Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Địa danh huyện điện bàn, tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
177
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
752

Tài liệu đang bị lỗi

File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.

Địa danh huyện điện bàn, tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THI PHƯỢNG

ĐỊA DANH HUYỆN ĐIỆN BÀN,

TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN

Phản biện 1: PTS.TS. HOÀNG TẤT THẮNG

Phản biện 2: TS. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại

Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 12 năm 2014

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

“Địa danh học” là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, là một

bộ phận đặc biệt của môn từ vựng học chuyên nghiên cứu ý nghĩa,

nguồn gốc, quá trình biến đổi, cấu tạo và cách thức đặt tên địa danh.

Địa danh của mỗi địa phương được sử dụng và lưu truyền trên

địa bàn dân cư hàng trăm, hàng nghìn năm như là những ‘tấm bia

lịch sử” bằng ngôn ngữ ghi dấu những biến cố xã hội, chính trị, kinh

tế, văn hoá, ngôn ngữ tại nơi mà nó được đặt tên. Nghiên cứu địa

danh không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm ngôn ngữ của

từng vùng đất thông qua các phương thức định danh mà còn giúp

chúng ta biết thêm về sự ra đời của một vùng đất, một dân tộc, một

thời đại, sự giao thoa, tiếp xúc, bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hóa

của một vùng đất, một dân tộc và hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ giữa

các dân tộc đã sống trên vùng đất ấy, tâm lý những người đã tạo ra

các địa danh đó ... trong những giai đoạn, những thời kỳ lịch sử khác

nhau

Quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Điện Bàn đã

sản sinh ra những tên đất, tên làng xóm tạo thành một hệ thống địa

danh phản ánh những nét đặc trưng của vùng đất này. Trong những

địa danh ấy, nhiều tên gọi vẫn trường tồn mặc bao thăng trầm của

lịch sử nhưng cũng có không ít những địa danh chỉ còn trong hồi ức,

có nhiều địa danh chỉ còn lưu truyền trong dân gian và nguồn gốc ý

nghĩa của nó cần phải được giải mã và làm rõ. Để giải quyết nhu cầu

tra cứu địa danh nhằm tránh những sự ngộ nhận trong nhận thức về

địa danh, sự bất cập khi đặt địa danh mới (khi tách lập đơn vị hành

chính mới) gây ra những thắc mắc và phiền toái không đáng có,

chúng ta buộc phải có một công trình chuyên biệt khảo sát có hệ

2

thống và giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của từng địa danh. Đó là lý

do chúng tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài “Địa danh ở huyện Điện

Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu về phương

thức đặt địa danh, phương thức cấu tạo, những chuyển biến về mặt

ngữ âm, ngữ nghĩa, cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của một số địa

danh ở huyện Điện Bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những từ ngữ chỉ địa danh

ở huyện Điện Bàn được xét trên bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa và

nguồn gốc xuất xứ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung mô tả, khảo sát địa danh ở huyện

Điện Bàn về mặt ngôn ngữ trên bình diện đồng đại và bước đầu tìm

hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh đó. Bởi nguồn ngữ

liệu khi khảo sát quá nhiều nên chúng tôi chỉ giải thích của một số

địa danh tồn tại ở huyện Điện Bàn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp cả 4 phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả; Phương pháp so sánh, đối

chiếu; Phương pháp điền dã; Phương pháp khảo sát bản đồ.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và phụ lục, phần chính

của luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung.

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và cách thức đặt tên của địa danh

ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

3

Chương 3: Nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực

của địa danh ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

6.1.Nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, địa danh học được xác định giai đoạn hình thành

bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX với những công trình của

Hoàng Thị Châu, Trần Thanh Tâm, Nguyễn Văn Âu ....Vào những

năm cuối thế kỷ XX, ngành địa danh học ở Việt Nam đã có bước

phát triển mạnh mẽ. Lúc này đã xuất hiện những công trình nghiên

cứu lớn về địa danh học của Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường,

Từ Thu Mai, Trần Văn Dũng, Đinh Xuân Vịnh, Nguyễn Dược -

Trung Hải....

6.2. Nghiên cứu về địa danh ở huyện Điện Bàn

Trong các quyển “Quảng Nam qua các thời đại” của Phan Du

(1974), “Lịch sử vương quốc Champa” của Lương Ninh (2004),

“Quảng Nam trong hành trình mở cõi và dựng nước” của Nguyễn Q.

Thắng (2004) hầu như đều có nhắc đến một số địa danh thuộc huyện

Điện Bàn. Đề cập tương đối đầy đủ và rõ ràng nhất về địa danh ở

huyện Điện Bàn là quyển “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” được

xuất bản vào cuối năm 2010 do hai tác giả Thạch Phương, Nguyễn

Đình An chủ biên. Các công trình nghiên cứu về địa danh trên đã

khẳng định được tiềm năng cũng như sức hút của ngành khoa học

này. Từ kết quả của các công trình nghiên cứu về địa danh trên sẽ tạo

tiền đề vững chắc để chúng tôi đi vào nghiên cứu “Địa danh huyện

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

4

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. ĐỊA DANH - ĐỊA DANH HỌC

1.1.1. Khái niệm địa danh – địa danh học

Địa danh ở Việt Nam được nghiên cứu theo hai hướng: hướng

thứ nhất là tiếp cận địa danh ở góc độ ngôn ngữ học, hướng thứ hai

là tiếp cận ở góc độ địa lý, văn hóa. Tùy theo hướng tiếp cận khác

nhau mà các tác giả đưa ra định nghĩa về địa danh cũng khác nhau.

Trong các định nghĩa về địa danh đã khảo sát được, chúng tôi

nhận thấy định nghĩa của Lê Trung Hoa “Địa danh là những từ hoặc

ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn

vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên

về không gian hai chiều.” [38, tr.18] là định nghĩa có tiêu chí rõ ràng,

cụ thể và được nhiều nhà nghiên cứu địa danh đồng tình hơn cả. Do

đó, chúng tôi dựa trên quan điểm của tác giả để làm kim chỉ nam cho

công trình nghiên cứu của mình.

1.1.2. Đối tượng nghiên cứu và vị trí của địa danh học

a. Đối tượng nghiên cứu của địa danh học

Đối tượng nghiên cứu của địa danh học là địa danh. Đó là

những từ, ngữ được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên,

các vùng lãnh thổ, các đơn vị hành chính, các công trình xây dựng

thiên về không gian hai chiều.

b. Vị trí của địa danh học

Địa danh học là một chuyên ngành của Ngôn ngữ học. Địa

danh học được chia ra thành nhiều ngành nhỏ hơn như: sơn danh

học (oronymie) chuyên nghiên cứu tên gọi các đồi núi; thủy danh

học (hydronymie) chuyên nghiên cứu tên sông ngòi kênh rạch;

phương danh học (ojkonimika) chuyên nghiên cứu các địa điểm

quần cư và phố danh học (urbanomika) nghiên cứu các đối tượng

5

trong thành phố như tên đường, tên phố, tên các quảng trường….

1.1.3. Phân loại địa danh

Tuỳ theo phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề mà

mỗi nhà nghiên cứu có cách phân loại địa danh khác nhau. Tuy

nhiên, việc phân loại địa danh là một vấn đề phức tạp và vẫn chưa có

sự thống nhất cao.

Trong công trình nghiên cứu này, để tiến hành phân loại địa

danh ở huyện Điện Bàn, chúng tôi sẽ áp dụng tổng hợp các cách

phân loại của Lê Trung Hoa và Nguyễn Văn Âu là hai cách phân loại

được nhiều người tán đồng, có sự rõ ràng, mang tính khái quát cao,

có thể áp dụng cho nhiều vùng miền khác nhau và giúp người nghiên

cứu có cái nhìn tổng quát về địa danh.

(1) Địa danh chỉ địa hình tự nhiên hay địa danh chỉ địa hình

(Lê Trung Hoa)

(2) Địa danh kinh tế xã hội (Nguyễn Văn Âu) bao gồm:

- Địa danh chỉ công trình xây dựng

- Địa danh hành chính

- Địa danh khu - vùng

1.1.4. Các phương thức định danh

Cách thức đặt tên cùng với đặc điểm cấu tạo là một trong hai bộ

phận cấu tạo địa danh. Cách thức đặt tên giúp cho địa danh có những

ý nghĩa sinh động, phong phú, độc đáo, giúp cho những vùng miền

mang tên địa danh đó có dấu ấn riêng và cả những đặc trưng văn

hóa đặc sắc. Tuy nhiên, do xuất phát từ những lĩnh vực nghiên cứu

khác nhau nên mỗi tác giả đưa ra các cách định danh khác nhau.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, trong công trình Địa danh ở thành

phố Hồ Chí Minh (1991), tác giả Lê Trung Hoa nêu ra 3 phương thức

đặt địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, gồm: 1. Phương thức tự tạo;

2. Phương thức vay mượn; 3. Phương thức chuyển hoá. Đến năm

6

2006, khi xuất bản cuốn sách Địa danh học Việt Nam, tác giả đã rút

gọn thành 2 phương thức: 1. Phương thức tự tạo; 2. Phương thức

chuyển hoá. [36, tr.65-76]. Đây là sự điều chỉnh thích hợp bởi

chuyển hoá hay vay mượn đều là phương thức dùng một địa danh có

sẵn để gọi tên một đối tượng khác.

1.2. KHÁT QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI ĐIỆN

BÀN

1.2.1. Quá trình lịch sử hình thành vùng đất Điện Bàn

Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh

Quảng Nam. Vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Thường Thị của

các vua Hùng. Từ năm 206 TCN đến năm 192 SCN, thời nhà Hán,

thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc vương

quốc Champa .

Năm 1306, vua Champa là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và

châu Rí làm sính lễ cưới Công chúa Huyền Trân. Năm 1307, hai

châu Ô, Rí được đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Vùng đất Điện

Bàn thuộc phần đất phía Nam của Hóa Châu. Năm 1435, địa danh

Điện Bàn được Nguyễn Trãi ghi vào “Dư địa chí” gồm 95 xã thuộc

phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa. Năm 1602 Nguyễn Hoàng đổi

thành dinh Quảng Nam. Năm 1604, tách huyện Điện Bàn khỏi phủ

Triệu Phong, Thuận Hóa, thăng thành phủ Điện Bàn, thuộc dinh

Quảng Nam. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện

Diên Phước, phủ Điện Bàn, do các công tử của Chúa Nguyễn lần

lượt đến trấn thủ. Năm 1803, vua Gia Long lập dinh Quảng Nam

gồm hai phủ: Điện Bàn và Thăng Hoa. Phủ Điện Bàn bao gồm hai

huyện là Hòa Vang và Diên Phước. Điện Bàn ngày nay chính là

huyện Diên Phước. Từ 1945 đến 1954, huyện Điện Bàn là đơn vị

hành chính khi thì thuộc Quảng Nam, khi thì thuộc Liên tỉnh Quảng

Nam – Đà Nẵng.

7

Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, 30 - 4 – 1975,

Điện Bàn là một trong 14 huyện của Quảng Nam. Từ ngày 1- 1-

1997 khi Đà Nẵng tách khỏi Quảng Nam đến nay, Điện Bàn là một

huyện của tỉnh Quảng Nam.

Qua 38 năm hòa bình độc lập, Điện Bàn không ngừng phát

triển về mọi mặt, trở thành vùng kinh tế năng động Bắc Quảng Nam.

1.2.2. Địa lý tự nhiên

Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Quảng

Nam, trải dài từ 15 độ 50’ đến 17độ 57’ vĩ độ Bắc và từ 108 độ đến

108 độ 20’ kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48km về phía bắc,

cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam, phía bắc giáp huyện

Hoà Vang (TP ĐN), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía đông

nam giáp thị xã Hội An, phía đông giáp biển Đông và phía Tây giáp

huyện Đại Lộc. Diện tích tự nhiên của huyện là 214,28km2.

Địa hình của huyện Điện Bàn tương đối bằng phẳng,có bờ

biển dài 8km. Điện Bàn là một huyện có nhiều thuận lợi trong giao

thông đường bộ, Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt đi ngang qua

huyện. Ngoài ra huyện còn có nhiều tuyến đường giao thông huyết

mạch khác với chiều dài hàng trăm km được rải nhựa, bê tông xi

măng, rất tiện lợi cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.3. Địa lý hành chính

Theo “Lịch sử Đảng bộ huyện Điện Bàn”, quá trình hình thành

và phát triển của vùng đất Điện Bàn hiện nay như sau:

Vùng đất Điện Bàn xưa thuộc đất Việt Trường Thị của vua

Hùng. Từ năm 241 đến 205 trước Công nguyên, thời nhà Tần, thuộc

Tượng Quận. Từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 192 sau

Công nguyên, thời nhà Hán, thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192

đến năm 1036 thuộc Vương quốc Champa .

8

Năm 1036, vua Champa là Chế Mân đã cắt hai châu Ô và Lý

dâng cho vua nhà Trần để làm sính lễ cưới công chúa Trần Huyền

Trân. Năm 1037, hai châu Ô và Lý được đổi tên thành Châu Thuận

(Thuận Châu) và Châu Hóa (Hóa Châu) và vùng đất Điện Bàn thuộc

phần đất phía nam của Châu Hóa.

Năm 1435, địa danh Điện Bàn được Nguyễn Trãi ghi vào “Dư

địa chí”. Điện Bàn lúc bấy giờ gồm 95 xã, thuộc phủ Triệu Phong

của lộ Thuận Hóa.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, dưới chế

độ mới, đơn vị hành chính cấp phủ trước đây thống nhất lại thành

cấp huyện. Cấp tổng cũng được xóa bỏ. Các xã được điều chỉnh lại

ranh giới gồm nhiều làng cũ hợp lại.

Vào đầu năm 1946, huyện Điện Bàn từ 115 làng cũ sát nhập

lại thành 37 xã mới. Hiện nay, huyện Điện Bàn có 20 xã và một thị

trấn.

1.2.4. Tình hình dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội

Sau cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với Chúa

Chiêm Thành là Chế Mân, người Việt từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu

là nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, đã vào khai phá vùng

đất ven sông Thu Bồn từ các thế kỷ XIV, XV. Từ đó dân số Điện

Bàn ngày một đông đúc. Và ngày này – tính đến ngày 1.1.2000, dân

số toàn huyện là 190.623 người gồm 42.563 hộ gia đình.

Điện Bàn là một vùng đất có khá nhiều di tích thuộc văn hóa

Champa như tháp Bàng An, phế tích Cẩm Văn, bi ký Champa ở Bồ

Mưng; nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng như thành tỉnh La Qua

và đình làng La Qua... Rất tiếc nhiều đình, chùa với kỹ thuật chạm

khắc tinh xảo, mang đậm màu sắc kiến trúc cổ truyền của dân tộc đã

bị chiến tranh tàn phá, nay không còn nữa.

9

Đạo Phật vào Điện Bàn từ khá sớm, có ảnh hưởng sâu sắc đến

đời sống tâm linh của một bộ phận dân cư trong huyện. Đạo Thiên

Chúa vào muộn hơn và Đạo Cao Đài chỉ mới đến từ những năm 30

của thế kỷ XX. Đồng bào lương và giáo trong huyện đoàn kết gắn bó

với nhau, cùng tham gia đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương,

đất nước, chống lại những phần tử phản động đội lốt tôn giáo để thực

hiện những mưu đồ đen tối có hại cho dân, cho nước.

Điện Bàn là một vùng đất học, có nhiều nhà khoa bảng, sĩ phu

yêu nước, chiến sĩ cách mạng nổi tiếng như : Phạm Phú Thứ, Hoàng

Diệu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Nguyễn Thành Ý, Phạm Như

Xương, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Phan Thúc Duyện, Lê

Đình Thám, Phan Thanh, Phan Bôi...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền

thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Điện Bàn được phát huy

mạnh mẽ.

1.2.5. Đặc điểm ngôn ngữ

Chính hệ thống nguyên âm trong phần vần của tiếng Quảng là

nét đặc biệt để cho những người dân vùng khác có thể phân biệt tiếng

Quảng với những vùng phương ngữ khác. Ngoài những khác biệt

trong hệ thống âm vị, ở Quảng Nam còn có những khác biệt trong

ngôn ngữ nói, đó là những từ địa phương “mô”, “tê”, “răng”,

“rứa”… làm nên đặc trưng riêng của tiếng Quảng.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

ĐỊA DANH HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1. PHÂN LOẠI ĐỊA DANH

Từ những nguồn tư liệu thu thập được qua quá trình khảo sát

thực tế, chúng tôi tiến hành phân loại địa danh ở huyện Điện Bàn

theo những tiêu chí cụ thể như sau:

10

Phân loại theo tiêu chí loại hình, địa danh của Điện Bàn có

155 địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, 202 địa danh hành chính, 216

địa danh chỉ công trình xây dựng, 105 địa danh vùng.

Theo tiêu chí ngữ nguồn gốc ngữ nguyên, Điện Bàn có 421 địa

danh Hán Việt, 125 địa danh thuần Việt, 42 địa danh hỗn hợp, 3 địa

danh tiếng Champa .

Phân loại theo số lượng âm tiết, địa danh của Điện Bàn có 123

địa danh đơn tiết, 533 địa danh đa tiết.

2.2. CÁCH THỨC ĐẶT TÊN CỦA ĐỊA DANH Ở HUYỆN

ĐIỆN BÀN

Sau khi chọn lọc và tiếp thu quan điểm của các tác giả đi

trước, dựa vào những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hoá của địa

phương, chúng tôi sẽ trình bày cách thức đặt tên của địa danh ở

huyện Điện Bàn theo quan điểm của Lê Trung Hoa tức là phân chia

theo 3 phương thức: 1. Phương thức tự tạo; 2. Phương thức chuyển

hoá; 3. Phương thức vay mượn.

2.2.1. Phương thức tự tạo

Phương thức tự tạo là cách thức đặt tên đặc điểm về hình

dáng, kích thước, tính chất, màu sắc… của chính bản thân đối tượng

hoặc những đặc điểm có liên quan gián tiếp đến đối tượng như cây,

con vật nuôi, tên danh nhân, các sự kiện lịch sử, tín ngưỡng dân

gian… người ta sử dụng những yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống từ

vựng chung để định danh cho đối tượng. Cũng là phương thức tự tạo

nhưng tuỳ thuộc vào những đặc điểm về tự nhiên, xã hội mà mỗi

vùng có cách đặt tên khác nhau. Do vậy trong tên gọi của đối tượng

có thể chứa đựng cả đời sống tâm lí, tình cảm, ước vọng, tín

ngưỡng… hay những đánh giá, nhận xét của người dân bản xứ. Ví

dụ: Cồn Đầu Voi (Điện Nam Trung), cồn Bồ (Điện Ngọc), mương

11

Bánh Lái (Điện Ngọc), bàu Lớn (Điện Phước), truông Ba Truông

(Điện Tiến), sông Cái (Điện Ngọc), sông Con (Điện Tiến)…

2.2.2. Phương thức chuyển hoá

“Chuyển hoá là phương thức biến một địa danh này thành một

hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá, địa danh

mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ, hoặc thêm một yếu tố

mới. Sau khi chuyển hoá, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại

với địa danh mới”[42, tr.43]. Hiện tượng chuyển hoá này có thể xảy

ra trong nội bộ một loại địa danh mà cũng có thể là từ loại địa danh

này chuyển hoá sang các loại địa danh khác.

Ví dụ: gò Đinh (Điện Phương)→ cánh đồng Gò Đinh (Điện

Phương); bến đò Nhơn (Điện Ngọc) → xóm bến đò Nhơn (Điện

Ngọc), thôn Ngân Câu (Điện Ngọc) → bến đò Ngân Câu (Điện Ngọc

2.2.3. Phương thức vay mượn

Phương thức vay mượn là phương thức lấy tên gọi ở vùng

khác, nơi khác (kể cả tên người, tên đất) cũng như ngôn ngữ của dân

tộc khác để đặt tên cho địa vực cư trú của mình, ví dụ: sân vận động

Bà Sơ (Điện Minh), thôn Câu Nhí (Điện An)…

2.2.4. Đặc điểm về mặt chuyển biến của địa danh ở huyện

Điện Bàn

a. Các nguyên nhân làm biến đổi địa danh

Theo Lê Trung Hoa, sự chuyển biến của địa danh có hai

nguyên nhân lớn: nguyên nhân bên ngoài địa danh hay nguyên nhân

xã hội, nhóm nguyên nhân bên trong địa danh hay nguyên nhân ngôn

ngữ.

b. Đặc điểm chuyển biến của các loại địa danh

b1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ địa hình thiên

nhiên

12

Nhiều địa danh chỉ địa hình đã chuyển hoá lẫn nhau dẫn tới sự

ra đời của một địa danh mới, có thể là giữ nguyên yếu tố cũ hoặc

thêm vào một yếu tố mới,ví dụ như: cồn Vàng (Điện Quang) → cánh

đồng Cồn Vàng, gò Đinh → cánh đồng Gò Đinh (Điện Phương)…

Một vài đối tượng mang hai tên gọi khác nhau, có sự tồn tại

song song giữa địa danh dân gian (do người dân sống tại nơi có địa

danh đó đặt) và địa danh chính thức (do Nhà nước đặt và thường là

từ Hán Việt), ví dụ: sông Chợ Củi (Điện Phương) hay sông Sài Thị

Giang, sông Cổ Cò hay Lộ Cảnh Giang …

b2. Đặc điểm chuyển biến của địa danh hành chính

Với lịch sử lâu đời, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến động

lịch sử, lại chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, xã hội

nên địa danh có những thay đổi nhất định. Những chuyển biến của

địa danh hành chính diễn ra thường xuyên với nhiều nguyên nhân

khác nhau.

- Đổi tên do nhà cầm quyền cải tổ lại đơn vị hành chính

- Ngoài việc thay đổi địa danh hành chính do nhà cầm quyền

thì chuyển hoá địa danh cũng là một nguyên nhân quan trọng, ví dụ:

sông Vĩnh Điện → thị trấn Vĩnh Điện; núi Đức Ký → thôn Đức Ký

Nam (Điện Thọ), thôn Đức Ký Bắc (Điện Thọ)....

- Do kiêng huý trong thời phong kiến, tránh dùng các từ mà

vua chúa cho “từ cấm”. Ví dụ như: thôn Kim Sa đã thành thôn Cẩm

Sa (Điện Nam Bắc), thôn Kim Lũ đã thành Cẩm Lậu (Điện Phong),

thôn Kim Quất đã thành thôn Thanh Quýt (Điện Thắng Trung)…

b3. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ công trình xây

dựng

Địa danh chỉ công trình xây dựng ở Điện Bàn phần lớn được

định danh, số còn lại là chuyển hoá từ nội bộ hoặc từ các loại địa

danh khác,ví dụ như: cầu Bình Long → chợ Bình Long, cầu Vĩnh

13

Điện → chợ Vĩnh Điện ... Ngoài ra, địa danh chỉ công trình xây dựng

phần lớn được chuyển hoá từ địa danh hành chính, chẳng hạn: thôn

Giáo An (Điện Hồng) → cầu Giáo An (Điện Hồng....

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH Ở HUYỆN ĐIỆN

BÀN

2.3.1. Địa danh có cấu tạo từ đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh do một âm tiết có nghĩa

hoặc nhiều âm tiết không có nghĩa tạo thành. Nói rõ hơn, các địa

danh gồm một từ đơn đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu

tạo đơn. Địa danh có cấu tạo đơn có ở địa danh thuần Việt lẫn địa

danh không thuần Việt.

Qua thống kê, địa danh có cấu tạo đơn chiếm tỉ lệ 18,75%

trong tổng số lượng địa danh thu thập được, với 123 địa danh. Thuộc

cấu tạo đơn chủ yếu là các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên và địa

danh hành chính, địa danh vùng chiếm số lượng rất thấp.

Xét về nguồn gốc ngôn ngữ thì cấu tạo đơn của địa danh xuất

hiện ở từ thuần Việt là phổ biến. Xét về từ loại thì những địa danh có

cấu tạo đơn chiếm số lượng lớn là danh từ. Ngoài ra, các từ loại khác

như động từ, tính từ, số từ cũng được sử dụng để đặt tên.

2.3.2. Địa danh có cấu tạo từ phức

a. Quan hệ đẳng lập

a1. Địa danh thuần Việt

Địa danh có nguồn gốc thuần Việt được cấu tạo theo kiểu quan

hệ đẳng lập chiếm số lượng không lớn, chủ yếu là ghép hai yếu tố

với nhau. Ví dụ: cánh đồng Bàu Đầm (Điện Hồng), Xóm Chín Chủ

(Điện Hoà)….

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!