Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đồ án xử lý cấp nước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP GVHD: TS ĐẶNG VIẾT HÙNG
Đồ Án
Xử lý cấp nước
SVTH: Nguyễn Thanh Sơn 06115026
Thân Thị Tứ 06115038 1
ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP GVHD: TS ĐẶNG VIẾT HÙNG
Contents
Chương 1: TỔNG QUÁT
Tổng quan về nguồn nước dùng để cấp nước
Nước biển
Nước biển thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay
đổi tùy theo vị trí địa lý như: cửa sông, gần hay xa bờ. ngoài ra trong nước biển
thường có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng tăng, chủ yếu là các phiêu
sinh động thực vật.
1.1. Nước mưa
Nước mưa có thể được xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh
khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí cả vi khuẩn có trong
không khí. Khi rơi xuống, nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể
khác nhau. Hơi nước gặp không khí chứa nhiều oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên
các trận mưa axit.
Hệ thống thu gom nước mưa dùng cho mục đích sinh hoạt gồm hệ thống mái,
máng gom dẫn về bể chứa. Nước mưa có thể dự trữ trong các bể chứa có mái che để
dùng quanh năm.
1.2. Nước mặt
Thuật ngữ nước mặt dùng để chỉ các loại nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt
lục địa, nước tiếp xúc với không khí: nước sông, suối, ao hồ, kênh rạch…
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa khá cao. Lượng
mưa trung bình trong nhiều năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 1.960 mm.
Lượng mưa này, ngoài phần bốc hơi (trung bình nhiều năm khoảng 953 mm/năm –
chiếm khoảng 48,6%) sẽ là nguồn cung cấp cho nước ngầm và hình thành dòng chảy
bề mặt của các sông, suối.
Đặc trưng của nước mặt
SVTH: Nguyễn Thanh Sơn 06115026
Thân Thị Tứ 06115038 2
ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC CẤP GVHD: TS ĐẶNG VIẾT HÙNG
Trong nước mặt thường xuyên có mặt các chất khí hòa tan, chủ yếu là oxy. Oxy
hòa tan trong nguồn nước có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của các thủy sinh
vật.
Nước mặt thường chứa hàm lượng chất lơ lửng đáng kể với các kích thước khác
nhau, một số trong chúng có khả năng lắng tự nhiên. Chất lơ lửng thường gây ra độ
đục của nước sông hồ.
Có mặt các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên ở nguồn nước được hình thành
từ thực vật và động vật phân hủy sau khi chết. Các chất hữu cơ có trong nguồn nước
mặt còn do xả các loại nước thải chưa xử lý làm cho nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ.
Sinh vật nổi trôi cũng thường có trong nguồn nước mặt, nhất là rong tảo và
động vật nổi.
Chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng và thay đổi theo mùa, có khi bị ô nhiễm nặng do
các yếu tố tự nhiên (mưa, lũ…) và các yếu tố nhân tạo (xả nước thải sinh hoạt, nước
thải công nghiệp chưa xử lý vào nguồn nước, sự cố tràn dầu trên sông…)
Nước ngầm
Nước ngầm được hình thành do nước mưa thấm qua các lớp đất đá trong lòng
đất và được giữ lại ở các tầng chứa nước bên dưới bề mặt đất ở các độ sâu khác nhau.
Tùy thuộc vào vị trí, độ sâu và áp suất mà nước ngầm được phân loại thành các dạng:
Nước ngầm tầng nông: có độ sâu từ 3 đến 10m, nằm trong các tầng đất thổ
nhưỡng và thường là nước ngầm không có áp. Nước ngầm tầng nông thường có
trữ lượng nhỏ và có khả năng bị nhiễm bẩn lớn bởi các chất ô nhiễm từ trên bề
mặt thấm xuống.
Nước ngầm tầng sâu: chứa trong các tầng chứa nước ở độ sâu trên 40m. Nước
ngầm tầng sâu thường có chất lượng tốt hơn, trữ lượng phong phú hơn và ít
chịu ảnh hưởng của các mùa trong năm. Một số dạng nước ngầm tầng sâu là
nước ngầm có áp, có thể phun lên bề mặt khi sử dụng các giếng khoan.
1.2.1. Các ion có thể có trong nước ngầm
Ion canxi Ca2+
Nước ngầm có thể chứa Ca2+ với nồng độ cao. Trong đất thường chứa nhiều
CO2 do quá trình trao đổi chất của rễ cây và quy trình thủy phân các tạp chất hữu cơ
dưới tác động của vi sinh vật. Khí CO2 hòa tan trong nước mưa theo phản ứng sau:
CO2 + H2O → H2CO3
SVTH: Nguyễn Thanh Sơn 06115026
Thân Thị Tứ 06115038 3