Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN KHẮC THÁI
ĐỂN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN KHẮC THÁI
ĐỂN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đàm Thị Uyên
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Khắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa
lịch sử trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp
giảng dạy. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường THPT lương Thế Vinh, TP Thái nguyên cùng các thầy cô giáo đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hoá thông tin và du lịch tỉnh
Thái Nguyên, huyện Uỷ huyện Đồng Hỷ, phòng văn hoá thông tin, huyện
Đồng Hỷ, Ban Tuyên giáo huyện Đồng Hỷ, UBND các xã trong huyện, các
già làng, trưởng bản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
PGS.TS. Đàm Thị Uyên, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Lịch sử trường
ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Khắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục................................................................................................................ i
Danh mục bảng.................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 .......................................................................7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...........................................................7
1.2. Các thành phần dân tộc ...........................................................................9
1.2.1. Dân tộc kinh ...................................................................................10
1.2.2. Dân tộc Tày, Nùng .........................................................................10
1.2.3. Dân tộc Sán Dìu .............................................................................11
1.2.4. Dân tộc Sán Chay...........................................................................11
1.2.5. Dân tộc Dao....................................................................................11
1.3. Khái quát về lịch sử hành chính............................................................12
1.4.1. Về kinh tế .......................................................................................13
1.4.2. Tình hình văn hóa xã hội................................................................15
TIỂU KẾT....................................................................................................21
Chương 2. ĐỀN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH
THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945..........................................................23
2.1. Hệ thống đền, chùa, đình làng ở Đồng Hỷ...........................................23
2.1.1. Số lượng và sự phân bố..................................................................23
2.1.2. Niên đại của đền, chùa, đình làng ..................................................30
2.1.3. Các vị Thần, Phật được thờ cúng trong đền, chùa, đình làng
huyện Đồng Hỷ ........................................................................................33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
2.2. Cảnh quan địa lý và kiến trúc, điêu khắc của đền,chùa,đình làng........39
2.2.1. Cảnh quan địa lý ............................................................................39
2.2.2. Kiến trúc.........................................................................................40
2.2.3. Điêu khắc .......................................................................................47
2.3. Thần sự, Phật sự....................................................................................49
2.4. Khảo tả một số ngôi đền, chùa, đình làng tiêu biểu ở huyện Đồng Hỷ....52
2.4.1. Đền Gốc Sấu (Kim Sơn Từ)...........................................................52
2.4.2. Chùa Hang......................................................................................54
TIỂU KẾT....................................................................................................65
Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ,VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA ĐỀN, CHÙA,
ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN.................67
3.1. Giá trị kiến trúc .....................................................................................67
3.2. Giá trị văn hóa tâm linh.........................................................................70
3.3. Đình, chùa là nơi lưu giữ nhiều hoài niệm lịch sử................................72
3.4. Giá trị du lịch, gắn kết khối cộng đồng xã hội......................................74
TIỂU KẾT....................................................................................................77
KẾT LUẬN .....................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................82
PHỤ LỤC........................................................................................................86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2006 .................12
Bảng 2.1. Hệ thống đền và sự phân bố ............................................................27
Bảng 2.2. Số lượng và sự phân bố của đình làng ở huyện Đồng Hỷ............28
Bảng 2.3. Hệ thống chùa ở huyện Đồng Hỷ ....................................................30
Bảng 2.4. Hệ thống đình làng và các vị thần được thờ cúng ở huyện Đồng Hỷ..37
Bảng 2.5. Hệ thống đền ở huyện Đồng Hỷ và các vị thần được thờ cúng......38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta có một nền văn hóa đa dạng phong phú, nó như một bức
tranh sống động bởi sự hòa quện nhiều màu sắc mà ở đó đền, chùa, đình làng
ở nông thôn là một gam màu chủ đạo để làm nên bức tranh đó. Ai xa xứ về
quê tới đầu làng những ngôi đền, chùa, đình làng rêu phong văng vẳng
chuông ngân đã tạo nên sự hối thúc mãnh liệt, đầy sức sống cho mỗi con
người, để ai đi xa cũng mong sớm có ngày trở lại.
Người xưa có câu "Dĩ nông vi bản" là một nước nông nghiệp chính vì
thế hệ thống đền, chùa, đình làng luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần
của mỗi người dân nông thôn. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa
làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội cổ truyền. Đền, chùa,
đình làng của người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các
hoạt động thờ cúng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu mộ của con người, là nơi sinh
hoạt cộng đồng, in dấu những hương ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời. Vì
thế, đã từ lâu chủ đề này đã được các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ đề này đã khá quen
thuộc, và đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công.
Tuy nhiên, tìm hiểu về một địa bàn cụ thể như huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1945 từ tước đến nay chưa được thực hiện bởi sự
khan hiếm các nguồn tư liệu và đi lại khó khăn.
Bởi vậy tác giả chọn đề tài: “Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945”, làm luận văn thạc sỹ với hy vọng nghiên
cứu một cách hệ thống về hệ thống đền, chùa, đình làng ở địa phương. Qua đó
làm rõ được những giá trị văn hoá, lịch sử tích cực để giáo dục thế hệ trẻ
Đồng Hỷ biết trân trọng văn hoá truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hình ảnh các ngôi đền, chùa, đình làng đã rất đỗi quen thuộc ở làng quê
Việt Nam. Là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Chùa gắn liền với một cơ sở lý luận, là nơi thờ tự của đạo Phật. Một tôn
giáo gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời, nó có sự ảnh hưởng đáng kể đến đời
sống tinh thần.
Đình làng là nơi thờ cúng thành hoàng - người có công khai phá lập làng
và đình làng đôi khi cũng là nơi thể hiện quyền uy của giai cấp trên ở địa
phương thông qua hương ước, lệ làng. Nhưng quan trọng hơn đình làng thường
xuyên là nơi tổ chức lễ hội, nơi giao lưu văn hóa của người dân thôn xã.
Đền là nơi thờ tự các bậc quân vương thánh hiền qua các thời kỳ lịch sử
với công lao to lớn làm cho quốc thịnh dân an, được nhân dân tôn kính.
Vì thế đã từ lâu: Đền, chùa, đình làng đã trở thành đối tượng nghiên
cứu dưới nhiều góc độ văn hóa dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo
cổ học, dân tộc học, lịch sử học, ...
+ "Lệ làng, phép nước", nhà xuất bản Quốc gia 1985, của Bùi Xuân
Đình, hệ thống khá chân thực về lệ làng và phép nước, cũng như mối quan hệ
giữa 2 phạm trù này, đâu là mặt tích cực cũng như hạn chế của lệ làng.
+ "Hương ước lệ làng", nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1998, của luật
gia Lê Đức Tiết chủ yếu phản ánh những giá trị tích cực gắn liền với biến cố
thăng trầm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ...
+ "Một số vấn đề làng xã Việt Nam", nhà xuất bản Quốc gia 2009,
của Nguyễn Quang Ngọc khái quát lại một cách phong phú về làng xã Việt
Nam cổ truyền với nếp sống linh hoạt cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó
giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về những nét biểu trưng của văn hóa làng xã
Việt Nam xưa và nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
+ "Chùa Việt" (Trần Lâm Biên), xuất bản 1996, đã khái quát về những
chuyển biến của chùa Việt, phân tích văn hóa, hướng bố cục chung và khảo tả
về hệ thống tượng thờ trong chùa.
+ "Chùa Việt Nam" (Hà Văn Tấn) khảo tả khá đầy đủ toàn cảnh chùa
Việt Nam.
+ " Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam" (Nguyễn Mạnh Thường"
xuất bản 1999, giới thiệu các công trình kiến trúc cổ được xếp hạng cấp quốc
gia trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó các tài liệu bổ xung như các cuốn dư địa chí hoặc từ điển:
"Từ điển di tích văn hóa Việt Nam" (Ngô Đức Thọ chủ biên - xuất bản 2003)
cuốn "Địa chỉ tôn giáo - lễ hội Việt Nam" (Mai Thanh Hải xuất bản năm
2004); "Thái Nguyên đất và người" (Sở văn hóa thông tin xuất bản 2003).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học về địa bàn
huyện Đồng Hỷ nói riêng và về Thái Nguyên nói chung như:
+ “ Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX” (Mai Thị Hồng Vĩnh – Khoá luận tốt nghiệp
năm 2009).
+ “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá” (Tạ
Thị Kim Niên – Luận văn thạc sỹ năm 2009).
+ “Tìm hiểu hệ thống đền, chùa, đình làng ở huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1945” (Đinh Thị Thắm – Luận văn thạc sỹ năm
2005).
+ “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”, (Đỗ Hằng Nga -
Luận văn thạc sỹ năm 2010).
Các tác phẩm trên đã khai thác dưới nhiều góc độ về ruộng đất, văn hoá
dân tộc. Tuy nhiên tìm hiểu hệ thống về “Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên” thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ