Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
927

Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN THANH TRÀ

ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH

Học viên: LÊ NGUYỄN THANH TRÀ

Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi

hoàn cảnh thay đổi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa

học của PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn không

sao chép từ các công trình nghiên cứu khác và chưa từng được ai công bố. Các nội

dung được tham khảo, kế thừa trong luận văn đều được trích dẫn và tham chiếu đầy

đủ. Mọi dữ liệu thông tin nêu trong luận văn là trung thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên.

Tác giả

Lê Nguyễn Thanh Trà

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự

LTM Luật Thương mại

PICC Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG

MẠI KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI ...................................................................8

1.1. Cơ sở lý luận của điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay

đổi.........................................................................................................................8

1.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................8

1.1.2. Cơ chế điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi .........12

1.1.3. Phân biệt điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi với

trường hợp bất khả kháng...............................................................................18

1.1.4. Vai trò của việc điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi

........................................................................................................................21

1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay

đổi.......................................................................................................................22

1.2.1. Điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi là ngoại lệ của

nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng....................................................23

1.2.2. Nguyên tắc công bằng trong điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn

cảnh thay đổi ..................................................................................................24

1.2.3. Nguyên tắc thiện chí trong điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn

cảnh thay đổi ..................................................................................................25

1.3. Quyền áp dụng cơ chế điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh

thay đổi ..............................................................................................................26

1.3.1. Được quyền áp dụng cơ chế điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn

cảnh thay đổi trong mọi loại hợp đồng thương mại........................................26

1.3.2. Không có quyền thoả thuận loại trừ áp dụng cơ chế điều chỉnh hợp

đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi........................................................28

Kết luận chương 1 .................................................................................................30

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN HOÀN CẢNH THAY ĐỔI TRONG

HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI...............................................................................31

2.1. Điều kiện công nhận hoàn cảnh thay đổi trong hợp đồng thương mại

theo pháp luật Việt Nam...................................................................................31

2.1.1. Hoàn cảnh thay đổi do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết

hợp đồng thương mại......................................................................................31

2.1.2. Các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh tại thời

điểm giao kết hợp đồng thương mại................................................................34

2.1.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn.........................................................................36

2.1.4. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên nếu tiếp tục thực hiện ............37

2.1.5. Bên bị ảnh hưởng có nghĩa vụ nỗ lực ngăn chặn giảm thiểu thiệt hại ..38

2.2. Điều kiện công nhận hoàn cảnh thay đổi trong hợp đồng thương mại

theo pháp luật quốc tế.......................................................................................39

2.2.1. Theo pháp luật Ý...................................................................................39

2.2.2. Theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế ...........42

2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện điều kiện công nhận hoàn cảnh thay đổi

trong hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam ...................................46

2.3.1. Điều kiện sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau

khi giao kết hợp đồng thương mại ..................................................................46

2.3.2. Điều kiện tại thời điểm giao kết hợp đồng thương mại, các bên không

thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh..............................................46

2.3.3. Điều kiện hoàn cảnh thay đổi lớn .........................................................48

2.3.4. Điều kiện gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên nếu tiếp tục thực hiện

........................................................................................................................49

Kết luận Chương 2 ................................................................................................50

CHƯƠNG 3. CÁCH THỨC ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI KHI

HOÀN CẢNH THAY ĐỔI...................................................................................51

3.1. Cách thức điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi theo

pháp luật Việt Nam...........................................................................................51

3.1.1. Đàm phán lại hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi ................51

3.1.2. Yêu cầu Toà án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng thương mại khi hoàn

cảnh thay đổi ..................................................................................................57

3.2.3. Nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng thương mại trong thời gian đàm

phán lại và Toà án giải quyết vụ việc .............................................................60

3.2. Cách thức điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi theo

pháp luật quốc tế...............................................................................................61

3.2.1. Theo pháp luật Ý...................................................................................61

3.2.2. Theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế ...........65

3.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện cách thức điều chỉnh hợp đồng thương

mại khi hoàn cảnh thay đổi theo pháp luật Việt Nam....................................68

3.3.1. Trong phương thức đàm phán lại hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh

thay đổi...........................................................................................................68

3.3.2. Trong phương thức chấm dứt hợp đồng thương mại của Toà án..........69

3.3.3. Trong phương thức sửa đổi hợp đồng thương mại của Toà án.............70

3.3.5. Khuyến khích các bên tiếp tục đàm phán ..............................................72

3.3.6. Áp dụng biện pháp tạm thời khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi..................73

3.3.7. Bổ sung thẩm quyền Trọng tài thương mại trong việc chấm dứt, sửa đổi

hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi.................................................74

Kết luận chương 3 .................................................................................................75

KẾT LUẬN............................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hoá kinh tế khiến mối quan hệ giao thương liên quốc gia ngày một

mở rộng, đặt ra nhu cầu hài hoà hoá các chế định pháp luật giữa các nước trong việc

điều chỉnh hợp đồng thương mại. Đã có nhiều bộ quy tắc và Công ước quốc tế ra

đời như: Công ước viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 (CISG)1

, Bộ

nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL)2

, Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp

đồng thương mại quốc tế (PICC)3

, cho phép thương nhân lựa chọn áp dụng khi tiến

hành ký kết hợp đồng thương mại. Tuy nhiên do các rào cản về ngôn ngữ, văn hoá,

tập quán thương mại ở mỗi sở quốc mỗi khác, mà các thương nhân vẫn có mong

muốn sử dụng pháp luật của nước mình để an tâm khi điều chỉnh giao dịch. Vì vậy,

nhu cầu hài hoà hoá quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại giữa các

quốc gia nói chung và pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại nói riêng đã và

đang là mục tiêu cải tiến lập pháp ở nhiều nước.

Trong thực tiễn thương mại quốc tế và pháp luật về hợp đồng thương mại của

nhiều quốc gia, chế định điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi cho

phép các bên được đàm phán lại, đề nghị sửa đổi nội dung hợp đồng thương mại, chấm

dứt hợp đồng thương mại mà không bị áp dụng các chế tài liên quan đến vi phạm hợp

đồng được sử dụng khá phổ biến. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, quy

định về điều chỉnh hợp đồng thương mại khi hoàn cảnh thay đổi được nội luật hóa

trong Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) tại điều 420 với tư cách là quy định chung

điều chỉnh cho tất cả mọi loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thương mại.

Quy định của Điều 420 BLDS 2015 với tên gọi “Thực hiện hợp đồng khi

hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn gây tranh cãi và vấp phải nhiều ý kiến phản

biện. Nhiều bài viết từ các diễn đàn pháp luật bàn luận về tính khả thi của điều

1 CISG là thuật ngữ viết tắt cho United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods -

Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được phát triển bởi Ủy ban Liên Hiệp

Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) được ký kết tại Viên vào năm 1980, là một hiệp ước quy

định một luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất. Tính đến năm 2019, nó đã được phê chuẩn bởi 93 quốc

gia chiếm một tỷ lệ đáng kể trong hoạt động thương mại thế giới, làm cho nó trở thành một trong những pháp

luật quốc tế thống nhất thành công nhất.

2 PECL là thuật ngữ viết tắt của Principles of European Contract Law – Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng

châu Âu, được soạn thảo bởi Ủy Ban Luật hợp đồng Châu Âu. Phần I và II của Bộ nguyên tắc này được

thông qua vào năm 1999 và Phần III được sửa đổi vào năm 2002.

3 PICC là thuật ngữ viết tắt của Principles of International Commercial Contracts - Bộ nguyên tắc về hợp

đồng thương mại quốc tế được ban hành bởi Viện Quốc tế về Nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT). PICC

lần đầu tiên được ban hành vào năm 1994, sửa đổi, bổ sung lần lượt vào các năm 2004, 2010, 2016.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!