Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Điều tra và bảo mật thông tin theo pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TÚ
ĐIỀU TRA VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG TRỢ CẤP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Như Phát
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
2
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu trong
luận văn là trung thực; các dữ liệu, luận điểm
được trích dẫn đầy đủ, nếu không thuộc ý tưởng
hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi.
Tác giả
Nguyễn Tú
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. AOA: Hiệp định về Nông nghiệp
2. APO: Lệnh bảo vệ hành chính
3. ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
4. ASEAM: Diễn đàn hợp tác Á-Âu
5. APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
6. BPI: Thông tin có giá trị thương mại
7. CBI: Thông tin thương mại mật
8. DOC: Bộ Thương mại Hoa Kỳ
9. EU: Liên minh Châu âu
10.GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
11.ITC: Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
12.OECD: Tổ chức về hợp tác và phát triển kinh tế
13.QATS: Hiệp định về dịch vụ
14.TRAO: Văn phòng trợ giúp thương mại của ITC
15.SCM: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
16.HS: Mã số hàng hóa
17.UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc Hội
18. USD: Đô la Mỹ
19.WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
5
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP VÀ CHỐNG
TRỢ CẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
7
1.1 Những vấn đề lý luận về trợ cấp hàng hoá nhập khẩu trong
thương mại quốc tế
7
1.1.1 Khái niệm về trợ cấp trong thương mại quốc tế 7
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
Bản chất và mục đích của trợ cấp trong thương mại quốc tế
Tác động của trợ cấp trong nước
Tác động của trợ cấp xuất khẩu
11
11
13
1.1.3
1.1.3.1
1.1.3.2
1.1.3.3
1.1.3.4
1.1.3.5
1.1.3.6
1.1.4
1.1.4.1
1.1.4.2
1.1.5
1.1.5.1
1.1.5.2
Phân loại trợ cấp
Trợ cấp chung và trợ cấp riêng
Trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp
Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể dẫn tới hành động và trợ cấp
không dẫn tới hành động
Trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp
Trợ cấp hiển thị và trợ cấp không hiển thị
Điều chỉnh pháp luật về chống trợ cấp
Các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp
Các văn bản pháp lý hỗ trợ
Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và quy định của Tổ
chức thương mại thế giới trong lĩnh vực chống trợ cấp
Hoạt động chống trợ cấp trong thương mại quốc tế
Các cam kết của Việt Nam về chống trợ cấp trong hoạt
động thương mại quốc tế
16
16
17
17
18
19
20
21
21
21
22
22
24
1.2 Vai trò và mục tiêu của việc bảo mật thông tin trong quá
trình điều tra chống trợ cấp
26
1.2.1
1.2.2
Vai trò của bảo mật thông tin trong điều tra chống trợ cấp
Mục tiêu của bảo mật thông tin trong điều tra chống trợ cấp
26
27
Chương 2
ĐIỀU TRA VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN THEO PHÁP
LUẬT CHỐNG TRỢ CẤP CỦA VIỆT NAM
29
2.1 Điều kiện và thủ tục điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp 29
6
2.1.1 Xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước 29
2.1.1.1
2.1.1.2
Khái niệm về sản phẩm tương tự
Khái niệm về ngành sản xuất trong nước
30
31
2.1.1.3
2.1.1.4
Khái niệm về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Xác định thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong
nước
33
34
2.1.2
2.1.2.1
2.1.2.2
Mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp và
thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước
Ảnh hưởng của khối lượng hàng hoá nhập khẩu được trợ
cấp
Ảnh hưởng về giá cả của hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp
37
39
40
2.2
2.2.1
Thủ tục điều tra và bảo mật thông tin
Các quy định về hồ sơ vụ kiện
41
41
2.2.1.1 Các thông tin cần thiết trong hồ sơ khởi kiện 41
2.2.1.2
2.2.2
Tính đại diện của đơn kiện
Quá trình điều tra
43
44
2.2.2.1
2.2.2.2
2.2.2.3
2.2.2.4
2.2.2.5
2.2.2.6
2.2.2.7
2.2.3
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.3
2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
Các bên liên quan rong quá trình điều tra
Nộp hồ sơ đề nghị điều tra và bắt đầu điều tra
Kết luận điều tra sơ bộ
Điều tra thực tế tại cơ sở
Kết luận điều tra cuối cùng
Áp dụng thuế chống trợ cấp
Khiếu nại, khởi kiện
Bảo mật thông tin trong điều tra chống trợ cấp theo pháp
luật Việt Nam
Những loại thông tin được bảo mật
Thủ tục bảo mật thông tin
Tiếp cận thông tin mật
Hình thức xử phạt khi tiết lộ thông tin mật
Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật của Việt
Nam về điều tra và bảo mật thông tin trong lĩnh vực chống
trợ cấp
Thực trạng pháp luật và nhu cầu hoàn thiện pháp luật của
Việt Nam
Về thủ tục điều tra
Về bảo mật thông tin
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra và bảo mật
thông tin
Hoàn thiện pháp luật phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế
Hoàn thiện pháp luật phải đặt trong bối cảnh tương đồng
44
47
48
50
50
52
53
54
54
56
57
60
62
62
62
63
63
63
64
7
2.3.3
2.3.3.1
2.3.3.2
2.3.3.3
với các quy định pháp luật và các thiết chế liên quan
Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về điều tra và
bảo mật thông tin trong quá trình điều tra chống trợ cấp tại
Việt Nam
Hoàn thiện các quy định về cơ chế điều tra chống trợ cấp
Hoàn thiện các quy định về bảo mật thông tin
Nâng cao nhận thức cho các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và hiệp hội bảo vệ người
tiêu dung
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
64
65
67
68
70
8
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, theo lộ trình đã cam kết
Việt Nam phải thực hiện các điều khoản loại bỏ trợ cấp, nếu không sẽ bị nước
nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. Các biện pháp chống trợ cấp
tương tự như chống bán phá giá mà theo đó, nước nhập khẩu cũng thường sử
dụng biện pháp đánh thuế chống trợ cấp, còn gọi là “thuế đối kháng”. Nếu
nước nhập khẩu chứng minh là lượng hàng hoá vào thị trường của họ tăng
nhanh do được trợ cấp từ nước xuất khẩu, thì họ sẽ áp đặt một mức thuế đủ để
làm mất sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh
mạnh đối với các nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
Thuế chống trợ cấp thường tập trung trong một số ngành nhất định:
Ngành có công nghệ thấp; Ngành sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh (hàng nông sản, hàng dệt may, sản phẩm của ngành công nghiệp dựa
trên lợi thế tự nhiên...); Sản phẩm sắt thép. Đối với hầu hết những sản phẩm
Nông nghiệp, Việt Nam ít có nguy cơ bị áp đặt thuế chống trợ cấp trong
tương lai gần, bởi vì sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới chúng ta
cam kết cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước và trợ cấp xuất khẩu theo lộ
trình. Tuy nhiên, các sản phẩm như gạo, cà phê của Việt Nam là những mặt
hàng có sản lượng xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, do vậy sẽ là đối tượng bị
các nước chú ý và sẽ bị đánh thuế chống trợ cấp nếu gây thiệt hại cho ngành
sản xuất của nước nhập khẩu. Còn đối với những sản phẩm phi nông nghiệp
thì nguy cơ bị kiện chống trợ cấp là không nhỏ, những chính sách của chính
phủ ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoàn thuế
xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho các
ngành công nghiệp trong nước, (việc chính phủ Việt Nam hỗ trợ cho công ty
Vinashin 750 triệu USD từ việc huy động trái phiếu chính phủ là một ví dụ)
Mặt khác, Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp
tại thị trường của mình. Những mặt hàng cụ thể như: Sắt thép, tình hình trợ
cấp cho ngành thép trên thế gới rất phổ biến (ví dụ như Hàn Quốc khoanh nợ
cho công ty thép Kangwon sau khủng hoảng tài chính năm 1997; Indonesia
trợ cấp cho các nhà máy sản xuất thép thông qua việc cấp vốn ưu đãi để xây
dựng các nhà máy thép, như công ty CRMI năm 1988, 1998, 1999…). Vì thế,
trong những năm gần đây ngành thép non trẻ của Việt Nam đã phải cạnh
tranh gay gắt với hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là thép xây dựng và các loại
ống thép từ các nước Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài ra một số sản phẩm
khác như: gạo nhập khẩu từ Thái Lan, tàu biển từ Hàn Quốc và EU…Như
vậy, trong một vài năm nữa, khi hàng rào thuế quan giảm dần theo lộ trình thì
một số ngành sản xuất trong nước sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với
sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp từ nước xuất khẩu.