Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của
Việt Nam trong hội nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới (WTO)
Nguyễn Thị Thanh Hà
Trƣờng Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Tạ Kim Ngọc
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Trình bày khái niệm, vai trò, nội dung của điều chỉnh chính sách thƣơng mại
quốc tế, làm rõ sự cần thiết điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong
hội nhập WTO, đƣa ra kinh nghiệm điều chỉnh của Trung Quốc và một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam. Trình bày khái quát quá trình hội nhập và một số cam kết
chính của Việt Nam khi gia nhập WTO. Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh chính
sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam về các mặt điều chỉnh chính sách thuế quan và
chính sách phi thuế quan, làm rõ những điểm hợp lý, những bất cập còn tồn tại cần điều
chỉnh trong quá trình Việt Nam hội nhập WTO. Đƣa ra những giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam nhƣ: Giải pháp về phía nhà
nƣớc; giải pháp đối với các doanh nghiệp; giải pháp đối với các hiệp hội
Keywords: Chính sách thƣơng mại; Thƣơng mại quốc tế; Tổ chức thƣơng mại thế giới;
Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự kiện gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 có một ý nghĩa
lịch sử đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ thời điểm này, Việt Nam
mới chính thức hội nhập với thế giới một cách sâu sắc, toàn diện và với một tƣ cách bình đẳng
nhƣ tất cả các nƣớc thành viên khác của WTO. So với một cơ chế tự nguyện của Diễn đàn hợp
tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), một cơ chế lỏng lẻo của Khu vực mậu dịch tự do
Asean (AFTA), các cam kết gia nhập WTO mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn rất nhiều, buộc
Việt Nam phải tuân thủ luật chơi chung của thể chế toàn cầu này. Đồng thời, mọi phân biệt đối
xử giữa Việt Nam với các thành viên còn lại của WTO trong việc tiếp cận thị trƣờng thế giới sẽ
bị rỡ bỏ, tạo nên một cơ hội rộng lớn đối với hàng hoá và các doanh nghiệp Việt Nam.
Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết gia
nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh các
chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thƣơng mại quốc tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế,
phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, vừa bảo vệ ngƣời tiêu dùng vừa bảo vệ sản xuất
nội địa và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Mặt khác, WTO vẫn đang tiếp tục vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh
tự do hoá thƣơng mại trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thƣơng mại là một quá
trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
Các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi
đàm phán để mở cửa thị trƣờng và thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại, mặt khác lại luôn đƣa ra các
biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn để bảo hộ sản xuất trong nƣớc của họ. Điều đó
đòi hỏi các nƣớc gia nhập WTO phải có sự điều chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế một cách
linh hoạt, vừa phù hợp với những quy định của WTO vừa vƣợt qua đƣợc những rào cản thƣơng
mại ngày càng tinh vi và phức tạp của các nƣớc. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Điều chỉnh
chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO)” cho Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến chính sách thƣơng mại và điều chỉnh chính sách
thƣơng mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập nhƣ:
1/ GS. TS. Bùi Xuân Lƣu (1995), Giảm dần bảo hộ tiến tới tự do hoá thương mại trong
quá trình hội nhập, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2/ PGS.TS. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập,
NXB CTQG.
3/ GS. TS. Bùi Xuân Lƣu (2003), Những điều chỉnh trong chính sách thương mại Việt
Nam sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Hiện trạng và phương
hướng tiếp tục điều chỉnh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
4/ TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Một số vấn đề về chính sách thương mại của Việt Nam
sau 20 năm đổi mới, Viện Nghiên cứu thƣơng mại.
5/ TS. Phạm Thị Thanh Bình (2006), Cải cách thương mại của Việt Nam trước khi gia
nhập WTO, Viện Kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, những đề tài này chƣa đi sâu đánh giá một cách hệ thống, đầy đủ những điều
chỉnh chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong qúa trình hội nhập WTO, đặc biệt là
sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu