Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều Tra Và Đánh Giá Nguồn Tài Nguyên Cây Thuốc Ở Vườn Quốc Gia Cát Bà Và Vùng Đệm Hải Phòng Làm Cơ Sở Cho Công Tác Bảo Tồn Và Sử Dụng Bền Vững
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt
trêng ®¹i häc l©m nghiÖp
-------------------------------
Cao thÞ H¶i Xu©n
§iÒu tra vµ ®¸nh gi¸ nguån tµi nguyªn c©y thuèc ë vên
quèc gia c¸t bµ vµ vïng ®Öm (h¶i phßng) lµm c¬ së cho
c«ng t¸c b¶o tån vµ sö dông bÒn v÷ng
Chuyªn ngµnh L©m häc
M· sè: 60 62 60
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Ngêi híng dÉn khoa häc:
GS.TSKH. nguyÔn nghÜa th×n
Hµ T©y - 2006
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiÖp vµ ptnt
trêng ®¹i häc l©m nghiÖp
--------------------------
Cao thÞ H¶i Xu©n
§iÒu tra vµ ®¸nh gi¸ nguån tµi nguyªn c©y thuèc ë
vên quèc gia c¸t bµ vµ vïng ®Öm (h¶i phßng) lµm c¬
së cho c«ng t¸c b¶o tån vµ sö dông bÒn v÷ng
Chuyªn ngµnh L©m häc
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Hµ T©y - 2006
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp trong chương
trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học tại Khoa Đào tạo
Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, b¶n th©n đã nhận sự
ủng hộ giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại
học Lâm Nghiệp, Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Cát
Bà, UBND huyện Cát Hải và người dân đảo Cát Bà cùng bạn bè đồng nghiệp
về mọi mặt.
Nhân dịp này tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.
TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Trong quá trình thực hiện do còn hạn chế về mặt thời gian, trình độ nên
bản luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những đóng góp
ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 30 tháng 7 năm 2006
Tác giả
Cao Thị Hải Xuân
MỞ ĐẦU
Tài nguyên thực vật rừng là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã
ban tặng cho con người, đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc. Từ thuở xa
xưa cho đến ngày nay, đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước ta đã không
ngừng tìm tòi, nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa bệnh.
Cùng với những kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc, sự phát triển khoa học kỹ
thuật đã chứng minh cơ sở khoa học của những cây thuốc qua thành phần hoá
học, tác dụng kháng khuẩn, sát trùng... chúng ta càng thấy rõ giá trị của nó.
Các cây thuốc phân bố rộng và đa dạng. Số loài cây thuốc được ghi nhận vào
năm 2006 là có 3849 loài chiếm khoảng 35% trong hệ thực vật Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay, sự đa dạng sinh học nói chung, đa dạng cây thuốc
nói riêng đang bị tổn thương và suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân sâu xa
do sự gia tăng dân số và sự đói nghèo. Một nguyên nhân không kém phần
quan trọng, do nhận thức chưa đúng đắn về nguồn tài nguyên cây rừng, người
ta chỉ hiểu đơn giản là cung cấp gỗ mà ít chú ý tới giá trị các sản phẩm khác.
Chính vì vậy đã dẫn đến quá trình khai thác quá mức, sử dụng lãng phí và làm
suy giảm một cách nhanh chóng nguồn tài nguyên cây thuốc quý giá này. Hơn
thế nữa, một thực tế khi hoàn cảnh sống thay đổi thì kinh nghiệm về sử dụng
cây thuốc chữa bệnh ngày bị mai một.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng thì
chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn khi môi trường ngày càng
bị ô nhiễm, thiên tai xảy ra liên tiếp, xuất hiện nhiều bệnh tật mới mà thuốc
tây dần dần không thể chữa được. Vì vậy, hiện nay không chỉ các nước đang
phát triển mà cả những nước phát triển đang quan tâm đến việc sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Vườn Quốc gia Cát Bà
- Thành phố Hải Phòng không nằm ngoài tình trạng trên, các hệ sinh thái bị
rối loạn và suy giảm tính đa dạng sinh học ở nhiều khu vực trong vườn.
Ở Vườn Quốc gia Cát Bà cho đến nay các công trình nghiên cứu có tính
hệ thống về khu hệ thực vật, tổ thành thực vật và việc đánh giá tính đa dạng
sinh vật mới đang được tiến hành. Còn nghiên cứu về cây thuốc vẫn chưa
được quan tâm chú ý đến nhiều.
Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra
và đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Cát Bà và vùng
đệm (Hải Phòng) làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững”.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC Ở MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Vấn đề Dân tộc, Thực vật học đã được hình thành ngay từ khi xuất hiện
con người để sống và đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, con người đã sử
dụng các cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của mình (như cây làm thức ăn, cây
làm nhà ở, cây làm thuốc, cây đầu độc chim thú...). Từ những kinh nghiệm đó
dần dần đã hình thành một khoa học gọi là Dân tộc Thực vật học. Nó nghiên
cứu mối quan hệ giữa các dân tộc khác nhau với các loài cây cỏ phục vụ cho
cuộc sống của họ. Nhân dân ta đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc từ rất lâu.
Trong sự phát triển của loài người, mỗi dân tộc mỗi quốc gia đều có những
nền Y học cổ truyền riêng, việc tìm nguồn thức ăn, nước uống với cây thuốc
chỉ là một. Và các kinh nghiệm dân gian được nghiên cứu ở các mức độ khác
nhau tùy thuộc vào sự phát triển của quốc gia đó.
Lịch sử nền Y học Trung Quốc đầu thế kỷ thứ II, người ta đã biết dùng
thuốc là các loài cây cỏ để chữa bệnh như: sử dụng nước chè (Thea sinensis)
đặc để rửa vết thương và tắm ghẻ [27]. Trong cuốn sách "Cây thuốc Trung
Quốc" xuất bản 1985 đã liệt kê một loạt các cây cỏ chữa bệnh như: Rễ gấc
(Momordica cochinchinensis) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị
sưng tấy đau khớp, sốt rét, vết thương tụ máu; Cải soong (Nasturtium
officinale) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ. Từ những
kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về
các loài cây, về các sản phẩm chiết từ cây cỏ để chữa trị và đã đúc rút thành
những cuốn sách có giá trị. Từ đời nhà Hán (168 năm trước CN) tại Trung
Quốc trong cuốn sách "Thủ hậu bị cấp phương" tác giả đã kê 52 đơn thuốc
chữa bệnh từ các loài cây cỏ. Vào giữa thế kỷ XVI Lý Thời Trân đã thống kê
được 12000 vị thuốc trong tập "Bản thảo cương mục" được NXB. Y Học trích
dẫn 1963 [27].
Theo Fujiki (Nhật Bản) cùng các nhà khoa học ở Viện hàn lâm Hoàng
Gia Anh thì Chè xanh (Thea sinensis L.) còn ngăn chặn sự phát triển các loại
ung thư gan, dạ dày nhờ chất Gallat epigallocatechine (Theo báo KH & ĐS số
46, 1996). Thần Nông là người đã sưu tầm và ghi chép nên 365 vị thuốc đông
y trong cuốn sách “Mục lục thuốc thảo mộc”. Từ thời cổ xưa các chiến binh
La Mã đã biết dùng dịch cây Lô hội (Aloe barbadensis Mill.) để rửa vết
thương, vết loét,... chóng lành sẹo [27] mà ngày nay khoa học đã chứng minh
là dịch cây có tác dụng liền sẹo thông qua khả năng kích thích tổ chức hạt và
tăng nhanh quá trình biểu mô hóa [27]. Hay kinh nghiệm của người cổ Hy
Lạp và La Mã dùng vỏ quả óc chó (Juglans regia L.) để chữa vết loét, vết
thương..., lâu ngày không liền sẹo [27].
Ở Cu Ba, người ta đã dùng bột papain lấy từ mủ cây Đu đủ (Carica
papaya) để kích thích tổ chức hạt ở các vết thương phát triển [27].
Ở Pê Ru người ta dùng hạt của cây Sen cạn (Tropaeolum majus) để điều
trị bệnh phổi và bệnh đường tiết niệu [27].
Y học dân tộc Bun Ga Ri "Đất nước của hoa hồng" đã coi Hoa hồng là
một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta đã dùng cả hoa, lá, rễ để làm
thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay người ta đã chứng minh rằng
trong cánh Hoa hồng có chứa một lượng tanin, glucosid, tinh dầu đáng kể.
Tinh dầu này không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều
bệnh.
Nhân dân Ấn Độ dùng lá cây Ba ché (Desmodium triangulare) sao vàng
sắc đặc để chữa kiết lỵ và tiêu chảy.
Đồng bào Philíppin dùng vỏ cây Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa) sắc làm
thuốc cầm máu, hoặc tán bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét làm chúng chóng
khỏi [27]. Tỏi được dùng để chống bệnh đau màng óc, xơ động mạch, huyết
áp cao, ung thư, viêm đường ruột... Lá của cây (Psychotria rubra) được phụ
nữ Philippin dùng chữa kinh nguyệt không đều, lá và hoa chữa ho, giun, giúp
tiêu hóa tốt. Galien đã xem tỏi (Allium sativum) là một loại thuốc chữa bệnh
của người nông thôn có tác dụng lợi tiểu, trị giun, giải độc, chữa hen xuyễn,
vàng da, đau răng và các bệnh về da.
Ở Malaixia cây Húng chanh (Coleus amboinicus) dùng lá sắc cho phụ nữ
sau khi đẻ uống hoặc lấy lá giã nhỏ vắt nước cốt cho trẻ uống trị sổ mũi, đau
họng, ho gà...
Ở Căm pu chia, Malaixia, dùng toàn cây Hương nhu tía (Ocimun
sanctum) rễ trị đau bụng, sốt rét, nước lá tươi trị long đờm hoặc lá giã nát dắp
trị bệnh ngoài da, khớp [27].
Trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu
vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu hơn 1000 tài liệu khoa học về thực vật
và dược liệu đã được công bố và đã được các nhà khoa học kiểm chứng
(Trong đó có 146 loài có tính kháng khuẩn) và tổng hợp thành cuốn sách về
cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á "Medicinal Plants of East and
Sontheast Asia"1985 [27].
Cùng với phương thức chữa bệnh theo kinh nghiệm Y học cổ truyền, các
nhà khoa học trên thế giới còn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu cơ chế và các hợp
chất hóa học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Tokin, Klein, Penneys, đã
công nhận rằng hầu hết cây cỏ đều có tính kháng sinh đó là một trong các yếu
tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay
gặp như: các chất Phenolic, antoxyan, các dẫn chất quinon, alcaloid,
heterosid, flavonoid, saponin... [27]. Theo Anon. (1982) trong vòng gần hai
trăm năm trở lại đây, ít nhất đã có 121 hợp chất hóa học tự nhiên đã nắm được
cấu trúc, mà được chiết từ cây cỏ với mục đích làm thuốc hoặc từ đó tổng hợp
nên các loại thuốc chữa trị có hiệu quả. Như từ cây Lô hội (Aloe vera) theo
Gotthall (1950) đã phân lập được chất Glycosid barbaloin có tác dụng với vi
khuẩn lao người và tác dụng với Baccilus subtilic [27]. Lucas và Lewis
(1944) đã chiết từ Kim ngân (Lonicera sp.) một hoạt chất có tác dụng với các
loài vi khuẩn gây bệnh tả lị, mụn nhọt [27]. Người ta cũng đã chiết được
becberin từ cây Hoàng liên (Coptis chinensis). Theo Gilliver (1946) thì
Becberin có tác dụng chữa bệnh đường ruột và kiềm chế một số giống vi
khuẩn làm hại cây côí. Theo Schlederre (1962) thì nó có thể chữa khỏi bệnh
Bouton d'orient [27]. Lebedev thì có nhận xét Becberin có tác dụng đối với tụ
cầu, liên cầu, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn lị, thương hàn, và trực khuẩn lao
[27]. Trong lá và rễ Hẹ (Allium odorum) có các hợp chất Sulfua, saponin và
chất đắng. Năm 1948, Shen - Chi - Shen phân lập được một hoạt chất Odorin
có tác dụng ít độc với động vật cao cấp, nhưng lại có tác dụng kháng khuẩn.
Trong hạt phát hiện thấy có thêm Alcaloid có tác dụng với vi khuẩn Gram+
, Gram -, Nấm [27]. Trong nhiều loài Ba gạc (Rauwolfia sp.) chiết được chất
Resecpin, Serpentin làm thuốc hạ huyết áp. Chất Vinblastin, Vincristin được
chiết từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus) vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa
làm thuốc chống ung thư máu. Hoặc strophantin được chiết từ các loài Sừng
dê (Strophanthus sp.) dùng làm thuốc trợ tim đã nhiều thập kỷ nay. Vài chục
năm gần đây, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các
hợp chất hóa học tự nhiên, bằng con đường tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa
học, một số loại thuốc hiện đại có hiệu quả chữa bệnh cao lần lượt ra đời.
Gần đây, theo thống kê của tổ chức Y học thế giới (WHO) thì đến năm
1985 đã có gần 20.000 loài thực vật (Trong tổng số 250.000 loài đã biết) được
sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [27]. Trong