Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG_ CHƯƠNG 3
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
356.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG_ CHƯƠNG 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỒ ÁN ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC

THANH TOÁN VÀ BẢO MẬT

TRONG TMĐT CHO NHÀ MÁY XI

MĂNG AN GIANG

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

3.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhà máy xi măng An Giang là một trong những nhà máy thuộc doanh nghiệp

Nhà nước được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng, được khởi công xây

dựng từ tháng 11 năm 1978 và đưa vào sử dụng năm 1979. Nhà máy xi măng An

Giang được đặt tại khu vực ấp Đông Thạnh, Xã Mỹ Thạnh, Thành Phố Long

Xuyên, Tỉnh An Giang, với diện tích mặt bằng chiếm 9 ha nằm cạnh quốc lộ 91,

cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 5,5 km. Hàng năm nhà máy đã góp

phần rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp xi măng cho các công trình dân

dụng và công nghiệp, xây dựng cơ bản trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu

Long. Sự ra đời của nhà máy xi măng là cần thiết để cung cấp nguyên vật liệu cho

công trình xây dựng, khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra, đồng thời phát triển

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Từ khi thành lập nhà máy xi măng An Giang hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu

kế hoạch của tỉnh. Từ nguồn tích lũy qua nhiều năm đến tháng 4 năm 1995, nhà

máy có 4 máy nghiền ( loại công suất 2 tấn/giờ), ba dãy nhà kho chứa nguyên liệu

và thành phẩm, một kho chứa phế liệu và sân phơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là loại

máy móc cũ kỹ, hầu hết dây chuyền sản xuất thủ công là chính, chất lượng sản

phẩm không đồng đều, hiệu quả kinh tế không cao. Hằng năm, nhà máy nhận chỉ

tiêu sản xuất xi măng ở trên giao, nguyên liệu tự do và chỉ sản xuất trên dưới 5.000

tấn xi măng loại mác thấp P 300 ( tương đương PC 20) tiêu thụ rất khó khăn. Sản

lượng tiêu thụ trong giai đoạn này chiếm 15% nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh

An Giang.

Năm 1986, nhà máy hoạt động khá vất vả, khó khăn lớn nhất trong giai đoạn

này là nhà máy nằm trong bối cảnh cả nước tiến tới xóa bao cấp, sản xuất theo cơ

chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sản xuất mang tính độc lập, tự chủ nên

hoạt động của nhà máy rất bấp bênh. Năm 1995, nền công nghiệp xi măng của tỉnh

An Giang nằm trong tình trạng lạc hậu về công nghệ.

Tháng 4 năm 1995, nhà máy xi măng được sáp nhập vào Công ty Xây Lắp An

Giang. Trước yêu cầu của sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường, thay đổi cách nhìn và cung cách làm ăn mới, lãnh đạo

Công ty Xây Lắp xin ý kiến tỉnh Ủy - thường trực Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và được

sự đồng ý, chỉ đạo cho nhà máy tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng - lắp đặt dây

chuyền nghiền hiện đại đầu tiên hoàn thành vào tháng 5 năm 1997 có công suất

100.000 tấn/năm, nhập thiết bị Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 7.300 triệu đồng. Với

công nghệ kỹ thuật cao, tự động hóa và định lượng hoàn toàn điều khiển bằng máy

vi tính. Cùng với sự nhiệt tình năng nổ của tập thể cán bộ công nhân viên, nghiên

cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều sáng kiến, thay đổi mẫu mã mới, tiết kiệm

trong xây dựng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, quảng cáo thương

hiệu,… Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà máy

đã hoàn vốn đầu tư, đồng thời đã được Trung Tâm 3 cấp giấy chứng nhận phù hợp

tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 1998.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!