Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Địa tầng các trầm tích PHANEROZOI ở đông bắc bộ Tập 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
---------------------------------------
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PHANEROZOI
Ở ĐÔNG BẮC BỘ
Thuyết minh và phụ lục
Tập 2
6467-2
20/8/2007
Hà Nội - 2007
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
-----------------------------------------
Các tác giả: Đặng Trần Huyên (chủ biên)
Đoàn Nhật Trưởng, Đỗ Bạt,
Nguyễn Đình Hữu, Nguyễn Đức Chính,
Nguyễn Hữu Hùng, Phạm Văn Hải,
Trần Hữu Dần, Nguyễn Linh Ngọc,
Phạm Đức Lương, Nguyễn Đức Phong,
Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Với sự tham gia: Nguyễn Thế Vấn, Trần Minh Khang,
Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Lan,
Nguyễn Huỳnh Long, Đào Thanh Hương
BÁO CÁO
ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PHANEROZOI
Ở ĐÔNG BẮC BỘ
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Khiển
CHỦ BIÊN
Đặng Trần Huyên
Hà Nội - 2007
3
MỤC LỤC
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ (Tập 1)
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG VÀ KHOÁNG SẢN NGOẠI
SINH CÓ LIÊN QUAN CỦA CÁC TRẦM TÍCH PHANEROZOI Ở ĐÔNG BẮC BỘ
A. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PHANEROZOI
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁC KHOÁNG SẢN NGOẠI SINH TRONG ĐỊA TẦNG CÁC
TRẦM TÍCH PHANEROZOI
B. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA TẦNG CẦN GIẢI QUYẾT
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
2. NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN MÔN
CHƯƠNG III. ĐỊA TẦNG
1. ĐỊA TẦNG PALEOZOI HẠ (PZ1) - CÁC HỆ CAMBRI, ORDOVIC, SILUR
2. ĐỊA TẦNG PALEOZOI TRUNG - HỆ DEVON
3. TRẦM TÍCH PALEOZOI THƯỢNG
4. CÁC PHÂN VỊ ĐỊA TẦNG MESOZOI
5. CÁC PHÂN VỊ ĐỊA TẦNG ĐỆ TAM
CHƯƠNG IV. SINH ĐỊA TẦNG (Tập 2) .................................................................................6
1. PALEOZOI HẠ..........................................................................................................................6
1.1. CÁC SINH ĐỚI TRONG PALEOZOI HẠ .........................................................6
1.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG PALEOZOI HẠ.........................................................14
2. PALEOZOI TRUNG (DEVON) ..............................................................................................17
2.1. CÁC SINH ĐỚI TRONG PALEOZOI TRUNG (DEVON)..............................17
2.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH DEVON......................................25
3. PALEOZOI THƯỢNG ............................................................................................................31
3.1. CÁC SINH ĐỚI TRONG PALEOZOI THƯỢNG (CARBON - PERMI) ........31
3.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG PALEOZOI THƯỢNG ..............................................38
4. MESOZOI ................................................................................................................................41
4.1. CÁC SINH ĐỚI TRONG TRIAS ......................................................................41
4.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG TRIAS ........................................................................47
4.3. ĐỐI SÁNH CÁC TRẦM TÍCH JURA - CRETA..............................................55
5. ĐỆ TAM...................................................................................................................................58
5.1. CÁC PHỨC HỆ CỔ SINH TRONG ĐỆ TAM..................................................58
5.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH ĐỆ TAM....................................68
CHƯƠNG V. TIẾN TRÌNH TRẦM TÍCH PHANEROZOI Ở ĐÔNG BẮC BỘ...................72
1. Giai đoạn Cambri - Silur .............................................................................................72
2. Giai đoạn Devon..........................................................................................................75
3. Giai đoạn Carbon - Permi............................................................................................76
4
4. Giai đoạn Trias ............................................................................................................78
5. Giai đoạn Jura - Creta..................................................................................................81
6. Giai đoạn Đệ Tam .......................................................................................................82
CHƯƠNG VI. KHOÁNG SẢN NGOẠI SINH .......................................................................84
1. ĐÁ VÔI ....................................................................................................................................84
2. DOLOMIT................................................................................................................................84
3. SILIC HOẠT TÍNH .................................................................................................................86
4. MANGAN ................................................................................................................................87
5. BAUXIT...................................................................................................................................88
6. KHOÁNG SẢN THAN............................................................................................................90
7. SÉT GẠCH NGÓI....................................................................................................................93
8. ĐÁ DẦU VÀ DẦU KHÍ ..........................................................................................................94
CHƯƠNG VII. KINH TẾ ........................................................................................................95
1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................................95
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH .................................................................................95
2.1. BƯỚC I - LẬP ĐỀ CƯƠNG: từ tháng 4/2004 đến 6/2004................................95
2.2. BƯỚC II: từ tháng 11/2004 đến tháng 12/2004.................................................96
2.3. BƯỚC III: từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2005..................................................96
2.4. BƯỚC IV: từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2006 .................................................97
2.5. BƯỚC V: từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2007.....................................................98
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ ......................................98
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA ĐỀ ÁN ...........................121
1. NHỮNG KẾT QUẢ...............................................................................................................121
1.1. Địa tầng và sinh địa tầng Paleozoi hạ...............................................................121
1.2. Địa tầng và sinh địa tầng Paleozoi trung (Devon)............................................121
1.3. Địa tầng và sinh địa tầng Paleozoi muộn (Carbon - Permi) .............................122
1.4. Địa tầng và sinh địa tầng Mesozoi ...................................................................122
1.5. Địa tầng và sinh địa tầng Đệ tam......................................................................123
2. NHỮNG TỒN TẠI ................................................................................................................123
KẾT LUẬN ............................................................................................................................125
VĂN LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ......................................................................................126
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................137
CÁC MẶT CẮT ĐỊA CHẤT.................................................................................................138
CÁC BẢN ẢNH CỔ SINH....................................................................................................174
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ..............................................................................................211
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU RADIOLARIA...................................212
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CONODONTA ..................................213
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU DIATOMEAE....................................227
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU VI BÀO TỬ .......................................231
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU BÀO TỬ PHẤN HOA.......................238
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU VI CỔ SINH ......................................264
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CỔ SINH LỚN ..................................282
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU THẠCH HỌC ....................................302
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HOÁ SILICAT...................................394
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU RƠNGHEN ........................................399
5
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU PHỔ PLASMA ..................................400
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TÀN DƯ CARBONAT......................402
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CATION TRAO ĐỔI.........................406
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CARBON HỮU CƠ...........................407
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU HUỲNH QUANG TIA X ..................409
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU KÍCH HOẠT NEUTRON..................413
6
CHƯƠNG IV
SINH ĐỊA TẦNG
Trong chương này sử dụng các phân vị sinh địa tầng là các đới hóa thạch, phức
hệ hóa thạch (đới phức hệ, đới phân bố taxon và phức hệ sinh thái tuổi). Các đới này dựa
theo Quy phạm địa tầng Việt Nam 1994; xem chương II - Phương pháp nghiên cứu.
1. PALEOZOI HẠ
1.1. CÁC SINH ĐỚI TRONG PALEOZOI HẠ
1.1.1. TRILOBITA
Đới Ptychagnostus atavus
Phân bố trong các đá phiến sét vôi ở mặt cắt Thần Xa, thuộc phần gần thấp nhất
của hệ tầng Thần Sa.
Về thành phần của đới này, đến nay mới chỉ được biết đến duy nhất loài mang
tên đới.
Đới này được nghiên cứu tốt ở nhiều nước (Mỹ, Nga, Trung Quốc,v.v...), cho
thấy nó có thế giới tính cao và rất đặc trưng cho phần giữa Cambri trung. Nó đang
được coi là một trong những chiếc đinh vàng để phân định hệ Cambri toàn cầu.
Đới Tonkinella flabelliformis
Phân bố trong các đá vôi sét, đá phiến sét vôi ở các mặt cắt vùng Pha Long
(Mường Khương, Lào Cai), thuộc phần thấp nhất của hệ tầng Chang Pung.
Thành phần của đới: Ngoài loài mang tên đới còn có Solenoparia sp.,
Yohoaspis cf. cyrena dryas.
Đới Annamitia spinifera
Phân bố trong các đá vôi sét, đá phiến sét bột kết vôi, thuộc phần thấp của hệ
tầng Chang Pung, ở các vùng Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Đồng Văn. Đới này nằm trực
tiếp trên đới Tonkinella flabelliformis và nó được xác định là đới có vị trí địa tầng cao
nhất trong mặt cắt Cambri trung.
Thành phần của đới ngoài loài mang tên đới còn có Paracoosia mansuyi, P.
deprati, Damesella brevicaudata, Lingulella sp., Westonia sp., Trematobolus sp.
Đới Drepanura premesnili
Phân bố trong các đá phiến sét bột kết vôi thuộc phần thấp của hệ tầng Chang
Pung, ở các vùng Mường Khương (Lào Cai), Mèo Vạc, Thanh Thuỷ, Bản Loà (Hà
Giang). Đới này nằm trực tiếp trên đới Annamitia spinifera và nó được xác định là đới
đặc trưng cho phần thấp nhất của mặt cắt Cambri thượng.
Thành phần của đới: Drepanura premesnili, Blackwelderia sinensis,
Stephanocare richthofeni, Cyclolorenzella tonkinensis, Parableckwelderia spectabilis.
7
8
9
10
Đới Prochuangia mansuyi
Phân bố trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, đá vôi sét, thuộc phần giữa của
hệ tầng Chang Pung ở các vùng Đồng Văn, Mèo Vạc, Thang Thuỷ (Hà Giang)
Thành phần hoá thạch : Prochuangia mansuyi, Proceratopyge sp, Chuangiopsis sp.
Đới đặc trưng cho phần giữa Cambri thượng.
Đới Irvingella taitzuhoensis
Phân bố trong các lớp đá phiến sét vôi, thuộc phần giữa của hệ tầng Chang
Pung, ở các vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).
Thành phần hoá thạch: Ngoài loài mang tên đới còn có Pagodia sp, Caulaspina sp.
Đới đặc trưng cho phần giữa Cambri thượng.
Đới Prosaukia angulata
Phân bố trong các lớp đá vôi sét, đá vôi trứng cá màu đen, thuộc phần cao hệ
tầng Chang Pung, ở các vùng Đồng Văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Thanh Thuỷ (Hà
Giang).
Thành phần gồm Prosaukia angulata, Haniwa quadrata, Quadraticephalus
walcotti, Kaolishania sp.
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri thượng
Đới Dictyella mansuyi
Phân bố trong các lớp đá vôi, đá vôi trứng cá, đá phiến sét bột kết vôi, thuộc
phần cao mặt cắt hệ tầng Chang Pung, ở các vùng Mường Khương (Lào Cai), Đồng
Văn, Mèo Vạc (Hà Giang).
Thành phần : Dyctyella mansuyi Kobayashi, Dictyella sp., Tsinania sp., Saukia sp.
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri thượng.
Đới Calvinella walcotti
Phân bố trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, thuộc phần cao hệ tầng Chang
Pung ở Đồng Văn (Hà Giang).
Thành phần: Calvinella walcotti, Koldinioidea orientalis, Eoorthis sp., Saukia sp.
Đới đặc trưng cho phần gần cao nhất của Cambri thượng.
Đới Lotagnostus - Hedinaspis
Phân bố trong các lớp đá phiến sét vôi thuộc phần giữa mặt cắt hệ tầng Thần Sa,
ở các vùng Thần Xa, Sảng Mộc (Thái Nguyên), Đông Khê - Phục Hoà, Trà Lĩnh (Cao
Bằng).
Thành phần: Lotagnostus punctatus, Lotagnostus asiaticus, Agnostus hedini,
Hedinaspis regalis, Charchaquia norini.
Đới đặc trưng cho phần cao của Cambri thượng.
11
Đới Hysterolenus
Phân bố trong các lớp đá vôi sét hoặc sét vôi, thuộc phần thấp nhất hệ tầng
Lutxia, ở các vùng Đồng Văn, Vị Xuyên, Thanh Thuỷ (Hà Giang)
Thành phần: Hysterolenus sp, Bienvilla sp, Prosopiscus cheiruroides.
Đới đặc trưng cho phần thấp nhất của Ordovic hạ.
Đới Vietnamia douvillei
Phân bố trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, thuộc phần cao hệ tầng Nà Mọ, ở
Nà Mọ (Thái Nguyên).
Thành phần: Vietnamia douvillei, Remopleurides sp., Lonchodomas sp.,
Rafinesquina sp, Plectambonites sp.
Đới đặc trưng cho phần thấp của Ordovic trung.
Đới Remopleurides taliangensis
Phân bố trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, thuộc phần cao của hệ tầng Thần
Sa, vùng Thần Xa (Thái Nguyên).
Thành phần: Remopleurides taliangensis, Eobronteus sp., Glyptorthis sp,
Plectatrypa sp., Plectambonites sp.
Đới đặc trưng cho phần cao của Ordovic trung.
1.1.2. BRACHIOPODA
Đới Lingulella - Obolus
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sét vôi, vôi sét, thuộc phần thấp của hệ tầng
Chang Pung, ở các vùng Mường Khương (Lào Cai), Vị Xuyên, Thanh Thuỷ (Hà
Giang).
Thành phần: Lingulella sp., Obolus sp., westonia sp..
Đới đặc trưng cho phần cao của Cambri trung.
Đới Billingsella tonkiniana.
Phân bố: trong các lớp đá vôi sét, đá phiến sét vôi, thuộc phần giữa của hệ tầng
Chang Pung, vùng Đồng Văn (Hà Giang).
Thành phần: Billingsella tonkiniana, Huenella orientalis.
Đới này nằm sát dưới đới Prochuangia mansuyi và rất đặc trưng cho phần giữa
Cambri thượng.
Đới Eoorthis doris
Phân bố: Trong các lớp đá vôi sét, đá sét vôi, thuộc phần cao hệ tầng Chang
Pung, vùng Đồng Văn, Vị Xuyên (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai) và trong các
lớp đá phiến sét bột kết vôi thuộc phần giữa hệ tầng Thần Sa, vùng Cao Bằng.
Thành phần: Eoorthis doris, Eoorthis sp., Saukia sp., calvinella walcotti.
12
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri thượng.
Đới Oligorthis
Phân bố: Trong các lớp đá vôi, đá vôi sét thuộc phần thấp nhất của hệ tầng
Lutxia ở các vùng Đồng Văn, Vị Xuyên, Thanh Thuỷ (Hà Giang).
Thành phần: Oligorthis sp., Bienvillia sp., Ramulicrinus sp., Tetragonocyclinus sp.
Đới đặc trưng cho phần thấp Ordovic hạ
Đới Rafinesquina
Phân bố trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, thuộc phần cao hệ tầng Nà Mọ.
Thành phần: Rafinesquina sp., Plectambonites sp., Lonchodomas sp.
Đới đặc trưng cho phần thấp Ordovic trung.
Đới Glyptorthis
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sét bột kết vôi, đá vôi sét, thuộc phần cao hệ
tầng Thần Sa, vùng Thần Xa.
Thành phần: Glyptorthis sp., Plectambonites sp., Remopleurides sp.,
Đới đặc trưng cho phần cao Ordovic trung.
1.1.3. ACRITARCHA
Đới Protosphaeridium - Archaeohystrichosphaeridium
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sét bột kết, đá phiến sét silic thuộc phần thấp
hệ tầng Hà Giang, vùng Bắc Hà và Ngòi Phượng (Lào Cai).
Thành phần: Protosphaeridium tuberculiferum, Pr. densum, Pr. minimum,
Archaeohystrichosphaeridium sp., Orygmatosphaeridium sp.
Đới đặc trưng cho phần thấp Cambri hạ ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Đới Oodium
Phân bố: trong các lớp đá phiến sét bột kết, thuộc phần cao nhất hệ tầng Mỏ
Đồng, vùng Đình Cả (Thái Nguyên)
Thành phần: Oodium sp., Dasydiacrodium sp., Navifusa sp..
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri hạ.
Đới Baltisphaeridium
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sét vôi, thuộc phần thấp hệ tầng Chang Pung,
vùng Bắc Quang (Hà Giang).
Thành phần: Baltisphaeridium sp., Veryhachium sp., Favososphaeridium sp.
Orygmatosphaeridium sp., Zonosphaeridium sp.
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri trung.
13
Đới Lophosphaeridium
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sericit, thuộc phần cao mặt cắt hệ tầng Phú
Ngữ, vùng Phố Ngữ và trong các đá phiến sét sericit thuộc phần cao mặt cắt hệ tầng
Tấn Mài, vùng Tấn Mài
Thành phần: Lophosphaeridium sp., Zonosphaeridium sp., Leiosphaeridia sp.,
Leiofusa sp.
Đới đặc trưng cho Silur hạ.
1.1.4. GRAPTOLITHINA
Đới Spirograptus minor
Phân bố trong các đá phiến sét sericit, sét silic, thuộc phần cao của các hệ tầng:
Phú Ngữ, Tấn Mài và Cô Tô.
Thành phần: Spirograptus minor, S. turriculatus, Pristiograptus regularis,
Streptograptus exignus, Globosograptus crispus, Monograptus halli.
Đới đặc trưng cho Silur hạ
1.1.5. ALGAE
Đới Osagia
Phân bố: Trong các lớp đá vôi, thuộc phần thấp của hệ tầng Chang Pung ở các
vùng: Mường Khương, Bắc Hà (Lào Cai), Vị Xuyên - Thanh Thuỷ (Hà Giang).
Thành phần: Osagia nimia, Osagia monolamellosa, Osagia columnata, Osagia
tchaica, Vermiculites tortuosus, Ambigolamellatus horridus.
Đới đặc trưng cho phần cao Cambri trung
1.1.6. ICHNOFOSIL
Đới Phycodes pedum
Phân bố: Trong các đá cát bột kết thuộc phần giữa hệ tầng Mỏ Đồng, ở các
vùng Sảng Mộc, Thần Xa (Võ Nhai, Thái Nguyên).
Thành phần: Phycodes pedum, Phycodes sp.
Đới đặc trưng cho Cambri hạ phần thấp nhất.
Đới Palaeophycus tubularis
Phân bố: Trong các lớp đá phiến sét bột kết thuộc phần cao nhất hệ tầng Mỏ
Đồng ở các vùng Sảng Mộc, Thần Xa, Đình Cả (Võ Nhai, Thái Nguyên).
Thành phần: Palaeophycus tubularis, Planolites montanus.
Đới này đặc trưng cho phần cao nhất của Cambri hạ.
14
1.2. ĐỐI SÁNH ĐỊA TẦNG PALEOZOI HẠ
So sánh địa tầng Paleozoi hạ Đông Bắc Bộ với các vùng lân cận (Bảng IV.4)
cho thấy chúng gần gũi với Tây Bắc Bộ và Nam Trung Quốc. Thế giới cổ sinh vật
Cambri - Ordovic ở Đông Bắc Bắc Bộ nói riêng, ở Bắc Bộ nói chung chỉ có thể đối
sánh dễ dàng với thế giới cổ sinh vật cùng thời thuộc lãnh thổ Trung Quốc (Bảng
IV.5).
Đới Prosphaeridium - Archaeohystrichosphaeridium: Phân bố trong phần thấp
hệ tầng Hà Gaing được đối sánh với đới cùng tên trong phần thấp hệ tầng Sông Mã
(ε1-2 sm) và trong phần giữa hệ tầng Cam Đường (ε1 cđ) ở Tây Bắc Bộ. Đới có "thế
giới tính" cao. Hiện được coi là đới thấp nhất của Cambri sớm ở nhiều nơi trên thế giới
(nền Nga, nền Sibir, Nam Trung Quốc (hệ tầng Peidi - (ε1 p) v.v..). Ranh giới dưới của
Cambri thuộc tướng biển thềm lục nguyên được vạch ở chân đới này (Tomofeev Bv.
1973, Yin Leiming et al. 1996)
Đới Phycodes pedum: Phân bố trong phần giữa hệ tầng Mỏ Đồng đặc trưng cho
phần thấp nhất Cambri hạ thuộc tướng lục nguyên biển ven bờ. Chân đới này được coi
là ranh giới dưới của Cambri (Brasier et al. 1994). Đới được đối sánh với đới cùng tên
trong các hệ tầng Meishucun - Qiongzhushi và Kaili tuổi Cambri sớm phần thấp ở
Yunnan và Guizhu (Trung Quốc) (Wang Yue et al. 2006)
Đới Ptychagnostus atavus: Thuộc phần thấp hệ tầng Thần Sa mang tính thế giới
cao, nên dễ dàng đối sánh các trầm tích chứa chúng ở nhiều nơi trên thế giới như
Trung Quốc, Úc, Mỹ, v.v... Mặt cắt Thần Xa chứa đới này giống mặt cắt hệ tầng
Wheeler ở Utah (Mỹ) và hệ tầng Huangdongkou ở Trung Quốc. Trực tiếp dưới đới này
là đới P. gibbus chưa được xác định ở Việt Nam, ứng với khối lượng địa tầng giữa hai
đới: Paleophycus tubularis và P.atavus. Điều đó cho khả năng tìm được ranh giới
Cambri sớm - Cambri giữa ở Việt Nam.
Đới Annamitia spinifera: Phân bố trong phần thấp hệ tầng Chang Pung, được
đối sánh với đới cùng tên trong phần thấp hệ tầng Hàm Rồng (ε2 - O1 hr) ở Tây Bắc
Bộ. Ứng với đới Damesella trong hệ tầng Xiwangmiao ở Trung Quốc, đới Leiopyge
laevigata ở Úc và Bắc Âu.
Đới Drepanura pnemesnili: Thuộc phần giữa hệ tầng Chang Pung được đối
sánh với đới cùng tên trong phần thấp hệ tầng Hàm Rồng (ε2 - O1 hr) ở Tây Bắc Bộ và
trong hệ tầng Xiwangmiao ở Trung Quốc, với đới Stephanocare - Blackwelderia ở
Triều Tiên, đới Agnostus pisiformic ở Bắc Âu.
Đới Prochuangia mansuyi: Thuộc phần giữa hệ tầng Chang Pung hoàn toàn
ứng với đới cùng tên ở Trung Quốc và ở Triều Tiên, với đới Olenus ở Tây Âu.
Đới Irvingella taitzuhoensis: Thuộc phần giữa hệ tầng Chang Pung hoàn toàn
ứng với đới cùng tên ở Trung Quốc, Sibir, Kazastan và Australia.
Đới Prosaukia angulata thuộc phần cao hệ tầng Chang Pung - ứng với đới
Prosaukia - Ptychaspis ở Bắc Mỹ, với đới Tsinania ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên.
15