Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Văn Thành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 93 - 100
93
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Nguyễn Văn Thành*
UNBD Tỉnh Quảng Ninh
TÓM TẮT
Phát triển bền vững là vấn đề trọng tâm của một quốc gia cũng như của một địa phương, trong đó
phát triển bền vững công nghiệp là chìa khóa dẫn đến sự thành công. Quảng Ninh là một tỉnh có
nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, tuy nhiên trong
những năm qua công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển còn chưa thật sự ổn định. Qua đánh giá
hiện trạng thông qua khảo sát các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu đã đề
xuất một số giải pháp giúp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Từ Khóa: Phát triển bền vững; Quảng Ninh; Công nghiệp; Giải pháp phát triển
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
cầu hoá như hiện nay, một yêu cầu đặt ra đối
với các quốc gia và đối với các địa phương là
cần xác định và xây dựng một chiến lược phát
triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Đối
với Việt Nam, công nghiệp chiếm vị trí hết
sức quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu
“cơ bản trở thành một nước công nghiệp” đã
được Đảng ta xác định từ rất sớm, đáng chú ý,
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn
2011-2015 là: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới
mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng
cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững”.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc có vị trí địa lý thuận
lợi cho phát triển kinh tế và được xác định là
một địa bàn chiến lược, nằm trong chiến lược
phát triển kinh tế “hai hành lang - một vành
đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc. Với
những lợi thế đó tỉnh Quảng Ninh là một
trong số ít địa phương có lĩnh vực công
nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
phát triển kinh tế; có nhiều ngành công
nghiệp đóng vai trò then chốt đối với cả nước
(như: than, điện, đóng tầu, vật liệu xây
dựng...) và cũng là địa phương tiên phong xây
dựng lộ trình “cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp hiện đại” đi trước cả nước 5 năm đã
được thông qua tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
*
Tel:
thứ XII (năm 2005) và nay tiếp tục được
khẳng định ở Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
Những năm qua, tỷ trọng công nghiệp và xây
dựng trong GDP toàn tỉnh tăng liên tục từ
50,9% năm 2005 lên 54,1% năm 2010, giá trị
sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm
(tính theo giá cố định 1994) đạt 15,8%; Tuy
nhiên, cơ cấu công nghiệp của tỉnh Quảng
Ninh phân bổ chưa hợp lý trên phương diện
quan hệ giữa công nghiệp với các ngành kinh
tế khác. Việc phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp còn chậm. Về thiết bị, máy
móc và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chậm
đổi mới. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp
khai thác chủ yếu là những tài nguyên không
có khả năng tái tạo có xu hướng giảm nhưng
quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh; Công
nghiệp chế biến còn nhỏ bé, trong cơ cấu
hàng xuất khẩu, nguyên liệu thô chiếm trên
70%. Đặc biệt, trong quá trình phát triển công
nghiệp ở Quảng Ninh đã và đang làm nảy
sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và môi
trường cần được giải quyết. Đó là xung đột
giữa phát triển công nghiệp với du lịch, dịch
vụ và bảo vệ kỳ quan thiên nhiên của thế giới
Vịnh Hạ Long; tình trạng thu hẹp đất đai
nông nghiệp do phát triển các khu công
nghiệp, nhưng lao động nông nghiệp chưa được
thu hút đáng kể vào sản xuất công nghiệp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận theo định
tính cho phép thu thập được các thông tin
đánh giá của người hỏi về thực trạng phát
triển công nghiệp ở Quảng Ninh giai đoạn
2005 – 2010. Đối với các thông tin thứ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn