Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Xuất Phương Án Cải Tạo Phân Xưởng Sấy Tại Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Nam Định
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Chế biến lâm sản, đặc biệt là thầy
giáo TS.Vũ Huy Đại - Ngƣời đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong quá
trình làm khoá luận này.
Cũng nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
Tập thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, khảo nghiệm thực tế tại công ty.
Các cô, các chú trong trung tâm thông tin và thƣ viện điện tử - Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp.
Cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và ngƣời
thân đã giúp đỡ và ủng tôi rất nhiều trong quá trình làm khoá luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Tảo
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp - Khoa Chế Biến Lâm Sản
Bộ môn Khoa học gỗ
Tên khoá luận tốt nghiệp:
“Đề xuất cải tạo phân xưởng sấy tại công ty cổ phần lâm sản Nam
Định”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Huy Đại
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tảo
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần lâm sản Nam Định – Khu công
nghiệp Hoà Xá-Tp. Nam Định-Tỉnh Nam Định.
1.Đối tƣợng nghiên cứu
Lò sấy hơi nƣớc của công ty
Toàn bộ phân xƣởng sấy gỗ của công ty
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi công ty cổ phần lâm sản Nam
Định
3. Nội dung
3.1. Khảo sát thực trạng mặt bằng phân xƣởng sấy tại công ty.
3.2. Đánh giá thực trạng bố trí thiết bị sấy tại công ty.
3.3. Đề xuất phƣơng án cải tạo
4. Kết quả
- Khảo sát đánh giá đƣợc thực trạng mặt bằng phân xƣởng sấy tại công
ty.
- Khảo sát, đánh giá đƣợc thực trạng bố trí máy móc thiết bị tại công ty.
- Đề xuất đƣợc các phƣơng án cải tạo phù hợp với tình hình sản xuất
thực tế tại công ty.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là vật liệu tự nhiên thân thuộc và gần gũi với con ngƣời. Gỗ có hệ số
phẩm chất cao so với các loại vật liệu khác nhƣ: sắt, thép, bê tông…nhƣng
ngƣợc lại gỗ cũng có nhƣợc điểm lớn đó là sự thay đổi kích thƣớc khi gỗ hút
hoặc nhả ẩm. Điều này gây lên các khuyết tật nhƣ: cong, vênh, nứt nẻ…ở gỗ.
Để hạn chế những nhƣợc điểm đó, nâng cao chất lƣợng và tỷ lệ lợi dụng gỗ
trong quá trình gia công chế biến, cũng nhƣ sử dụng thì gỗ phải đƣợc sấy đến
độ ẩm nhất định.
Gỗ sau khi sấy có khả năng ổn định về kích thƣớc, tính chất cơ học tăng,
có khả năng chống lại sự phá hoại của sinh vật, tăng khả năng dán dính, tăng
khả năng trang sức bề mặt…Vì vậy, sấy gỗ có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong công nghiệp chế biến gỗ.
Sấy gỗ là một quá trình sản xuất với tác động của nhiều yếu tố về nguyên
liệu, thiết bị, tổ chức sản xuất,công nghệ sấy…mỗi yếu tố này đều có ảnh
hƣởng quan trọng tới chất lƣợng, hiệu quả và kinh tế của gỗ sấy.
Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và kinh tế cho quá trình sản
xuất sấy trƣớc nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, cũng nhƣ đƣợc sự phân
công của khoa chế biến lâm sản, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đề xuất
phương án cải tạo phân xưởng sấy tại công ty cổ phần Lâm sản Nam
Định”.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử phát triển của sấy gỗ, thực trạng và xu thế
Nhu cầu sử dụng gỗ chất lƣợng cao, không xảy ra cong vênh, nứt nẻ và
nấm mốc khi làm đồ mộc đã đòi hỏi con ngƣời tìm ra ngững phƣơng pháp bảo
quản và nâng cao chất lƣợng gỗ. Và khi gia công gỗ thủ công ngƣời ta đã
hong phơi gỗ để làm giảm độ ẩm trƣớc khi sản xuất.
Thế kỷ XIX một số xƣởng gỗ của ngành đƣờng sắt và nhạc cụ có khối
lƣợng gỗ tƣơng đối lớn, yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cao, lúc đó ngƣời ta
nghĩ tới việc xây dựng lò sấy. Năm 1875 bắt đầu xuất hiện những lò sấy dùng
môi trƣờng sấy bằng không khí nóng, hơi quá nhiệt và hơi đốt. Từ đây, đã có
những đề tài nghiên cứu về chế độ sấy áp dụng cho các loại gỗ.
Năm 1873 giáo sƣ Gađôlin viết quyển sách đầu tiên về hiện tƣợng cong
vênh của ván lúc sấy. Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều công trình
nghiên cứu để giải quyết các bài toán kỹ thuật, công nghệ của quá trình sấy.
Năm 1918 lần đầu tiên nhà khoa học ngƣời Nga Ramzyn đề xuất ý tƣởng
dung biểu đồ I-d để biểu diễn trạng thái và các quá trình nhiệt động của không
khí ẩm. Độc lập với Ramzyn, nhà khoa học ngƣời Đức Molỉe cũng công bố
một đồ thị tƣơng tự.
Ngày nay, sấy gỗ rất quan trọng và càng đƣợc khẳng định, thực tế đã có
rất nhiều phƣơng pháp sấy, kiểu lò sấy đƣợc ra đời nhƣ : sấy chân không, sấy
ngƣng tụ ẩm, sấy cao tần, sấy hơi nƣớc quá nhiệt, sấy năng lƣợng mặt trời,
sấy trong chất lỏng…
Cùng với sự phát triển của xã hội, gia công cơ giới gỗ phát triển mạnh
mẽ, những lò sấy nhỏ, năng suất thấp, chất lƣợng kém không còn đáp ứng
đƣợc nhu cầu về khối lƣợng gỗ sấy ngày càng lớn và chất lƣợng ngày càng
cao của các nƣớc công nghiệp. Từ đó việc lựa chọn thiết bị cho lò sấy và bố
trí lò sấy là hết sức quan trọng. Trƣớc những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
các công trình nghiên cứu lý luận về bản chất của quá trình sấy gỗ, quy trình,
3
chế độ sấy gỗ với nhiều loại môi trƣờng khác nhau ngày càng đƣợc phát triển
sâu rộng ở các nƣớc phát triển trên thế giới.
Xu hƣớng phát triển chủ yếu hiện nay của công nghệ sấy gỗ là:
- Hoàn thiện kỹ thuật công nghệ sấy.
- Rút ngắn thời gian sấy
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giá thành gỗ
-Tự động hoá điều khiển quy trình sấy.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp sản xuất đồ gỗ đã
xuất hiện rất nhiều kiểu lò sấy với trình độ công nghệ và quy mô khác nhau ở
những doanh nghiệp chế biến gỗ nằm rải rác từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, vấn
đề sấy gỗ chƣa hoàn toàn đƣợc lƣu tâm đúng mức với tầm quan trọng của nó,
những nghiên cứu về lò sấy, thiết kế lò sấy không nhiều.
Chính vì vậy, phải nhanh chóng nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan
trọng của khâu sấy gỗ trong sản xuất đồ gỗ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
nƣớc ta.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt về chất lƣợng chúng
ta phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về lĩnh vực này, đẩy mạnh chế tạo
thiết bị lò sấy, máy móc kiểm tra chế độ sấy và lò sấy.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phân xƣởng sấy tại công ty.
- Đề xuất đƣợc phƣơng án cải tạo mặt bằng phân xƣởng sấy nhằm nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả sấy gỗ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài chỉ đƣợc thực hiện trong phạm vi công ty cổ phần Lâm sản Nam
Định.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Lò sấy gỗ hơi nƣớc của công ty.
- Toàn bộ phân xƣởng sấy gỗ của công ty
1.5. Nội dung nghiên cứu
4
- Đặc điểm chung của công ty
- Khảo sát thực trạng mặt bằng phân xƣởng sấy
- Đánh giá thực trạng bố trí thiết bị lò sấy
- Đề xuất phƣơng án cải tạo phân xƣởng sấy tại công ty.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: khảo sát về nguyên liệu, thiết bị, công
nghệ…bằng cách quan sát, phân tích, đo, đếm.
- Phƣơng pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến những ngƣời đang điều
hành lò sấy trực tiếp tại công ty và các chuyên gia về lĩnh vực sấy những vấn
đề có tính chất đánh giá và phân tích.
- Phƣơng pháp kế thừa : Kế thừa lại những thành quả nghiên cứu đã có
và những khoá luận tốt nghiệp trƣớc đây.