Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều khiển tối ưu hợp tác phân tán bẩy sự kiện cho đa hệ cơ khí phi holonom tự hành kết nối vật lý và ràng buộc ngõ vào :Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Tên đề tài: Điều khiển tối ưu hợp tác phân tán bẩy sự kiện cho đa
hệ cơ khí phi holonom tự hành kết nối vật lý và ràng buộc ngõ
vào.
Mã số đề tài: 107.04-2019.25
TP HCM, 2022
3
Mẫu M4a
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài: Điều khiển tối ưu hợp tác phân tán bẩy sự kiện cho đa hệ cơ khí phi
holonom tự hành kết nối vật lý và ràng buộc ngõ vào.
2. Mã số: 107.04-2019.25
3. Danh sách chủ nhiệm, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong đề tài
1
PGS.TS. Nguyễn Tấn
Luỹ
Trường Đại học Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh Chủ nhiệm đề tài
2 TS. Trần Hữu Toàn Trường Đại học Công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh Thành viên chủ chốt
3 TS. Trần Trọng Toàn
Viện cơ học và tin học ứng
dụng, Viện hàn lâm khoa học
và công nghệ Việt Nam
Thư ký đề tài
4. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Công Nghiệp Tp HCM.
5. Thời gian thực hiện:
5.1 Theo hợp đồng: 24 tháng, từ 05/09/2019 đến 05/09/2021
5.2 Gia hạn (nếu có): 12 tháng
5.3 Thực hiện thực tế: 32 tháng, từ 05/09/2019 đến 05/06/2022
6. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 684.000.000 đồng (bằng chữ: Sáu trăm tám
mươi bốn triệu đồng chẵn).
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Đề tài bao gồm lý thuyết và phương pháp tính toán mới trong lĩnh vực điều khiển
hợp tác phân tán đa hệ cơ khí phi holonom tự hành với kết nối vật lý và ràng buộc ngõ
Mã số hồ sơ
Ngày nhận báo cáo
(Do Cơ quan điều hành Quỹ ghi)
4
vào. Phép toán biến đổi mới cho luật điều khiển truyền thẳng được đề xuất để tích hợp
động học và động lực học dễ dàng thiết kế điều khiển tối ưu hợp tác phân tán. Từ đó dựa
vào lý thuyết qui hoạch động thích nghi bền vững và cơ chế bẩy sự kiện, phương pháp
mới xấp xỉ nghiệm trực tuyến trong điều khiển hợp tác phân tán được cung cấp sao cho
độ phức tạp tính toán và gánh nặng truyền thông được giảm thiểu.
2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi và nội dung nghiên cứu chính của đề tài được thể hiện như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về điều khiển phân tán hợp tác đa hệ cơ khí phi
holonom tự hành, thuộc lớp hệ phi tuyến truyền ngược nghiêm ngặt với kết
nối vật lý và ràng buộc ngõ vào, chú ý thêm kết nối truyền thông, nhiễu ngoài
và các tham số bất định.
- Dựa vào lý thuyết đồ thị đề xuất cấu hình hợp tác phân tán giữa các đối tượng
trong hệ và mô hình hoá hệ thống.
- Thiết kế luật điều khiển truyền thẳng để tích hợp mô hình động học và động
lực học thành hệ phi tuyến duy nhất, loại bỏ kết nối bất định dễ dàng cho thiết
kế luật điều khiển tối ưu phân tán ở bước tiếp theo.
- Biến đổi bài toán tối ưu hợp tác phân tán cho đa hệ cơ khí (đa hệ phi tuyến
truyền ngược nghiêm ngặt) thành phương trình vi phân phi tuyến bậc cao
Hamilton-Jacobi-Isaacs (HJI) và thiết kế phương pháp để xấp xỉ trực tuyến
nghiệm phương trình HJI.
- Tăng cường hiệu quả của luật điều khiển bằng cách khai thác cơ chế kích hoạt
sự kiện.
- Chứng minh tính ổn định và sự hội tụ của hệ thống sử dụng lý thuyết
Lyapunov và biến đổi toán học nâng cao.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về điều khiển phân tán hệ phi tuyến truyền ngược nghiêm
ngặt và tiếp cận đến những kết quả công bố mới nhất, đề tài phân tích ưu nhược điểm của
từng phương pháp, tiếp tục nghiên cứu và phát triển vấn đề mới. Có hai hướng tiếp cận
chính như sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về động học và động lực học chứa các tham số bất định
của hệ phi tuyến truyền ngược nghiêm ngặt từ đó áp dụng cho hệ phi holonom
di động ràng buộc ngõ vào và nhiễu; Khảo sát kết nối vật lý và truyền thông
5
giữa các đối tượng trong một hệ thống. Khi đó các giả thiết phù hợp và phạm
vi giải quyết bài toán được đặt ra.
- Khai thác lý thuyết qui hoạch động thích nghi bền vững (robust adaptive
dynamic programming), là lĩnh vực hẹp của học tăng cường bền vững (robust
reinforcement learning), để thiết kế phương pháp xấp xỉ nghiệm phương trình
vi phân phi tuyến bậc cao Hamilton-Jacobi-Isaacs liên quan đến luật điều
khiển mong muốn
Theo hướng tiếp cận như trên, phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích và thiết kế hệ thống được thực hiện bằng cách sử dụng lý thuyết hệ
thống động nhiều vật và lý thuyết điều khiển hiện đại. Trong khi đó sự ổn định
và hội tụ được chứng minh bằng lý thuyết Lapunov và toán học. Ngoài ra, mô
phỏng số được sử dụng để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp đề xuất.
- So sánh kết quả đạt được với kết quả của các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh
vực, cùng đối tượng.
4. Kết quả nghiên cứu
(Mô tả các kết quả nghiên cứu đạt được. Đánh giá về các kết quả nghiên cứu bao gồm tính mới,
giá trị khoa học, giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu)
a) Tính mới của nghiên cứu:
- Bộ quan sát trạng thái dựa vào ngõ ra được thiết kế nhằm hạn chế số lượng
cảm biến hồi tiếp cho cơ cấu chấp hành của hệ cơ khí phi holonom. Tính ổn
định khi áp dụng luật điều khiển và bộ quan sát trạng thái cho hệ kín được phát
biểu và chứng minh nghiêm ngặt.
- Luật điều khiển truyền thẳng tích hợp mô hình động học và động lực học cho
hệ phi tuyến truyền ngược nghiêm ngặt. Luật này loại bỏ hoàn toàn thủ tục
nhận dạng hệ thống làm giảm chi phí tính toán khác với các luật trong đang có.
Luật điều khiển truyền thẳng tích hợp đề xuất từ hệ phi tuyến truyền ngược
nghiêm ngặt được áp dụng cho mô hình động học và động lực học cho các đối
tượng phi holonom di động kết nối vật lý.
- Luật điều khiển tối ưu hợp tác phân tán với ràng buộc ngõ vào và loại bỏ nhiễu
dựa vào cơ chế kích hoạt sự kiện. Chất lượng tối ưu là điểm khác biệt của
phương pháp này so với các phương pháp đã có. Ngoài ra cơ chế kích hoạt sự
kiện đã làm giảm đáng kể chi phí tính toán và chi phí truyền thông so với các
6
phương pháp điều khiển lấy mẫu theo chu kỳ. Định lý mới về sự ổn định và hội
tụ khi áp dụng luật này được phát biểu và chứng minh nghiêm ngặt.
b) Giá trị thực tiễn: Nghiên cứu đã được ứng dụng thực tế trong việc điều khiển tối
ưu bền vững trực tiếp cho một loại cơ cấu chấp hành của hệ cơ khí phi holonom di
động đang được sử dụng rộng rãi trong trong công nghiệp, đó là hệ phi tuyến phức
tạp sử dụng bộ quan sát trạng thái vì không có cảm biến vị trí. Luật điều khiển tối
ưu phân tán đã được chứng minh ổn định chặt chẽ có thể áp dụng trực tiếp cho các
đối tượng phi holonom tự hành thực tế.
c) Khả năng ứng dụng:
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài khi thực nghiệm trên một loại cơ cấu chấp
hành, ta có thể ứng dụng luật điều khiển nhúng và bộ quan sát trạng thái
nhúng trên các robot di động thực tế trong công nghiệp và trong logistic.
- Kết quả của đề tài có thể làm cơ sở khoa học để nghiên cứu và phát triển
các thuật toán điều khiển nâng cao cho các hệ phi tuyến có trễ hoặc hệ phi
tuyến có mô hình động học hoàn toàn không biết.
d) Kết quả công bố:
1. Công trình đăng trên tạp chí ISI uy tín do Quỹ Nafosted ban hành, theo Quyết
định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Hội đồng
Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia [Luy Nguyen Tan,
Thanh Pham Cong, Duy Pham Cong, Neural Network Observers and
Sensorless Robust Optimal Control for Partially Unknown PMSM with
Disturbances and Saturating Voltages, vol. 36, no. 10, pp. 12045 - 12056,
2021, DOI: 10.1109/TPEL.2021.3071465, ISI(SCI), Q1, IF=6.15 (2021)]. Các
đóng góp mới trong công trình được tóm tắt như sau:
1.1. Để làm cơ sở thiết kế luật điều khiển tối ưu hợp tác phân tán bẩy sự kiện cho
đa hệ cơ khí phi holonom tự hành kết nối vật lý và ràng buộc ngõ vào, cần
thiết phải khảo sát loại cơ cấu chấp hành là động cơ đồng bộ nam châm vĩnh
cửu của hệ cơ phí phi holonom tự hành với ngõ vào bị ràng buộc và không
đủ trạng thái để thiết kế bộ điều khiển hồi tiếp trạng thái.
1.2. Bộ quan sát trạng thái dựa vào mạng thần kinh nhân tạo được thiết kế. Trong
đó thông tin biết trước về động học hệ thống là không cần thiết. Luật cập
7
nhật số trực tuyến bộ trọng số dựa vào lý thuyết ổn định Lyapunov bảo đảm
hệ kín luôn ổn định.
1.3. Dưới sự ảnh hưởng của nhiễu, vị trí góc quay và tốc độ quay của trục cơ cấu
chấp hành trích xuất từ sức điện động ngược là không chính xác, bộ quan sát
thứ hai được thiết kế. Sai số bám giữa của góc quay và tốc độ quay được
chứng minh là ổn định và bị chặn lân cận zero.
1.4. Dựa vào kỹ thuật học tăng cường tích phân (Intergral Reinforcement
Learning-IRL) thuật toán điều khiển tối ưu bền vững với ngõ vào bị bão hoà
được đề xuất. Mô phỏng và thực nghiệm chứng tỏ rằng thuật toán này là hiệu
quả.
2. Công trình đăng trên tạp chí ISI uy tín do Quỹ Nafosted ban hành, theo Quyết
định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09 tháng 8 năm 2019 của Hội đồng
Quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia [Luy Nguyen Tan,
Huu-Toan Tran, Trong-Toan Tran, Event-Triggered Observers and
Distributed H∞ Control of Physically Interconnected Nonholonomic
Mechanical Agents in Harsh Conditions, pp. 1-14, 2022, DOI:
10.1109/TSMC.2022.3177043, ISI(SCI), Q1, IF=13.45 (2021)] và [Tan-Luy
Nguyen, Huu-Toan Tran, Trong-Toan Tran, and Cong-Thanh Pham,
Reinforcement Learning-Based Event-Triggered Robust Optimal Control for
Mobile Euler-Lagrange Systems with Dead-Zone and Saturation Actuators,
International Journal of Mechanical Engineering and Robotics Research, vol.
10, no. 3, pp. 116-127, 2021, DOI: 10.18178/ijmerr.10.3.116-127]. Các đóng
góp mới trong công trình được tóm tắt như sau:
2.1. Khảo sát hệ cơ phí phi holonom di động kết nối vật lý hoạt động trong môi
trường phức tạp:
- Cơ cấu chấp hành bị ràng buộc (bị bão hoà và bị ảnh hường bởi vùng chết
của hộp số)
- Bánh xe chạy trong bề mặt trơn trượt nên hệ cơ khí bị trượt ngang và trượt
dọc.
- Tham số bất định (khối lượng tải, lực quán tính, lực ly tâm quay vòng, lực
ma sát) ảnh hưởng lên hệ thống.
- Nhiễu ngoài gồm nhiễu mô men và nhiễu cảm biến ảnh hưởng lên hệ
8
- Không đủ trạng thái hồi tiếp khi thiết kế bộ điều khiển.
2.2. Thiết kế bộ quan sát trạng thái kích hoạt sự kiện dựa vào ngõ ra và luật điều
khiển truyền thẳng tích hợp mô hình động học và động lực học cho các đối
tượng phi holonom di động kết nối vật lý. Bộ quan sát và luật điều khiển chỉ
cập nhật tham số khi có một sự kiện xảy ra. Điều này làm giảm chi phí tính
toán và chi phí truyền thông. Tính ổn định khi áp dụng luật cập nhật này cho
hệ kín được phát biểu và chứng minh nghiêm ngặt.
2.3. Luật điều khiển tối ưu hợp tác phân tán với ràng buộc ngõ vào và loại bỏ
nhiễu dựa vào cơ chế kích hoạt sự kiện. Chất lượng tối ưu là điểm khác biệt
của phương pháp này so với các phương pháp đã có. Định lý về sự ổn định
và hội tụ khi áp dụng luật này được phát biểu và chứng minh nghiêm ngặt.
So sánh với luật điều khiển phân tán theo chu kỳ lấy mẫu, luật điều khiển
dựa vào kích hoạt sự kiện hiệu quả hơn về độ phức tạp tính toán và chi phí
truyền thông.
5. Thay đổi so với thuyết minh ban đầu
Không thay đổi so với thuyết minh ban đầu.
PHẦN III. KẾT QUẢ CÔNG BỐ VÀ ĐÀO TẠO
1. Kết quả công bố
STT Công trình khoa học
ISSN/
ISBN
Tình trạng
(Đã in/chấp
nhận đăng)
1 Công trình công bố quốc tế trên tạp chí thuộc danh mục ISI uy tín
1.1
Luy Nguyen Tan, Huu-Toan Tran, Trong-Toan Tran,
Event-Triggered Observers and Distributed H∞ Control
of Physically Interconnected Nonholonomic Mechanical
Agents in Harsh Conditions, pp. 1-14, 2022, DOI:
10.1109/TSMC.2022.3177043, ISI(SCI), Q1, IF=13.45
(Thuộc ISI Uy tín do Quỹ Nafosted ban hành, theo
Quyết định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09
tháng 8 năm 2019 của Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ Quốc gia).
2168-2216
Chấp nhận
đăng (online
ngày
01/06/2022)
9
1.2
Luy Nguyen Tan, Thanh Pham Cong, Duy Pham Cong,
Neural Network Observers and Sensorless Robust
Optimal Control for Partially Unknown PMSM with
Disturbances and Saturating Voltages, vol. 36, no. 10,
pp. 12045 - 12056, 2021, DOI:
10.1109/TPEL.2021.3071465, ISI(SCI), Q1, IF=6.15
(Thuộc ISI Uy tín do Quỹ Nafosted ban hành, theo
Quyết định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09
tháng 8 năm 2019 của Hội đồng Quản lý Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ Quốc gia)
0885-8993 Đã in
2 Công trình công bố quốc tế trên tạp chí không thuộc ISI
2.1
Tan-Luy Nguyen, Huu-Toan Tran, Trong-Toan Tran,
and Cong-Thanh Pham, Reinforcement Learning-Based
Event-Triggered Robust Optimal Control for Mobile
Euler-Lagrange Systems with Dead-Zone and
Saturation Actuators, International Journal of
Mechanical Engineering and Robotics Research, vol.
10, no. 3, pp. 116-127, 2021, SCOPUS, Q3.
2278-0149 Đã in
3 Công trình công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín
3.1
Nguyễn Tấn Luỹ, Trần Hữu Toàn, Đặng Quang Minh,
Thuật toán điều khiển tối ưu bền vững kích hoạt sự kiện
cho hệ phi tuyến truyền ngược nghiêm ngặt với vùng
chết và nhiễu ngoài, Chuyên san Đo lường, điều khiển
và Tự động hoá, Quyển 22, Số 2-3, Trang 3-14, 2019.
1859-0551 Đã in
4 Báo cáo khoa học đăng kỷ yếu hội nghị quốc tế
4.1
Tan-Luy Nguyen, Huu-Toan Tran, Trong-Toan Tran,
and Cong-Thanh Pham, Reinforcement Learning-Based
Event-Triggered Robust Optimal Control for Mobile
Euler-Lagrange Systems with Dead-Zone and
Saturation Actuators, International Journal of
Mechanical Engineering and Robotics Research, 2020
2278-0149 Đã in