Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra, nghiên cứu tảo độc gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra - Hàm lượng muối dinh dưỡng ở Đầm Nha Phu - Khánh Hoà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
viÖn khoa häc vµ c«ng nghÖ viÖt nam
viÖn h¶i d−¬ng häc
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
hµm l−îng muèi dinh d−ìng ë ®Çm nha phu –
kh¸nh hßa
Thuộc đề tài KC 09-19:
“Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số
vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất
một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại
do chúng gây ra”
Thực hiện: ph¹m v¨n th¬m
6132-8
02/10/2006
Nha Trang, 2006
HÀM LƯỢNG MUỐI DINH DƯỞNG Ở ĐẦM NHA PHU, KHÁNH HÒA
(thời kỳ tháng 5/2004-tháng 4/2005)
Phạm Văn Thơm
Viện hải dương học
Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005 hàm lượng
muối dinh dưởng trong nước đã được theo dõi hàng tháng tại 1 trạm ao nuôi tôm
Sú và 4 trạm trong đầm Nha Phu. Vị trị các trạm thu mẫu được giới thiệu trong
hình 1. Độ sâu của các điểm thu mẫu thay đổi từ 0.7 m (ao) đến 10,5 m (trạm 5).
Mẫu được thu chủ yếu ở tầng mặt, mẫu tầng đáy chỉ được thu tại 2 trạm 4 và 5.
Các chỉ tiêu được phân tích gồm có: nitrit, ammonia, nitrat, phosphat và
silicat. Mẫu được thu, bảo quản và phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn qui
định trong APHA, 1995.
Kết quả:
Kết quả phân tích cho thấy trong thời gian khảo sát giá trị trung bình và khoảng
dao động của hàm lượng các muối dinh dưởng tại các trạm (trừ trạm 1) như sau:
- nitrit-N: 0 – 5.6µg/l; trung bình 1.6µg/l
- ammonia-N: 0 - 51µg/l; trung bình 3.9µg/l
- nitrat-N: 38 – 84µg/l; trung bình 53µg/l
- phosphat-P: 2.3 - 25.0µg/l; trung bình 13.4µg/l
- silicat-Si: 134 - 3155µg/l; trung bình 523µg/l
Kết quả thống kê theo từng tháng (không thống kê trạm 1) cho thấy hàm
lượng trung bình của nitrit cao nhất vào tháng 10/2004, của nitrat vào tháng
3/2005, của phosphat và ammonia vào tháng 4/2005 và của silicat vào tháng
6/2004 (xem bảng 1).
Kết quả thống kê theo từng trạm cho thấy hàm lượng trung bình năm của
nitrit, ammonia, nitrat và phosphat cao nhất đều được gặp tại trạm 1 (xem hình 2).
Điều đáng quan tâm là giá trị cực đại của phosphat-P tại trạm này lên đến 128µg/l
(tháng 8/2004).
Hàm lượng trung bình cao nhất của silicat được gặp tại trạm 3 (xem bảng
2). Điều này có thể là do sự xâm nhập của nước biển theo rãnh sâu phía đông bắc
đã ép nước ngọt về phía tây nam.
Biến thiên hàm lượng trung bình năm của các yếu tố khảo sát được minh
họa trong hình 3.
Hàm lượng các muối dinh dưởng ở tầng mặt và tầng đáy không khác nhau
nhiều, ammonia và silicat ở tầng mặt thường cao hơn trong lúc nitrite hơi thấp hơn
(bảng 3).
Hình 1: Vị trí các trạm thu mẫu
Bảng 1: Khoảng dao động và giá trị trung bình của các yếu tố theo từng tháng. (số mẫu
mỗi tháng = 6)
Tháng Giá trị NH3-N NO2-N NO3-N PO4-P SiO3-Si
(µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l) (µg/l)
5 TB 0.0 0.9 42 9.1 717
CT 0.0 0.5 39 4.5 308
CĐ 0.0 1.5 46 22.8 1530
6 TB 0.0 0.3 43 4.4 1579
CT 0.0 0.0 40 2.3 405
CĐ 0.0 0.8 48 7.0 3155
7 TB 0.0 0.8 66 6.6 575
CT 0.0 0.5 55 5.2 189
CĐ 0.0 1.0 74 8.5 1392
8 TB 0.0 1.1 46 15.7 347
CT 0.0 0.0 42 12.5 134
CĐ 0.0 5.6 50 21.2 682
9 TB 4.7 1.4 45 4.9 818
CT 0.0 1.0 38 3.5 169
CĐ 18.6 2.0 54 6.5 1915
10 TB 0.0 3.4 64 12.9 429
CT 0.0 2.4 56 10.2 159
CĐ 0.0 4.5 73 15.8 1430
11 TB 3.8 2.4 43 8.1 294
CT 0.0 1.2 39 5.0 163
CĐ 23.0 4.0 48 10.5 569
12 TB 0.0 2.8 52 13.6 307
CT 0.0 2.1 48 9.5 189
CĐ 0.0 5.2 59 19.8 465
1 TB 1.5 1.2 58 12.0 252
CT 0.0 0.6 53 10.0 198
CĐ 9.0 3.0 65 13.8 353
2 TB 1.5 1.8 48 9.6 195
CT 0.0 0.9 44 4.9 146
CĐ 9.0 4.3 54 13.4 238
3 TB 14.3 1.7 67 16.9 523
CT 7.0 0.9 58 14.4 329
CĐ 20.0 3.1 84 20.0 833
4 TB 21.3 1.4 61 20.0 246
CT 0.0 1.0 53 16.9 174
CĐ 51.0 2.8 73 25.0 308