Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi áp dụng chuẩn mực kiểm toán VSA240
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị
trường chứng khoán Việt Nam khi áp dụng Chuẩn mực Kiểm toán VSA 240” này là
bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được
sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
NGUYỄN CẢNH LỘC
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến giảng viên hướng dẫn của tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà. Một người thầy
tận tâm đã luôn theo sát và đốc thúc tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân nhất của
tôi đến thầy đối với những giúp đỡ, chỉ dẫn đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô giảng viên trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn thân thiết
nhất của tôi. Họ đã luôn ở bên cạnh và động viên tôi trên suốt những chặn đường khó khăn
mà tôi đi qua.
iii
TÓM TẮT
Đề tài tập trung nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, đặc biệt nhằm
xác định có hay không việc doanh nghiệp chuyển từ điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn
tích (AE) sang điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE) sau khi Chuẩn mực
kiểm toán VSA 240 có hiệu lực.
Dữ liệu nghiên cứu gồm 501 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2010 – 2015, với 3.006 quan
sát gồm: (i) 2.004 quan sát trong giai đoạn trước khi Chuẩn mực kiểm toán VSA 240 có
hiệu lực: từ năm 2010 đến năm 2013; và (ii) 1.002 quan sát trong giai đoạn sau khi Chuẩn
mực kiểm toán VSA 240 có hiệu lực: từ năm 2014 đến năm 2015. Đề tài sử dụng dữ liệu
chéo (cross-sectional data) được hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled
OLS) được thực hiện cho từng nhóm ngành theo từng giai đoạn nghiên cứu: trước VSA 240
và sau VSA 240. Kết quả các tham số ước lượng được từ các mô hình trong từng nhóm
ngành theo từng giai đoạn nghiên cứu được sử dụng để tính toán mức độ điều chỉnh lợi
nhuận theo kế toán dồn tích (AE) và điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE).
Kết quả tính toán mức độ điều chỉnh lợi nhuận (AE và RE) được sử dụng làm cơ sở để chấp
nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.
Mặc dù, kết quả nghiên cứu trên tổng thể mẫu quan sát chỉ ra rằng, các doanh nghiệp
thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thông qua kế toán dồn tích và thông qua giao dịch thực trong
suốt giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp
có xu hướng chuyển từ điều chỉnh lợi nhuận AE sang điều chỉnh lợi nhuận RE sau khi Chuẩn
mực kiểm toán VSA 240 có hiệu lực. Tuy nhiên khi xem xét theo từng nhóm ngành, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản/ xây dựng
có xu hướng chuyển từ điều chỉnh lợi nhuận AE sang điều chỉnh lợi nhuận RE sau khi Chuẩn
mực kiểm toán VSA 240 có hiệu lực.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.8. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 6
2.1. Các khái niệm ........................................................................................................ 6
2.1.1. Điều chỉnh lợi nhuận ......................................................................................... 6
2.1.2. Chuẩn mực kiểm toán số 240 (VSA 240) ......................................................... 8
2.2. Cơ sở thực hiện điều chỉnh lợi nhuận.................................................................. 9
2.2.1. Điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn tích (AE) ............................................. 9
2.2.1.1. Lựa chọn phương pháp kế toán ...................................................................... 10
2.2.1.2. Vận dụng các phương pháp kế toán ............................................................... 10
2.2.1.3. Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các
khoản chi phí, doanh thu ................................................................................. 10
2.2.1.4. Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý tài sản cố định ................................ 11
2.2.2. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE) ............................... 11
2.2.2.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ................................................................ 11
2.2.2.2. Chi phí sản xuất .............................................................................................. 12
v
2.2.2.3. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................ 12
2.2.3. Sự khác nhau giữa điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn tích và thông qua các
giao dịch thực .................................................................................................. 14
2.3. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận ............................................................................ 15
2.3.1. Các tiêu chuẩn lợi nhuận (Earnings Benchmarks) .......................................... 15
2.3.2. Hợp đồng thù lao (Executive Compensation) ................................................. 16
2.3.3. Tránh vi phạm hợp đồng đi vay (Debt Contracts) ........................................... 18
2.3.4. Để phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering- IPO) hay
phát hành thêm cổ phiếu (Seasoned Equity Offerings - SEO) ....................... 19
2.3.5. Mua bán, sáp nhập (Merger & Acquisitions) .................................................. 20
2.3.6. Đáp ứng sự kỳ vọng của giới phân tích thị trường (Meeting analysts’
forecasts) .......................................................................................................... 20
2.3.7. San bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi nhuận bền
vững trong dài hạn ........................................................................................... 21
2.3.8. Thay đổi nhà quản trị ....................................................................................... 21
2.4. Các yếu tố tác động đến việc hạn chế điều chỉnh lợi nhuận và lựa chọn phương
pháp điều chỉnh lợi nhuận (AE và/hoặc RE). ................................................... 22
2.4.1. Tác động của các quy định về kế toán (Accounting Regulation).................... 23
2.4.2. Tác động của chất lượng kiểm toán (Audit Quality) ....................................... 24
2.4.3. Tác động của môi trường pháp lý (Regulatory Environment) ........................ 26
2.4.4. Tác động của quản trị công ty (Corporate Governance) ................................. 28
2.5. Những nghiên cứu trước ..................................................................................... 29
2.5.1. Nghiên cứu trước về điều chỉnh lợi nhuận AE ................................................ 29
2.5.1.1. Một số nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận AE ............................................. 29
2.5.1.2. Nghiên cứu trước về mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận AE ................. 32
2.5.2. Nghiên cứu trước về điều chỉnh lợi nhuận RE ................................................ 39
2.5.2.1. Một số nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận RE ............................................. 39
2.5.2.2. Nghiên cứu trước về mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận RE. ................ 43
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 49
3.1. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 49
3.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 52
vi
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 53
3.3.1. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn tích (AE) ........................... 55
3.3.1.1. Mô hình sử dụng – Modified Jones (Dechow và cộng sự, 1995) .................. 55
3.3.1.2. Quy trình thực hiện ......................................................................................... 55
3.3.2. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE) ................ 58
3.3.2.1. Mô hình sử dụng – Roychowdhury (2006) .................................................... 58
3.3.2.2. Quy trình thực hiện ......................................................................................... 59
3.3.3. Xem xét việc kết hợp sử dụng điều chỉnh lợi nhuận AE và RE và sự chuyển hóa
từ điều chỉnh lợi nhuận AE sang điều chỉnh lợi nhuận RE sau khi VSA 240 có
hiệu lực ............................................................................................................ 65
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 67
4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................................ 67
4.2. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn tích (AE) ........................... 68
4.2.1. Phân tích tương quan mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE: ............................... 69
4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE .......................... 69
4.2.3. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE ................. 70
4.2.4. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE ... 71
4.2.5. Kết quả hồi quy robust mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE .............................. 71
4.2.6. Kết quả đo lường mức độ điều chỉnh lợi nhuận AE ........................................ 73
4.3. Đo lường điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE) ............... 76
4.3.1. Phân tích tương quan mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE................................. 78
4.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE .......................... 79
4.3.3. Kiểm định phương sai thay đổi mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE ................. 79
4.3.4. Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE ... 80
4.3.5. Kết quả hồi quy robust mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE .............................. 81
4.3.6. Kết quả đo lường điều chỉnh lợi nhuận RE ..................................................... 84
4.4. Sự kết hợp điều chỉnh lợi nhuận AE và điều chỉnh lợi nhuận RE ................. 89
4.5. Sự chuyển hóa giữa điều chỉnh lợi nhuận AE và điều chỉnh lợi nhuận RE sau
khi VSA 240 có hiệu lực. ..................................................................................... 91
4.6. Thảo luận kết quả ................................................................................................ 93
vii
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 100
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................................. 100
5.2. Các gợi ý chính sách .......................................................................................... 103
5.3. Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 106
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 114
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Giai đoạn nghiên cứu ....................................................................................... 50
Hình 4.1: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận AE. ................................................................... 74
Hình 4.2: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận AE từng nhóm ngành. ..................................... 76
Hình 4.3: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận RE ..................................................................... 87
Hình 4.4: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận RE từng nhóm ngành. ..................................... 88
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa gian lận kế toán và điều chỉnh lợi nhuận. .............................. 8
Bảng 2.2: Bằng chứng về điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE). ... 41
Bảng 3.1: Dữ liệu nghiên cứu. .......................................................................................... 50
Bảng 3.2: Các nhóm ngành trong mẫu khảo sát. ............................................................. 51
Bảng 3.3: Số quan sát trong từng ngành theo từng giai đoạn nghiên cứu. ................... 52
Bảng 3.4: Đo lường điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn tích (AE) ....... 57
Bảng 3.5: Đo lường Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (RE). .......... 62
Bảng 4.1: Mô tả các doanh nghiệp theo từng nhóm ngành ............................................ 67
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE .......... 68
Bảng 4.3: Kết quả tính toán VIF mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE. ............................ 70
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg mô hình điều chỉnh lợi
nhuận AE ............................................................................................................................ 70
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Shapiro-Wilk mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE ........... 71
Bảng 4.6: Ý nghĩa thống kê của các mô hình bằng phương pháp hồi quy robust. ....... 72
Bảng 4.7: Kết quả các tham số ước lượng từ mô hình điều chỉnh lợi nhuận AE. ........ 72
Bảng 4.8: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận AE theo tổng thể mẫu quan sát. ..................... 74
Bảng 4.9: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận AE của từng nhóm ngành ............................... 75
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến số trong các mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE . 77
Bảng 4.11: Kết quả tính toán VIF mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE. .......................... 79
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg mô hình điều chỉnh lợi
nhuận RE ............................................................................................................................ 80
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Shapiro-Wilk mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE ......... 81
Bảng 4.14: Ý nghĩa thống kê của các mô hình điều chỉnh lợi nhuận RE bằng phương
pháp hồi quy robust. .......................................................................................................... 82
x
Bảng 4.15: Kết quả các tham số ước lượng được từ các mô hình điều chỉnh lợi nhuận
RE. ...................................................................................................................................... 83
Bảng 4.16: Kết quả tính toán DAHĐKD, DACPSX và DACPBQ. ............................... 85
Bảng 4.17: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận RE theo tổng thể mẫu quan sát. ................... 86
Bảng 4.18: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận RE theo từng nhóm ngành ........................... 87
Bảng 4.19: Hệ số tương quan giữa điều chỉnh lợi nhuận AE và RE theo tổng thể mẫu
quan sát. .............................................................................................................................. 89
Bảng 4.20: Hệ số tương quan giữa điều chỉnh lợi nhuận AE và RE theo nhóm ngành.
............................................................................................................................................. 90
Bảng 4.21: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp theo tổng thể mẫu quan
sát. ....................................................................................................................................... 91
Bảng 4.22: Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của từng nhóm ngành theo từng giai đoạn trước
và sau VSA 240. ................................................................................................................ 92
Bảng 4.23: Tóm tắt kết quả nghiên cứu. .......................................................................... 94
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AE : Điều chỉnh lợi nhuận bằng kế toán dồn tích (Accrual-based earnings
management)
GAAP : Nguyên tắc kế toán chấp nhận chung (General Accepted Accounting
Principles)
HNX : Thị trường chứng khoán Hà Nội
HOSE : Thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
IFRS : Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting
Standards)
IPO : Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering)
OLS : Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)
R&D : Nghiên cứu và phát triển (Research & Development)
RE : Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch thực (Real earnings
management activities)
SEO : Phát hành thêm cổ phiếu (Seasoned Equity Offerings)
SG&A : Chi phí quản lý và bán hàng chung (Selling, General and Administrative
Expenses)
SOX : Đạo luật Sarban-Oxley (2002)
TA : Biến kế toán dồn tích (Total Accurals)
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VSA 240 : Chuẩn mực kiểm toán số 240
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Gian lận trong báo cáo tài chính từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán – một kênh huy động vốn
hiệu quả, mức độ tinh vi và nghiêm trọng của các gian lận ngày càng lớn, đã làm thiệt hại
và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đến tình hình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
Sự sụp đổ của hàng loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ vào đầu thế kỷ 21 do có gian lận
về báo cáo tài chính như: Xerox, Waste Management, Enron, Worldcom,…đã làm phát sinh
sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Theo kết quả
thống kê của ACFE - Association of Certified Fraud Examiners (2010), tổn thất của gian
lận tài chính hàng năm ước tính trên toàn thế giới khoảng hơn 2,9 nghìn tỷ USD (trích dẫn
bởi Tạ Thu Trang, Nguyễn Thị Hương, 2013). Hơn thế nữa, những gian lận nếu không được
phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của công ty kiểm toán, ví dụ
điển hình là vụ phá sản lớn nhất Hoa Kỳ tính đến năm 2001 của tập đoàn năng lượng Enron
đã dẫn đến sự đóng cửa của công ty kiểm toán Andersen, được xem là một trong “Big 5”
các công ty kiểm toán của thời kỳ đó. Khảo sát của KPMG tại Malaysia cho thấy rằng kiểm
soát viên chỉ phát hiện được 8% gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (KPMG,
2009). Có thể nói, mức độ gian lận ngày càng tinh vi, đi kèm với hậu quả càng nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng gian lận xảy ra, các điều luật và chuẩn mực được ban hành, tạo
nên các hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp về chuẩn mực kế toán rất đa dạng, chẳng
hạn như bộ luật Sarban-Oxley năm 2002 của Mỹ hay Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế
(IFRS). Trước thực trạng nghiêm trọng của các gian lận, những nhà làm luật không ngừng
cải thiện và ban hành các hệ thống chuẩn mực mới nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm
toán viên đối với chất lượng của báo cáo tài chính. Thế nhưng luật pháp có thực sự làm tốt
vai trò đó? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi pháp luật ngày càng chặt chẽ thì hành vi
gian lận ngày càng tinh vi hơn. Cohen và cộng sự (2008) đã đưa ra các bằng chứng thực
nghiệm cho thấy khi luật pháp trở nên cứng rắn hơn với các gian lận kế toán, ví dụ như việc
thông qua đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) năm 2002, việc điều chỉnh lợi nhuận không
những không giảm đi mà còn trở nên nguy hiểm hơn. Với sự chặt chẽ của quy định pháp