạn
của tôi. Tôi vô cùng biết ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn của tôi, TS. Dương
Quỳnh Nga. Cô đã định hướng, gợi mở cho tôi những ý tưởng mới, giúp tôi tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc, Cô còn luôn quan tâm, nhắc nhở tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô đang giảng dạy, công tác tại
Khoa Sau đại học của trường đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi và các bạn trong
khóa hoàn thành tốt các môn học của chương trình.
Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng học lớp Cao học kinh tế
Khóa 6 và những người bạn thân thiết của tôi đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
iii
TÓM TẮT
Tên đề tài:
“Đo lường các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác động đến thu hút dòng
vốn FDI tại khu vực phía Nam giai đoạn 2005-2014”
1. Sự cần thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Một trong những mối quan tâm được nhiều nhà nghiên cứu trước đây tiếp cận về yếu
tố năng lực cạnh tranh tranh tác động đến khả năng thu hút dòng vốn FDI nhằm tạo ra môi
trường đầu tư vô hình về quản lý nguồn lực cấp tỉnh của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp nước ngoài ở các khía cạnh: (1) Gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai; (3) Tính
minh bạch; (4) Chi phí thời gian; (5) Chi phí không chính thức; (6) Tính năng động; (7)
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Đào tạo lao động; (9) Thiết chế pháp lý. Trước sự khác
biệt khả năng thu hút vốn FDI ở mỗi địa phương đặc biệt ở khu vực phía Nam (khu vực
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), mục tiêu nghiên cứu của đề tài phân tích mối
quan hệ dài hạn giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial
Competitiveness Index) và khả năng thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam nhằm
khám phá ra yếu tố năng lực quản lý và điều hành của địa phương nào đem lại hiệu quả
trong việc thu hút vốn FDI.
2. Quy trình thiết kế và thảo luận kết quả nghiên cứu
Quy trình thiết kế nghiên cứu của đề tài được thực hiện gồm 03 bước:
Bước 1: Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Ở bước này, tác giả lược khảo
tài liệu và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến việc thu hút
đến dòng vốn FDI, trong đó chú trọng nhiều đến bằng chứng thực nghiệm về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh ảnh hưởng đến dòng vốn FDI địa phương. Kế thừa những lý thuyết và kết quả
nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình và giả nghiên cứu về đo lường mối quan hệ dài
hạn giữa chỉ số năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút dòng vốn FDI.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu thô. Ở bước này, số liệu nghiên cứu FDI
được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI được lấy từ nguồn
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sau khi xử lý đồng nhất các đơn vị
đo của số liệu qua các năm, mô hình được phân tích dưới dạng số liệu bảng thì phương pháp
nghiên cứu cần được lựa chọn phù hợp để phân tích số liệu bảng nhằm đánh giá sự biến
động theo không gian (sự khác biệt địa phương thu hút dòng vốn FDI) và thời gian (giai
đoạn 2005-2014) nhằm tìm kiếm mối quan hệ giữa chỉ số PCI và khả năng thu hút vốn FDI.
Bước 3: Sử dụng công cụ định lượng phân tích kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở vận
dụng 03 phương pháp pooled-OLS, FE và RE của Park H.M. (2011) trong phân tích dữ liệu
bảng. Trên cơ sở dữ liệu đưa vào mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp định
lượng FE và RE phù hợp với dữ liệu bảng, vì cả hai phương pháp này đều cho thấy sự khác
iv
biệt khả năng thu hút dòng vốn FDI địa phương. Mục đích của phương pháp định lượng này
cũng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đo lường mối quan hệ giữa PCI và
FDI địa phương.
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số PCI và khả năng thu hút vốn FDI địa
phương dựa trên 02 tiêu chí biến phụ thuộc: (1) vốn đăng ký địa phương (lnFDI), ý nghĩa
đơn vị đo được xem xét nếu chỉ số năng lực cạnh PCI thay đổi 01 điểm dẫn đến sự thay đổi
100 * hệ số (%) trong vốn đăng ký FDI; (2) số dự án đăng ký địa phương (lnNOP), ý nghĩa
đơn vị đo được xem xét nếu chỉ số năng lực cạnh PCI thay đổi 01 điểm dẫn đến sự thay đổi
100 * hệ số hồi quy (%) trong số dự án đăng ký FDI. Kết quả phương trình hồi quy FE và
RE như sau:
- Biến phụ thuộc vốn đăng ký (lnFDI):
FE: lnFDI = 2.0104 + 0.1378*gianhap – 0.0745*tiepcandd – 0.1389*minhbach
+ 0.1782*thoigian – 0.0708*khongct + 0.0577*nangdong
– 0.0796*hotro + 0.2261*daotao + 0.1064*phaply + 1
RE: lnFDI = 1.7202 + 0.1309*gianhap – 0.1151*tiepcandd – 0.0884*minhbach
+ 0.1709*thoigian – 0.0656*khongct + 0.0503*nangdong
– 0.0417*hotro + 0.2234*daotao + 0.1045*phaply + 2
Kết quả kiểm định cho thấy chỉ số đào tạo lao động (daotao) có mối quan hệ đồng
biến với vốn đăng ký FDI địa phương. Hàm ý này cho biết chính sách đào tạo lao động hỗ
trợ doanh nghiệp càng tốt thì mức độ ảnh hưởng đến quy mô vốn đăng ký FDI địa phương
tại khu vực phía Nam càng gia tăng.
- Biến phụ thuộc số dự án đăng ký (lnNOP):
FE: lnNOP = 1.4391 – 0.0287*gianhap – 0.0219*tiepcandd – 0.0653*minhbach
+ 0.1799*thoigian + 0.0717*khongct – 0.0283*nangdong
+ 0.0002*hotro + 0.0664*daotao – 0.0673*phaply + 3
RE: lnNOP = 1.2479 – 0.0311*gianhap – 0.0297*tiepcandd – 0.0487*minhbach
+ 0.1792*thoigian + 0.0697*khongct – 0.0295*nangdong
+ 0.0114*hotro + 0.0645*daotao – 0.0715*phaply + 4
Kết quả kiểm định cho thấy chỉ số chi phí thời gian (thoigian) có mối quan hệ đồng
biến với số dự án đăng ký FDI địa phương. Hàm ý này cho thấy yếu tố chi phí thời gian (tức
là đơn giản hóa các thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp) càng tăng
thì mức độ ảnh hưởng đến số dự án đăng ký FDI địa phương tại khu vực phía Nam càng
tăng.
Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của đề tài còn rút ra: (1) hàm ý thứ nhất đo lường mối
quan hệ giữa các tiêu chí xây dựng chỉ số chính sách đào tạo lao động (daotao) với khả năng
thu hút dòng vốn FDI địa phương. Kết quả cho thấy chính quyền địa phương tại khu vực
phía Nam thực hiện tốt chính sách cung cấp dịch vụ việc làm và nguồn lực lao động cho các
v
doanh nghiệp FDI; (2) hàm ý thứ hai đo lường mối quan hệ giữa các tiêu chí xây dựng chỉ
số chi phí thời gian (thoigian) với khả năng thu hút dòng vốn FDI địa phương. Kết quả cho
thấy chỉ số chi phí thời gian (thoigian) phát huy tác dụng nếu việc thanh tra, kiểm tra đúng
đối tượng và mục đích, dẫn đến việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, không
cần thiết triển khai đồng loạt về công tác này.
3. Kết luận
Với kết quả phân tích, ta thấy rằng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong
chiến lược thúc đẩy và phát triển nền kinh tế - xã hội, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, địa phương cần có nhiều hỗ trợ để nâng cao
năng lực chuyên môn và trình trình độ học vấn của người lao động thông qua các trung tâm
đào tạo, giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng, đại học,... Tập trung đẩy mạnh công tác
đào tạo nguồn nhân lực thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu luật pháp quốc tế,
tập quán các nước, nâng cao kỹ năng đàm phán, khai thác thông tin về thị trường quốc tế,...
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập. Tăng cường sự liên kết giữa
các trung tâm đào tạo với các doanh nghiệp trong tỉnh, thành lập quỹ đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Ngoài ra, địa phương cần có nhiều chế độ, chính sách, cải thiện môi trường
làm việc để thu hút nhiều nhân tài có trình độ cao về công tác lâu dài tại tỉnh.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện cơ chế
"một cửa liên thông" trong giải quyết hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục
chứng nhận đầu tư, xóa bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà; tạo một hệ thống thủ
tục đơn giản, công khai, thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp
xã, phường, đẩy mạnh cải cách hơn nữa việc thực thi luật và giảm bớt các thủ tục hành
chính phiền hà. Cải cách tiền lương, xây dựng một cơ chế tài chính thích hợp, áp dụng điện
tử hóa, tin học hóa nền hành chính nhà nước. Xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ với các cấp
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Thời gian
thực hiện các quy định của Nhà nước cần được rút ngắn để doanh nghiệp thực hiện các thủ
tục hành chính đơn giản, dễ hiểu đồng thời đảm bảo các cơ quan Nhà nước của địa phương
thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra cần phải công khai minh bạch các văn bản
pháp lý, phí, lệ phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ đồng thời khi có bất kì sự thay đổi đáng
kể nào thì cần đảm bảo được những thông tin đó doanh nghiệp dễ dàng truy cập.
Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu có giá trị
tham khảo cho những người quan tâm đến các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tác
động như thế nào đến việc thu hút dòng vốn FDI trong dài hạn, các nhà hoạch định chính
sách và những người làm công tác nghiên cứu.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.1. Lý do hình thành đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài ................................................................. 4
1.7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 6
2.1. Các khái niệm ........................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm FDI và thu hút FDI ........................................................................ 6
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh ....................................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................................. 11
2.1.4. Các chỉ số năng lực cạnh tranh ...................................................................... 11
2.2. Lý thuyết về cạnh tranh quốc gia ........................................................................... 16
2.3. Các yếu tố năng lực cạnh tranh ảnh hưởng đến đầu tư .......................................... 17
2.4. Các nghiên cứu trước ............................................................................................. 20
2.4.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 25
2.4.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 27
vii
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 25
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 25
3.1.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 25
3.1.2. Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .................................................................. 25
3.1.3. Sử dụng thống kê mô tả, công cụ hối quy .................................................... 27
3.2. Xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................ 30
3.2.1. Xây dựng giả thuyết ..................................................................................... 30
3.2.1.1. Chi phí gia nhập thị trường ...................................................................... 36
3.2.1.2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất .................................... 36
3.2.1.3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin ...................................................... 37
3.2.1.4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước ..................... 38
3.2.1.5. Chi phí không chính thức ......................................................................... 39
3.2.1.6. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo ............................................ 39
3.2.1.7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................................... 40
3.2.1.8. Dịch vụ đào tạo lao động ......................................................................... 41
3.2.1.9. Thiết chế pháp lý ...................................................................................... 42
3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 45
4.1. Tình hình đầu tư FDI .............................................................................................. 45
4.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam ....................................................... 45
4.1.2. Tình hình thu hút dòng vốn FDI tại khu vực phía Nam ................................ 46
4.1.2.1. Thống kê mô tả: ....................................................................................... 46
4.1.2.2. Mối tương quan giữa PCI và FDI: ........................................................... 49
4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................................. 50
4.2.1. Thống kê mô tả các chỉ số thành phần PCI ................................................... 50
4.2.2. Kết quả hồi quy: ............................................................................................ 53
4.2.2.1. Phương pháp hồi quy pooled OLS: ......................................................... 53
4.2.2.2. Phương pháp hồi quy FE (hiệu ứng cố định):.......................................... 55
4.2.2.3. Phương pháp hồi quy RE (hiệu ứng ngẫu nhiên): ................................... 57
viii
4.2.2.4. Kiểm định Hausman: ............................................................................... 60
4.2.3. Kiểm định giả thuyết ban đầu và các hàm ý rút ra ....................................... 61
4.2.3.1. Kiểm định các giả thuyết ban đầu ............................................................ 61
4.2.3.2. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ................................................... 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 68
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 68
5.2. Đề xuất một số kiến nghị ....................................................................................... 68
5.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 68
5.2.2. Hoàn thiện bộ máy hành chính ...................................................................... 69
5.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và pháp lý .............................................................. 70
5.2.4. Hình thành một số tập đoàn kinh tế ............................................................... 71
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1