Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều kiện kinh doanh và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Phạm Trí Hùng
Học viên : Nguyễn Thị Hạnh Nguyên
Lớp : Cao học Luật Kinh tế khóa 24
Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 11 năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế “Điều kiện kinh doanh và hoạt
động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam” được tác giả
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Trí Hùng (trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh). Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả, các số
liệu, thông tin được trích dẫn trong công trình nghiên cứu này có nguồn gốc rõ
ràng, được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu do tác giả phân
tích, đánh giá, kết luận dựa trên các quy định hiện hành và tình hình áp dụng thực
tiễn tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trong công trình này chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Trân trọng.
Tác giả
NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÁT THANH,
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ......................................................6
1.1. Khái quát quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền................................................................................................6
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền....................................................................................7
1.2.1. Điều kiện về chủ thể................................................................................8
1.2.2. Điều kiện về giấy phép và các văn bản khác ........................................10
1.2.3. Điều kiện về khả năng tài chính ...........................................................14
Kết luận Chương 1...............................................................................................16
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN
DỊCH VỤ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM .....17
2.1. Khái quát quy định pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên dịch
vụ phát thanh, truyền hình trả tiền....................................................................17
2.1.1. Quản lý thông qua Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền .............................................................17
2.1.3. Quy định về phát sóng các kênh chương trình nước ngoài ..................22
2.2. Bất cập và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý nội dung
thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền...................................25
2.2.1. Vấn đề tài chính của chủ sở hữu nhóm kênh chương trình phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương.
...............................................................................................................25
2.2.2. Tiêu chí phân loại kênh chương trình...................................................26
2.2.3. Tiêu chí kiểm duyệt nội dung trên các kênh chương trình ...................26
2.2.4. Giới hạn số lượng kênh chương trình nước ngoài trong tổng số kênh
chương trình khai thác .......................................................................................27
2.3. Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết........................................................27
2.3.1. Trao cho doanh nghiệp quyền tự do thực hiện và áp dụng cơ chế hậu
kiểm nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của doanh nghiệp trước khi
cung cấp dịch vụ đến thuê bao ...........................................................................28
2.3.2. Ban hành các yêu cầu, tiêu chuẩn để phân loại kênh chương trình và
kiểm duyệt nội dung kênh chương trình phát sóng ............................................28
2.3.3. Những nội dung liên quan đến nội dung phát sóng trên các kênh
chương trình sẽ thuộc phạm vi nhiệm vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
...............................................................................................................30
Kết luận Chương 2...............................................................................................31
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ PHÁT THANH,
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ....................................................32
3.1. Khái quát quy định pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền..............................................................................................32
3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền..................................................................................34
3.2.1. Cuộc chiến cạnh tranh về giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền .............................................................34
3.2.2. Quan điểm ban hành giá sàn cho dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền ...............................................................................................................36
3.3. Kiến nghị, đề xuất hướng giải quyết........................................................37
Kết luận Chương 3...............................................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................40
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền (PayTV) là dịch vụ ứng dụng viễn
thông để cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình trong nước, kênh chương
trình nước ngoài và dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng
1
. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế
giới vào cuối thập niên 1970, có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và đến nay dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền đã trở thành một dịch vụ phổ biến ở hầu khắp các
gia đình với khoản 13,2 triệu thuê bao trên khắp cả nước
2
. Đây là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành, trong đó có Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thương mại, Luật Đầu tư… Trước khi Luật Đầu tư 2014 khẳng định một cách minh
thị kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện tại Phụ lục IV, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện cũng đã bao gồm dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền dưới tên gọi “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ
viễn thông” tại danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục III của Nghị
định này.
Vào năm 2011, Chính phủ ban hành khung pháp lý đầu tiên cho dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban
hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg (Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động truyền hình trả tiền ngày
24/03/2011). Quy chế trên được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 18a/2013/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/03/2013. Sau 05 năm đưa vào áp dụng,
ngày 18/02/2016 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 06/2016/NĐ-CP (Nghị
định số 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng
dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, có hiệu lực thi hành ngày 15/03/2016), thay
thế cho các quy định về điện kiện kinh doanh tại Quy chế quản lý hoạt động truyền
hình trả tiền. Nghị định quy định chi tiết về các điều kiện mà doanh nghiệp phải
1 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
2
Số liệu thống kê lấy từ Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Bộ
Thông tin và Truyền thông ngày 22/12/2017
2
tuân thủ khi tiến hành kinh doanh, các quy định về việc quản lý và sử dụng dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền.
Có thể dễ dàng nhận thấy so với những lĩnh vực khác thì văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh về việc cung cấp, quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh,
truyền hình trả tiền có “vòng đời” tương đối ngắn. Nghị định số 06/2016/NĐ-CP và
Quy chế quản lý hoạt động truyền hình tuy bước đầu đã tạo nên hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp hoạt động nhưng quy định vẫn còn rất sơ khai. Đặc biệt ở góc
độ quản lý vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình, mà cụ thể ở đây là Cục Phát
thanh Truyền hình và Thông tin điện tử và Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng
thời, qua thực tiễn công tác, tác giả nhận thấy những bất cập ngay trong chính các
quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, quản lý nội dung thông tin và giá cước
của dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đã gây lúng túng cho doanh nghiệp
trong việc chấp hành pháp luật. Trong một số trường hợp, các quy định vô hình
trung cản trở doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh khi có quá nhiều
giấy phép, thủ tục cần đáp ứng cũng như không rõ quy định pháp luật vào thực tiễn
hoạt động của doanh nghiệp mình trở nên không phù hợp.
Do đó, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ những vướng mắc để tạo nên
khung pháp lý minh bạch, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn thông qua việc
phân tích các quy định phát luật về cấp phép kinh doanh và quản lý dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện kinh doanh
và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan điều kiện kinh doanh nói chung, đã có một số công trình nghiên
cứu về khung pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ khi tiến hành kinh
doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có thể kể đến như: luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Lưu Thị Hương Ly: “Một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện” và khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Huỳnh: “Vấn
đề kinh doanh có điều kiện theo luật doanh nghiệp”. Các công trình nghiên cứu này
trình bày các nội dung:
Thứ nhất, khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Thứ hai, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại
Luật Doanh nghiệp 2005, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
3
Thứ ba, nêu một số thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất hướng giải
quyết về các vướng mắc xoay quanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điểm sơ lược nội dung các công trình kể trên có thể thấy các tác giả đã khái
quát hóa lại những quy định về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, những công trình
trên lại khai thác vấn đề theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định
96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện nên chỉ mang giá trị so sánh với các quy định hiện
hành.
Lĩnh vực phát thanh, truyền hình trả tiền còn rất mới mẻ tại Việt Nam mà
vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi trước đây, ngoại trừ một nghiên cứu
có liên quan về lĩnh vực viễn thông tại luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn
Thúy Hằng với chủ đề “Pháp luật về kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông - Thực
trạng và giải pháp”. Tuy nhiên, tác giả này chỉ tiếp cận vấn đề này ở phạm vi rộng
về ngành viễn thông (chủ yếu là lĩnh vực điện thoại cố định và điện thoại di động)
theo quy định của pháp luật giai đoạn trước khi Luật Viễn thông 2009 ra đời, cụ thể
ở đây là Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông. Luận văn này trình bày các nội dung sau:
Thứ nhất, sơ lược các đặc trưng, vai trò và vị trí của ngành viễn thông trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội;
Thứ hai, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông quy định tại
Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông thông qua hai
loại giấy phép lúc bấy giờ: Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn
thông, Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông;
Thứ ba, tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt
Nam ở các khía cạnh: số lượng, thị phần các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và
so sánh với một số nước lân cận; quản lý về chất lượng dịch vụ; năng lực về nhân
lực, khả năng cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp lớn và sự hợp tác, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp.
Thứ tư, những bất cập trong quá trình áp dụng những quy định của pháp luật
trong lĩnh vực viễn thông về các vấn đề: kết nối tín hiệu kỹ thuật, chất lượng dịch
vụ, quản lý giá cước, cạnh tranh và xử lý cạnh tranh.
Những nội dung về hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền chỉ được nêu manh mún ở các Báo cáo định kỳ hoạt động của các Sở Thông tin
và Truyền thông tại từng địa phương hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông mà chưa
4
có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh
doanh và hoạt động quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt
Nam” đảm bảo yêu cầu về tính mới của luận văn thạc sỹ luật học kinh tế, định
hướng ứng dụng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích các quy định của
pháp luật và từ đó chỉ ra rõ những bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng các
quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
trả tiền tại Việt Nam thông qua các quy định về điều kiện kinh doanh, hệ thống các
giấy phép kinh doanh. Xoáy sâu phân tích, đánh giá tính phù hợp của các quy định
pháp luật trong việc quản lý nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền tại Việt Nam và tiến đến đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những quy
định còn thiếu tính khả thi, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định có
liên quan đến điều kiện kinh doanh và quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền mà cụ thể ở đây là quản lý về mặt nội dung và giá dịch vụ cũng như thực tiễn
áp dụng quy định trên của pháp luật tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam là ngành dịch vụ có
phạm vi quản lý nhà nước khá rộng và liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác
nhau. Trong giới phạm vi đề tài, tác giả tập trung đào sâu nghiên cứu các quy định
của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, Luật Viễn thông 2009, Luật Báo chí 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành so sánh, đối chiếu
với Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền và Dự thảo lần thứ 5 để sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của mình.
Đối với vấn đề thực tiễn, tác chủ yếu phân tích, đánh giá các vướng mắc hiện
hữu ngay trong chính các quy phạm pháp luật và những khó khăn của các doanh
nghiệp nêu lên tại các Hội thảo chuyên ngành dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện, khắc phục.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu theo định hướng ứng dụng do đó tác giả chủ yếu vận dụng
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích các văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động phát thanh, truyền hình trả tiền, các tài liệu (báo
5
chí, bài nghiên cứu, báo cáo…) có liên quan. Tác giả tiến hành phân tích thực tiễn
áp dụng pháp luật và bất cập của hệ thống các quy định pháp luật từ nhiều góc độ;
đặt vấn đề trong mối tương quan giữa thực tiễn và lý luận để từ đó đưa ra những đề
xuất góp ý điều chỉnh quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối vớiphát thanh,
truyền hình trả tiền.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh
và quản lý của nhà nước đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt
Nam, đề tài góp phần đưa ra một số định hướng để tiếp tục hoàn thiện quy định của
pháp luật trong lĩnh vực này. Bài viết cũng cung cấp thông tin về các điều kiện kinh
doanh trước, trong quá trình hoạt động cho các doanh nghiệp cũng như chỉ ra những
khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường.
7. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Luận văn bao gồm có 3 chương với những nội dung như sau:
Chương 1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền tại Việt Nam
Chương 2. Pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên dịch vụ phát
thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam
Chương 3. Pháp luật về quản lý giá dịch vụ phát thanh, truyền hình trả
tiền tại Việt Nam