Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định lý điểm bất động trong không gian s-metric.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THANH THẢO
ĐỊNH LÝ ĐIỂM BẤT ĐỘNG
TRONG KHÔNG GIAN S-METRIC
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp
Mã số : 60.46.0113
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG QUỐC TUYỂN
Phản biện 1: TS. Trương Công Quỳnh
Phản biện 1: TS. Hoàng Quang Tuyến
Luận văn đã được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14
tháng 06 năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận văn tại
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
111111 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết điểm bất động trong không gian metric đóng vai
trò quan trọng trong toán học và khoa học ứng dụng. Năm 2006,
Mustafa và Sims đã đưa ra khái niệm không gian G-metric là một
suy rộng của không gian metric (xem [3]). Nhờ đó, Mustafa và cộng
sự đã đưa ra rất nhiều định lí điểm bất động trên không gian Gmetric (xem [1,3,4,5,6,7]. Bằng cách suy rộng không gian G-metric,
Sedghi, Shobe, Aliouche đã giới thiệu khái niệm không gian Smetric vào năm 2012 (xem [2,8,9]), và các tác giả đã đưa ra được
một số định lí điểm bất động trên không gian này. Sau đó, bằng cách
suy rộng ánh xạ và các phép co, một số tác giả đã thu được nhiều kết
quả cho định lí điểm bất động trên không gian S-metric (xem [8]).
Hiện nay, bài toán về điểm bất động trên không gian S-metric đang
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học trên thế giới.
Với lý do như trên cũng như dưới sự định hướng của thầy
giáo Lương Quốc Tuyển, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
“Định lý điểm bất động trong không gian S-metric”. Chúng tôi mong
muốn tạo được một tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm và
nghiên cứu về lĩnh vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu các kiến thức
liên quan đến không gian metric, không gian suy rộng S-metric, một
số kết quả thu được trên không gian S-metric với các mục đích như
sau.
111111 2
(1) Hệ thống lại một số khái niệm và chứng minh chi tiết các
tính chất của không gian metric và định lí điểm bất động đối với ánh
xạ co trên không gian metric đầy đủ.
(2) Trình bày một số khái niệm và tính chất của không gian
S-metric.
(3) Nghiên cứu một số định lí điểm bất động trên không gian
S-metric đối với lớp ánh xạ co và một số hệ quả của nó cũng như
trình bày một số ví dụ liên quan.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các khái niệm và tính chất của không gian metric như dãy
hội tụ, lân cận, tập hợp mở, tập hợp đóng, phần trong, biên, bao đóng
của một tập hợp, không gian metric đầy đủ, định lý điểm bất động
của Banach, không gian S-metric, ánh xạ liên tục và ánh xạ co, định
lý điểm bất động trên không gian S-metric đối với lớp ánh xạ co.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu các định lý điểm
bất động trên không gian S-metric đối với lớp ánh xạ co.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Tham khảo tài liệu và hệ thống hóa các kiến thức.
2. Thu thập các bài báo khoa học của các tác giả nghiên cứu
liên quan đến “Định lý điểm bất động trong không gian S-metric”
3. Thể hiện tường minh các kết quả nghiên cứu trong đề tài.
4. Trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn.
111111 3
6. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. Ngoài ra,
luận văn còn có Lời cam đoan, Mục lục, phần Mở đầu, phần Kết
luận, Tài liệu tham khảo.
Chương 1, Trình bày về không gian metric, bao gồm 10
mục. Mục 1.1, trình bày khái niệm về không gian metric; Mục 1.2,
trình bày dãy hội tụ trong không gian metric; Mục 1.3, lân cận; Mục
1.4, trình bày tập hợp mở; Mục 1.5, trình bày tập hợp đóng; Mục 1.6,
trình bày phần trong, biên của một tập hợp; Mục 1.7, trình bày bao
đóng của một tập hợp; Mục 1.8, trình bày không gian metric đầy đủ;
Mục 1.9, trình bày ánh xạ liên tục trên không gian metric; Mục 1.10,
trình bày định lý điểm bất động của Banach.
Chương 2, Trình bày một số khái niệm và tính chất của
không gian S-metric, bao gồm 3 mục. Mục 2.1, trình bày không gian
S-metric; Mục 2.2, trình bày topo sinh bởi S-metric; Mục 2.3, trình
bày sự hội tụ trong không gian S-metric.
Chương 3, Trình bày định lý điểm bất động trong không gian
S-metric đối với lớp ánh xạ co và một số hệ quả của nó cũng như
trình bày các ví dụ liên quan, bao gồm 2 mục. Mục 3.1, trình bày ánh
xạ liên tục và ánh xạ co; Mục 3.2, trình bày định lý điểm bất động
đối với ánh xạ co trên không gian S-metric đầy đủ.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi trình bày tổng quan và hệ
thống về không gian metric, không gian metric đầy đủ; một số khái
niệm và tính chất của không gian S-metric, topo sinh bới S-metric;
111111 4
một số định lý điểm bất động trên không gian S-metric đối với lớp
ánh xạ co và các hệ quả của nó, cũng như trình bày một số ví dụ.
Trong chương thứ nhất của luận văn, chúng tôi trình bày các
khái niệm và tính chất của không gian metric như dãy hội tụ, lân cận,
tập hợp mở, tập hợp đóng, phần trong, biên, bao đóng của một tập
hợp, không gian metric đầy đủ, định lý điểm bất động của Banach.
Trong chương thứ hai của luận văn, chúng tôi trình bày một
số khái niệm và tính chất của không gian S-metric, topo sinh bới Smetric, sự hội tụ trong không gian S-metric. Kết quả chính của
chương này là Bổ đề 2.1.2, Định lý 2.2.2, Bổ đề 2.2.3, Bổ đề 2.3.2,
Bổ đề 2.3.3, Mệnh đề 2.3.5
Trong chương thứ ba của luận văn, chúng tôi trình bày ánh
xạ liên tục và ánh xạ co, định lý điểm bất động đối với lớp ánh xạ co
trên không gian S-metric đầy đủ. Kết quả chính của chương này là
Định lý 3.2.1, Định lý 3.2.3.
111111 5
CHƯƠNG 1
KHÔNG GIAN METRIC
Trong chương này, chúng tôi trình bày một số khái niệm và tính
chất của không gian metric nhằm làm tiền đề cho các chương phía
sau cũng như chứng minh định lí điểm bất động đối với ánh xạ co
trên không gian metric đầy đủ.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG GIAN METRIC
1.1.1. Định nghĩa. Giả sử X là tập hợp khác rỗng và
là hàm thỏa mãn các tiên đề sau.
(1) d(x y, ) 0 ³ với mọi x, ; y X Œ
d(x y, ) 0 = khi và chỉ khi x y = .
(2) d(x, y) = d(y x, ) với mọi x, . y X Œ
(3) d(x,z) £ + d(x, y) d(y z, ) với mọi x, y, . z X Œ
Khi đó,
(a) d được gọi là một metric xác định trên X.
(b) Cặp (X d, ) được gọi là một không gian metric. Ký hiệu là
(X d, ).
1.1.2. Ví dụ
Với , ta đặt
1/2 2
1
( , )
n
i i
i
d x y x y
=
Ê ˆ
= - Á ˜ Ë ¯ Â
1
1
( , )
n
i i
i
d x y x y
=
= - Â
d2
(x, y) = max{| xi i - = y |:i n 1,2,..., . }