Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra phân vùng Sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn Gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------ -------------
PHẠM THANH HUẾ
ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 – 42 - 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung
Thái nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Chung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố
Tác giả
Phạm Thanh Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS – TS Hoàng Chung đã
tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn toàn thể các thày cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa
Sinh trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Xin cám ơn cán bộ, nhân viên
Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
khoa học.
Nhân đây tôi cũng xin cám ơn các vị lãnh đạo cũng như các cán bộ của
Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn – Đại Từ - Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp
huyện, phòng Thống kê, phòng Địa chính huyện Đại Từ.
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 09 năm2009.
Tác giả
Phạm Thanh Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VCK: Vật chất khô
NC: Nghiên cứu
DS: Dạng sống
GTCT: Giá trị chăn thả
T0: Giá trị chăn thả tốt
TB: Giá trị chăn thả trung bình
Ke : Giá trị chăn thả kém
Ho: Không có giá trị chăn thả
ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn
UBND: Ủy ban nhân dân
NXB: Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số lượng gia súc- gia cầm huyện Đại Từ qua các năm 32
Bảng 4.1: Thành phần loài trong các thảm cỏ ven sông 56
Bảng 4.2: Những dạng sống của thực vật trong các thảm cỏ ven sông 63
Bảng 4.3: Thành phần loài trong các đồi cỏ tự nhiên 67
Bảng 4.4: Những dạng sống của thực vật trong đồi cỏ tự nhiên 75
Bảng 4.5: Thành phần loài dưới tán rừng 79
Bảng 4.6: Những dạng sống của thực vật dưới tán rừng 86
Bảng 4.7: Năng suất một số thảm cỏ tự nhiên 90
Bảng 4.8: Năng suất cỏ dầy qua 5 lần cắt 91
Bảng 4.9: Thành phần hóa học của cỏ trồng 92
Bảng 4.10: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn 94
Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Hùng 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Hùng Sơn 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 5
1.2. Phân vùng địa vật lý 7
1.3. Phân vùng khí hậu 7
1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 11
1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 13
1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 17
1.7. Tình hình về nghiên cứu đồng cỏ trồng 28
1.8. Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 30
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
2.1.2. Tình hình xã hội huyện Đại Từ 36
2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn 36
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 37
2.2.2. Điều kiện xã hội 40
CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đối tượng nghiên cứu 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 42
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 42
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43
3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ 50
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái 51
4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 52
4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 53
4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 54
4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn 56
4.2.1. Thảm cỏ ven sông 56
4.2.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 67
4.2.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 79
4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu 89
4.3. Thực nghiệm trồng cỏ 91
4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ 91
4.3.2. Về chất lượng cỏ trồng 92
4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã 93
4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi 93
4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 96
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98
1. Kết luận 98
2. Đề nghị 99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với hai
ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi đặc biệt chiếm vị trí
quan trọng. Đây là một ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao và hiện đang là thế
mạnh của các tỉnh miền núi. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân
ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước đã không đáp ứng được,
do đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tìm ra phương hướng cho
việc phát triển các nguồn thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ trồng đồng thời có biện
pháp khai thác, sử dụng nguồn thức ăn đó một cách có hiệu quả nhất.
Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng, gia súc
sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Sự
phát triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các
hình thức tác động của con người... Sự sinh trưởng của thảm cỏ cũng có sự
biến động theo mùa rõ rệt. Ở các vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự
phát triển khác nhau, tạo nên các loại thảm cỏ với năng suất khác nhau. Chính
vì vậy mà việc phân vùng sinh thái có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp ta
phân định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Nó còn là cơ
sở cho việc quy hoạch, phân vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng có khả năng
dùng làm đồng cỏ phục vụ cho phát triển chăn nuôi, lập phương án sử dụng
hợp lý các kiểu đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc, góp phần phát triển bền
vững chăn nuôi địa phương.
Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang chuyển
dịch dần từ hình thức quảng canh sang thâm canh, nuôi nhốt thu cắt thức ăn
xanh và cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ so với diện tích đất trống dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức
ăn cho gia súc.Trước nhu cầu thực tiễn đó đã có rất nhiều chương trình, dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.Lrc-tnu.edu.vn
nhập nội một số giống cỏ năng suất cao có thể trồng trong điều kiện của Việt
Nam đã trồng thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đại từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên hiện đang rất cần sự
đầu tư cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh để cung cấp cho chăn nuôi đại
gia súc. Cũng đã có nhiều dự án đưa một số giống cỏ năng suất cao vào trồng
và cũng đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do
thói quen hay do ý thức chưa thật đúng của dân địa phương, đồng thời cũng
thiếu mô hình có sức thuyết phục cao để dân học tập. Xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra phân vùng sinh thái và
đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên”.