Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đồ án kỹ thuật điện pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền công nghiệp ngày nay, tất cả các nước trên thế giới nói chung
và nước ta nói riêng đều sử dụng động cơ điện. Trong công nghiệp thì động cơ
không đồng bộ được dùng nhiều hơn và chúng đang thay thế ngày một nhiều
cho các động cơ một chiều. Sở dĩ như vậy là do động cơ không đồng bộ có kết
cấu đơn giãn, dễ chế tạo vận hành an toàn, sử dụng trực tiếp từ lưới điện xoay
chiều ba pha. Đến nay phần lớn các cần trục được trang bị động cơ không đồng
bộ, nhiều cơ cấu của máy cắt kim loại, truyền động phụ của máy cán và nhiều cơ
cấu khác trong các lĩnh vực công nghiệp cũng đang sử dụng động cơ không
đồng bộ. Tuy nhiên khi điều chỉnh tốc độ và khống chế các quá trình quá độ của
động cơ rất khó khăn, riêng đối với động cơ rotor lồng sóc có các chỉ tiêu khởi
động xấu hơn so với động cơ điện một chiều. Nhưng động cơ điện một chiều thì
lại sử dụng phức tạp đòi hỏi phải có hệ thống cung cấp điện riêng, khi hoạt động
sẽ gây ra tia lửa điện.… Chính vì những điểm yếu đó của động cơ điện một
chiều và ưu điểm của động cơ không đồng bộ mà hiện nay xu hướng nghiên cứu
dùng động cơ không đồng bộ để thay thế động cơ điện một chiều ngày càng
được quan tâm hơn.
Bên cạnh những ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha nó còn có
những nhược điểm như là: Momen tới hạn, Momen khởi động sẽ giảm xuống rất
nhiều khi điện áp lưới tụt xuống, dễ phát sinh tình trạng nóng quá mức đối với
Stato nhất là khi điện áp lưới tăng và đối với Roto khi điện áp lưới giảm, khe hở
không khí nhỏ cũng phần nào làm giảm bớt độ tin cậy của chúng.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong đó có sự phát
triển của ngành công nghệ chế tạo bán dẫn công suất và công nghệ điện tử đã
làm cho các hệ truyền động của động cơ không đồng bộ có thể khai thác hết các
ưu điểm để cạnh tranh với động cơ điện một chiều nhất là ở vùng công suất
truyền lớn và tốc độ làm việc cao.
Mặc dù em đã rất nỗ lực và cố gắng làm việc với tinh thần học hỏi và
quyết tâm cao, tuy nhiên đây là lần đầu tiên em làm đồ án và nhận thức về thực
tế của em còn nhiều hạn chế nên em không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, em
mong nhận được sự phê bình, nhận xét, góp ý của các thầy để giúp em hiểu rõ
hơn các vấn đề trong đồ án cũng như những ứng dụng thực tế của nó để đồ án
của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy và
đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Hào Nhán đã giúp em hoàn
thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn thầy và hi vọng thầy sẽ giúp đỡ
trong việc học tập của em sau này.
GVHD: NGUYỄN HÀO NHÁN 1/50 SVTH: PHẠM BÁ THIỆN
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG
ĐỒNG BỘ BA PHA
I.Khái niệm chung.
1. Khái niệm chung.
Máy điện không đồng bộ (KĐB) là loại máy điện xoay chiều làm việc
theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của rotor n (tốc độ của máy)
khác với tốc độ quay của từ trường n1.
Máy điện không đồng bộ có hai dây quấn: dây quấn stato (dây quấn sơ
cấp) nối với lưới điện có tần số f, dây quấn rotor (thứ cấp) được nối tắt lại hoặc
khép kín trên điện trở. Dòng điện trên dây quấn rotor được sinh ra nhờ sức điện
động cảm ứng có tần số f2 phụ thuộc vào tốc độ rotor nghĩa là phụ thuộc vào tải
ở trên trục của máy.
Cũng như các máy điện quay khác, máy điện không đồng bộ có tính thuận
nghịch, nghĩa là có thể làm việc ở chế độ cơ điện, cũng như chế độ máy phát
điện.
Máy điện không đồng bộ có đặc tính làm việc không tốt lắm so với máy
phát điện đồng bộ nên ít được sử dụng.
Động cơ không đồng bộ so với các loại động cơ khác có cấu tạo và vận
hành không phức tạp, giá rẻ, làm việc tin cậy nên được sử dụng nhiều trong sản
xuất và sinh hoạt. Động cơ không đồng bộ có các loại: động cơ ba pha, động cơ
hai pha, động cơ một pha.
Động cơ điện không đồng bộ có công suất lớn trên 600W thường là loại
ba pha có ba dây quấn làm việc, trục các dây quấn lệch nhau trong không gian
một góc 1200
điện.
Các động cơ có công suất nhỏ hơn 600W thường là loại hai pha hoặc một
pha. Động cơ hai pha có hai dây quấn làm việc, trục của hai dây quấn đặt lệch
nhau trong không gian một góc 900
điện. Động cơ điện một pha chỉ có một dây
quấn làm việc.
Các số liệu định mức của động cơ không đồng bộ:
Công suất cơ có ích trên trục Pđm
Điện áp dây stato Ulđm
Dòng điện dây stato Ilđm
Tần số dòng điện stato f
Tốc độ quay rotor nđm
Hệ số công suất ϕđm cos
Hiệu suất ηđm
Gọi là động cơ không đồng bộ vì tốc độ quay của rotor khác với tốc độ
của từ trường quay trong máy. Đôi khi còn gọi là động cơ cảm ứng (vì sức điện
động và dòng điện có được trong rotor là do cảm ứng).
GVHD: NGUYỄN HÀO NHÁN 2/50 SVTH: PHẠM BÁ THIỆN
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN
2. Phạm vi áp dụng:
Động cơ điện không đồng bộ 3 pha được sử dụng trong nông nghiệp và
công nghiệp như: máy bơm nước ở các trạm bơm, trong nhà máy xi măng thì
được dùng cho các máy nghiền, máy khuấy, băng lăn vận tải…Các động cơ từ
5hp trở lên hầu hết là 3 pha còn động cơ nhỏ hơn 1hp thường là 1 pha.
II. Phân loại, cấu tạo:
1.Phân loại:
Theo kết cấu của động cơ không đồng bộ có thể chia ra làm các kiểu
chính: Kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu kín, kiểu phòng nổ…
Theo kết cấu rotor, máy điện không đồng bộ chia làm 2 loại: Loại rotor
kiểu dây quấn và rotor kiểu lồng sóc.
Theo số pha trên dây quấn stator có thể chia làm các loại: Một pha, hai
pha, ba pha.
2. Cấu tạo:
Giống như các loại máy điện quay khác ,động cơ không đồng bộ ba pha
gồm có các bộ phận chính sau :Phần tỉnh hay còn gọi là stator, phần quay hay
còn gọi là rotor, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy được vẽ trên hình 1.1
Hình 1.1
2.1. Phần tĩnh (stator)
Trên stator có võ, lõi thép và dây quấn.
2.1.1. Vỏ máy:
Vỏ máy có tác dụng cố định lõi thép và dây quấn. Thường võ máy làm
bằng gang hoặc nhôm. Hai đầu vỏ máy có nắp máy, ổ trục đở. Đối với vỏ máy
có công suất tương đối lớn (100 kw) thường dùng thép tấm hàn lại làm vỏ máy,
tùy theo cách làm nguội, máy và dạng vỏ máy cũng khác nhau. Vỏ máy và nắp
máy còn dùng bảo vệ máy, như hình 1.2
GVHD: NGUYỄN HÀO NHÁN 3/50 SVTH: PHẠM BÁ THIỆN
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN
Hình 1.2
2.1.2. Lõi thép:
Lõi thép là phần dấn từ. Do từ trường đi qua lõi thép là từ trường quay
nên giảm bớt tổn hao, lõi thép được làm bằng những lá thép (hình 1.3a) kỹ thuật
điện dày 0,5 mm ép lại. Khi đường kính ngoài của lõi thép nhỏ hơn 990 mm thì
dùng cả tấm thép tròn ép lại. Khi đường kính ngoài lớn hơn trị số trên thì phải
dùng những tấm thép hình rẻ quạt (hình 1.3b) ghép lại thành khối tròn.
Mỗi lõi thép kỹ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm
hao tổn do dòng điện xoáy gây nên. Nếu lõi thép ngắn thì có thể ghép thành một
khối nếu lõi thép có thể ghép thành một khối nếu lõi thép quá dài thì ghép thành
những tấm ngắn mỗi tấm thép dài từ 6 đến 8 cm đặt cách nhau 1cm để thông gió
cho tốt. Mặt trong của lá thép sẽ có rảnh để đặt dây quấn.
2.1.3. Dây quấn:
Dây quấn stator được đặt vài các rãnh của lõi thép và được cách điện tốt
với lõi thép (hình 1.4). Dây quấn phần ứng là phần dây bằng đồng (hình 1.4a)
được ép trong các rãnh phần ứng và làm thành một hoặc nhiều vòng kín. Dây
quấn là bộ phận quan trọng nhất của động cơ vì nó trực tiếp tham gia vào quá
trình biến đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng. Đồng thời về mặt kinh tế
thì giá thành của dây quấn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn bộ giá thành của
máy.
GVHD: NGUYỄN HÀO NHÁN 4/50 SVTH: PHẠM BÁ THIỆN
Hình 1.3. Lõi thép stato: a) Lõi thép hình vành
khăn; b) Lõi thép hình rẻ quạt; c) Mạch từ stato
a) b) c)
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỆN
Hình 1.4. Dây quấn của stato động cơ không đồng bộ 3 pha
Các yêu cầu đối với dây quấn bao gồm:
Sinh ra được một sức điện động cần thiết có thể cho một dòng điện nhất
định chạy qua mà không bị nóng quá, một nhiệt độ nhất định để sinh ra một
moment cần thiết đồng thời đảm bảo đối chiều tốt.
Triệt để tiết kiệm vật liệu, kết cấu đơn giản làm việc chắc chắn an toàn.
Dây quấn phần ứng có thể phân ra làm các loại chủ yếu sau:
Dây quấn xếp đơn và dây quấn xếp phức tạp.
Dây quấn song đơn và dây quấn song phức tạp.
Trong một số máy cỡ lớn còn dùng dây quấn hỗn hợp đó là sự kết hợp
giữa hai dây quấn xếp chồng và song.
2.2. Phần quay (hay rotor).
Phần là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy (hình 2.1a).
2.2.1. Lõi thép.
Lõi thép rotor được làm bằng những lá thép kỹ thuật điện (hình 2.2)
được dập rãnh mặt ngoài ghép lại, tạo thành các rãnh theo hướng trục, ở giữa có
lỗ để lắp trục. Phía ngoài của lá thép được xẻ rãnh để đặt dây quấn. Lõi thép
được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rotor của máy.
GVHD: NGUYỄN HÀO NHÁN 5/50 SVTH: PHẠM BÁ THIỆN
Hình 2.1. Rôto (a) và (b) sơ đồ
mạch điện của rôto dây quấn
b)
R
Vòng
trượt
Chổi
than
Dây quấn
rôto
a)