Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ CẨM TÚ
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ CẨM TÚ
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 6038103
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Hải An
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN
VÕ THỊ CẨM TÚ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự : BLDS
Di sản dùng vào việc thờ cúng : DSDVVTC
Di sản thờ cúng : DSTC
Điều : Đ
Tòa án nhân dân tối cao : TANDTC
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯ NG 1. L LUẬN CHUNG V DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG7
1.1. Ngu n g gi ng n ng ng ờ ng i n............... 7
1.2. i niệ n ấ i sản ng iệ ờ ng .......................... 10
................................................ 10
T .......................................... 12
1.3. Di sản ng iệ ờ ng ệ u Việ N ............... 15
D .............................................. 15
............ 17
1.4. Quy n u Việ N i sản ờ ng n 1945 n
nay......................................................................................................................... 19
............................................................ 19
.............................................................. 21
CHƯ NG 2. DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG THEO BỘ LUẬT D N
S 2005 .................................................................................................................... 25
2.1. C n n ần i sản ng iệ ờ ng............. 25
C ........................................ 25
X ầ ......................................... 27
2.2. Quản i sản ng iệ ờ ng....................................................... 30
................................................................. 30
........................... 33
T .................................................. 36
2.3. C ấ i sản ng iệ ờ ng ................................................... 38
C ..................................... 39
................ 42
CHƯ NG 3. TH C TI N ÁP DỤNG VÀ IẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT V DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG .......................................... 45
3.1. T ự iễn ng u i sản ng iệ ờ ng............... 45
C ự ễ ......... 45
............................. 51
T ................................ 57
3.2. i n ng n iện u i sản ng iệ ờ ng .......... 59
cúng.................................................................................................................... 59
...................................................................................... 64
ẾT LUẬN.............................................................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. L ọn i
Trong đời sống xã hội, sự dịch chuyển di sản của cá nhân đã chết cho những
người còn sống, gọi chung là quan hệ thừa kế di sản tồn tại một cách khách quan và
được ghi nhận trong pháp luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, chế định thừa kế ở mỗi
quốc gia là khác nhau, không những phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội, chế độ
sở hữu mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thống văn hóa, phong tục tập
quán. Trong pháp luật về thừa kế ở nước ta, quy định về di sản dùng vào việc thờ
cúng phản ánh đậm nét truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng biết ơn,
hiếu lễ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. Từ thời kỳ phong kiến, vấn đề liên
quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng đã được ghi nhận trong Bộ luật Hồng Đức
ban hành năm 1483 dưới những quy định về hương hỏa. Mặc dù ở các thời kỳ, quy
định cụ thể về di sản dùng vào việc thờ cúng có sự thay đổi, nhưng nhìn chung, việc
kế thừa chế định về di sản dùng vào việc thờ cúng được đánh giá là nét đặc sắc
trong cổ luật và được tiếp tục duy trì trong luật cận đại và pháp luật hiện hành.
Di sản dùng vào việc thờ cúng có chế độ pháp lý riêng biệt, khác với các di
sản thông thường. Khi người chết để lại di sản thì di sản đó được dùng để phân chia
theo pháp luật hoặc theo di chúc nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người
chết sang những người được thừa kế. Di sản sau khi phân chia được những người
thừa kế tùy nghi sử dụng theo mục đích riêng của họ. Nhưng đối với di sản dùng
vào việc thờ cúng thì di sản không phải để phân chia, mà việc sử dụng di sản đó
được người để lại di sản ấn định trước là chỉ dùng vào mục đích thờ cúng. Pháp luật
bảo hộ quyền của người để lại di sản được dùng một phần di sản vào việc thờ cúng,
nhưng vấn đề đặt ra là, nếu như có sự vi phạm trong việc sử dụng di sản dùng vào
việc thờ cúng thì pháp luật sẽ giải quyết như thế nào; chế độ pháp lý của hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ di sản thờ cúng ; quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản…
thậm chí các vấn đề mang tính lý luận như khái niệm di sản thờ cúng, cách xác định
di sản thờ cúng vẫn đang bị bỏ ngỏ trong pháp luật hiện hành. Hệ quả của vấn đề
này là về mặt lý luận tồn tại nhiều quan điểm bất nhất, về mặt thực tiễn xét xử thì
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các thẩm phán nhiều hơn là căn cứ pháp lý.
2
Trước đây, các tranh chấp liên quan đến di sản thờ cúng thường được giải
quyết trong nội bộ gia đình, gia tộc trên tinh thần đạo lễ, dĩ hòa di quý. Nhưng ngày
nay, khi bất động sản ngày càng có giá trị kinh tế cao thì những vụ án về tranh chấp
di sản dùng vào việc thờ cúng là bất động sản có xu hướng ngày càng phổ biến hơn.
Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng cần được quan
tâm đúng mức. Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật về di sản dùng vào
việc thờ cúng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC
THỜ CÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. Thông qua việc nghiên cứu đề
tài, tác giả hi vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về di
sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật dân sự của nước ta.
2. Tìn ìn ng i n u i
Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam có từ rất lâu đời và sớm
được pháp luật thời kỳ phong kiến thừa nhận và bảo hộ. Di sản dùng vào việc thờ
cúng ghi nhận thông qua những quy định về hương hỏa, tự sản trong Bộ luật Hồng
Đức và Bộ luật Gia Long. Thời kỳ Pháp thuộc, những quy định về di sản dùng vào
việc thờ cúng vẫn tiếp tục được duy trì trong chế định thừa kế của Bộ dân luật Bắc
Kỳ (năm 1931) và Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936). Sau khi giành độc lập
2/9/1945, Nhà nước tiếp tục ban hành những quy định về thừa kế, trong đó có
những quy định về di sản thờ cúng như Thông tư số 81/1981/TT-TANDTC ngày 24
tháng 7 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp
về thừa kế, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân
sự 2005.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu tổng thể về pháp luật thừa kế có đề cập
đến quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ “Pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến nay” do TS.Phạm Kim Anh
làm chủ nhiệm đã khái lược các quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các
thời kỳ. Hay “Bình luận khoa học về thừa kế trong luật dân sự” của TS. Nguyễn
Ngọc Điện có sự so sánh quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng với quan niệm
trong tục lệ và pháp luật thời kỳ trước, đồng thời phân tích nhiều vấn đề liên quan
đến tính chất pháp lý đặc biệt của di sản thờ cúng, các trường hợp và nguyên tắc cắt
giảm di sản thờ cúng, quản trị di sản thờ cúng… đã tạo nền tảng lý luận chung cho
quá trình nghiên cứu chuyên sâu về di sản dùng vào việc thờ cúng. Tiếp cận dưới
góc độ thực tiễn, “Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án” của PGS.TS
3
Đỗ Văn Đại đưa ra những cách thức giải quyết tranh chấp liên quan đến căn cứ xác
lập, quản lý và chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng trong các quyết định của
Tòa án nhằm định hướng hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng phù
hợp với thực tế.
Di sản dùng vào việc thờ cúng còn được nghiên cứu chuyên biệt thông qua
những bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí pháp luật như: “Một
số vấn đề về di sản dùng vào việc thờ cúng” của Nguyễn Minh Tuấn (Tạp chí Luật
học số Chuyên đề BLDS 1996); “ Một số ý kiến về Điều 673 BLDS- Di sản dùng
vào việc thờ cúng” của Đoàn Đức Lương (Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2001) và
“Những vướng mắc khi giải quyết các vụ tranh chấp di sản dùng vào việc thờ cúng”
của Tưởng Bằng Lượng (Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2002), hay “Thực tiễn áp
dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về chế định thừa kế” của Nguyễn
Hải An (Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2012)… Những bài viết có tính chất nghiên
cứu này ngoài phân tích quy định của pháp luật còn nêu lên một số bất cập khi áp
dụng quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp,
chủ yếu tập trung vào hai nội dung là xác định “một phần” di sản dùng vào việc thờ
cúng và xử lý di sản thờ cúng trong trường hợp những người thừa kế theo di chúc
đều đã chết. Tuy nhiên, qua các bài viết trên, trong một số vướng mắc vẫn còn tồn
tại những quan điểm lý luận khác nhau và các công trình nghiên cứu tản mạn nên
khó tiếp cận một cách tổng thể để có cái nhìn toàn diện nhưng c ng đã góp phần
làm r những hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu ở bậc sau đại học nghiên cứu các khía
cạnh cụ thể khác trong chế định thừa kế như luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện chế định
quyền thừa kế trong bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành” của tác giả Lê Minh Hùng,
c ng đề cập đến tính đặc thù của di sản dùng vào việc thờ cúng so với những quy
định dành cho di sản thừa kế thông thường, những bất cập trong giải quyết tranh
chấp di sản dùng vào việc thờ cúng và đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát.
Nếu như các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung là khá nhiều, thì hầu
như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về di sản dùng vào việc thờ
cúng. Trước thực trạng tình hình nghiên cứu về di sản dùng vào việc thờ cúng, tác
giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu một cách toàn diện từ thực tiễn đến
lý luận để hoàn thiện cơ sở lý luận nhằm xây dựng các quy định về di sản dùng vào
việc thờ cúng phù hợp với thực tiễn trong ba nội dung chủ yếu sau: một là cách thức
4
xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng; hai là vấn đề quản lý di sản thờ cúng, ba là
chấm dứt việc dùng di sản cho việc thờ cúng và hậu quả pháp lý của nó và một số
vấn đề khác có liên quan.
3. M giới n i ng i n u
- :
Đề tài được nghiên cứu với mục đích làm r cơ sở lý luận của quy định “di sản
dùng vào việc thờ cúng” thông qua phân tích khái niệm, tính chất của quy định di
sản dùng vào việc thờ cúng c ng như quan niệm thờ cúng và di sản thờ cúng trong
phong tục tập quán và cổ luật của người Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận, đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về di
sản dùng vào việc thờ cúng như xác định di sản thờ cúng, chế độ pháp lý đối với di
sản thờ cúng và người quản lý di sản thờ cúng. Những vấn đề về di sản thờ cúng
trong pháp luật hiện hành có sự so sánh với tục lệ thờ cúng và thực tiễn áp dụng quy
định pháp luật để thấy r những hạn chế và bất cập trong chế định di sản dùng vào
việc thờ cúng.
Mục đích cuối cùng mà đề tài nghiên cứu hướng đến là kiến nghị những giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ
cúng trên cơ sở dung hòa giữa luật tục và sự phát triển của pháp luật hiện đại để
những tranh chấp về di sản thờ cúng được giải quyết hợp lý, hợp tình.
- ớ
Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật, tác giả chỉ giới hạn
nghiên cứu những vấn đề trọng tâm về di sản dùng vào việc thờ cúng mà chủ yếu là
di sản dùng vào việc thờ cúng sơ lập- tức xác định nguồn gốc tài sản đang được
dùng vào việc thờ cúng là di sản của ai để lại, bao gồm những vấn đề pháp lý cơ bản
của di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 như
khái niệm di sản dùng vào việc thờ cúng; phân tích căn cứ phát sinh và xác định di
sản thờ cúng, vấn đề quản lý di sản thờ cúng theo pháp luật hiện hành trên cơ sở đối
chiếu, so sánh với những quy định trong pháp luật cận đại và luật tục; phân tích
những bất cập, vướng mắc trong quy định pháp luật và thực tiễn từ đó kiến nghị
hoàn thiện pháp luật. Do đó, các vấn đề liên quan khác như: hình thức di chúc, di
chúc chung của vợ chồng, người chết định đoạt tài sản chung dùng làm di sản thờ
5
cúng, di sản thờ cúng của họ tộc có nguồn gốc lâu đời… không thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
4. C ơng i n n ng i n u
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng đi từ lý luận đến thực tiễn và từ thực tiễn hoàn thiện lý luận.
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc
của tập tục thờ cúng tổ tiên và luật tục quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng,
trên cơ sở đó tiếp thu, kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của quy định di
sản dùng vào việc thờ cúng phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt luận văn để làm r
những quy định pháp luật và những bất cập vướng mắc cần được hoàn thiện. Ngoài
ra luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh làm nổi bật
một số nội dung được phân tích trong luận văn.
5. ng ĩ k ọ gi ng ng i
- Ý ng ọ
Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận văn thạc sỹ nghiên cứu về di sản
dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam. Công trình nghiên cứu các vấn đề
lý luận về di sản dùng vào việc thờ cúng, phân tích, đánh giá từ quy định pháp luật
đến thực trạng giải quyết tranh chấp liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng
hiện nay và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn
đề này.
Đề tài là một đóng góp khiêm tốn trong việc giải quyết về mặt khoa học. Luận
văn đã góp phần làm r thêm nhiều vấn đề về mặt lý luận trên cơ sở phân tích có hệ
thống các quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời kỳ từ luật tục,
pháp luật cận đại đến pháp luật hiện đại, trong đó, trọng tâm là những quy định theo
Bộ luật dân sự 2005.
Từ quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử, luận văn tìm ra
những hạn chế, bất cập trong chế định di sản dùng vào việc thờ cúng và quá trình áp
dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị không chỉ góp phần
xây dựng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng mà còn góp phần
đảm bảo việc áp dụng pháp luật hợp tình, hợp lý và hiệu quả hơn.
6
-
Luận văn là một tài liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động học tập và
nghiên cứu pháp luật về thừa kế, đặc biệt là chế định di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trước nhu cầu về xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
dân sự 2005, luận văn còn có giá trị tham khảo trong hoạt động lập pháp.
Với thực trạng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng còn nhiều
hạn chế, luận văn còn góp phần tạo nền tảng cho quá trình áp dụng pháp luật được
thống nhất và thuận lợi hơn.
6. B u n n
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về di sản dùng vào việc thờ cúng.
Chương 2: Di sản dùng vào việc thờ cúng theo bộ luật dân sự 2005.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về di sản dùng vào
việc thờ cúng.