Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Xuất Những Nội Dung Cơ Bản Quy Hoạch Lâm Nghiệp Huyện Yên Sơn Tỉnh Tuyên Quang
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1008.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1382

Đề Xuất Những Nội Dung Cơ Bản Quy Hoạch Lâm Nghiệp Huyện Yên Sơn Tỉnh Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

----------------------&&----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH

LÂM NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ TÂY 2007

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

---------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH

LÂM NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ NHÂM

HÀ TÂY 2007

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Nam đã và đang bị suy

giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt phát nƣơng làm rẫy làm

cho môi trƣờng sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày

càng tăng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển tài

nguyên rừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mất rừng, nâng cao

độ che phủ của rừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới.

Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chung

không những đƣợc đánh giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm

trƣớc mắt thu đƣợc từ rừng mà còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội,

môi trƣờng mà rừng và nghề rừng mang lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng

không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội

tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng

nhƣ nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách

bền vững và lâu dài, việc xây dựng phƣơng án quy hoạch hợp lý là yêu cầu cấp

thiết đối với các nhà quản lý.

Yên Sơn là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, diện tích rừng và đất

lâm nghiệp chiếm hơn 70% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Nhƣng trong

quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng nhƣ trong quản lý sử dụng rừng còn

nhiều tồn tại, bất cập: Những diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã đƣợc giao,

khoán ổn định lâu dài theo qui định của Nhà nƣớc sử dụng kém hiệu quả,

năng suất và chất lƣợng rừng chƣa cao, tình trạng khai thác rừng trái phép vẫn

diễn ra. Công tác quy hoạch phân chia ba loại rừng chƣa phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phƣơng, việc sử dụng rừng chƣa đúng mục đích. Những

tồn tại này làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp rất nhiều

khó khăn. Do vậy, việc lập và triển khai một phƣơng án quy hoạch lâm

2

nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời

sống của ngƣời dân địa phƣơng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đƣa kinh tế

- xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại

hoá đất nƣớc là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ phát triển tài nguyên

rừng, ổn định đời sống ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ cải thiện điều kiện môi

trƣờng sinh thái khu vực, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Yên

Sơn tỉnh Tuyên Quang”.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngày nay, tài nguyên rừng của thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã và đang

bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lƣợng, môi trƣờng bị suy thoái, ô

nhiễm ngày càng nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh

xảy ra ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do áp lực về

dân số, kéo theo hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời phát triển các

ngành công nghiệp, sự đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Chính vì vậy,

việc quy hoạch sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng cũng nhƣ xây

dựng nền lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm riêng của một quốc

gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại.

1.1. Trên thế giới

Quy hoạch lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể

phát triển nông thôn. Do đó, công tác quy hoạch lâm nghiệp cần có sự phối

hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo,

hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chức

không gian và thời gian phát triển cho một ngành hoặc lĩnh vực sản xuất trong

từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, phát triển thì nhất thiết

phải tiến hành quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, mà trong đó công tác điều

tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đƣợc đi trƣớc một bƣớc.

1.1.1. Quy hoạch vùng

Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát

triển lực lƣợng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phƣơng pháp của chủ

nghĩa duy vật biện chứng.

- Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất

của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc

đó được phát triển đến mức độ nào”

- Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên

kinh tế xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”.

4

Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trƣng cho sự phân bố lực lƣợng sản xuất

cho một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và

tƣơng lai phát triển của vùng đó.

Dựa trên học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu các

hƣớng cụ thể về kế hoạch hóa phát triển lực lƣợng sản xuất trong xã hội chủ

nghĩa. Sự phân bố lực lƣợng sản xuất đƣợc xác định theo các nguyên tắc sau:

- Phân bố lực lƣợng sản xuất có kế hoạch trên toàn bộ lãnh thổ của đất

nƣớc, tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động

của tất cả các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng.

- Đƣa các xí nghiệp, công nghiệp đến gần nguồn tài nguyên để hạn chế

chi phí vận chuyển.

- Kết hợp tốt lợi ích Nhà nƣớc và nhu cầu kinh tế của từng tỉnh, vùng.

- Tăng cƣờng toàn diện tiềm lực kinh tế…

- Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế từng vùng, từng huyện nhằm nâng

cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên [22].

1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari

a. Mục đích

Sử dụng hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nƣớc.

- Lãnh thổ là môi trƣờng thiên nhiên phải bảo vệ.

- Lãnh thổ thiên nhiên không có vùng nông thôn, sự tác động của con

ngƣời vào đây rất ít.

- Lãnh thổ là môi trƣờng thiên nhiên có mạng lƣới nông thôn, ít có sự

can thiệp của con ngƣời, thuận lợi cho kinh doanh về du lịch.

- Lãnh thổ là môi trƣờng nông nghiệp có mạng lƣới nông thôn và có sự

can thiệp của con ngƣời, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Lãnh thổ là môi trƣờng nông nghiệp không có mạng lƣới nông thôn

nhƣng có sự tác động của con ngƣời.

- Lãnh thổ là môi trƣờng công nghiệp vớisự can thiệp tích cực của con ngƣời.

b. Nội dung của quy hoạch

5

- Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo

ngành dọc.

- Xây dựng các mạng lƣới công trình phục vụ công cộng và sản xuất.

- Tổ chức đúng đắn mạng lƣới khu dân cƣ và phục vụ công cộng liên hợp

trong phạm vi hệ thống nông thôn.

- Bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên, tạo điều kiện tốt cho nhân dân lao động,

sinh hoạt.

1.1.1.2. Quy hoạch vùng ở Pháp

a. Các hoạt động sản xuất

- Sản xuất nông nghiệp theo các phƣơng thức trồng trọt gia đình, công

nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển.

- Hoạt động khai thác rừng.

- Hoạt động đô thị, khai thác chế biến …

b. Nhân lực theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông - lâm nghiệp

c. Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác

Quy hoạch nhằm mục đích khai thác lãnh thổ theo hƣớng tăng thêm giá

trị sản phẩm của xã hội.

1.1.1.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ của Thái Lan

Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ đƣợc chú ý từ những năm 1970. Hệ

thống quy hoạch đƣợc tiến hành theo 3 cấp: (Quốc gia, vùng, địa phƣơng).

* Vùng: (Region) đƣợc coi nhƣ là một á miền (Supdivision) của đất

nƣớc, đó là điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành các á miền theo các

phƣơng diện khác nhau nhƣ : phân bố dân cƣ, địa hình, khí hậu …

- Quy mô diện tích của vùng phụ thuộc vào diện tích của đất nƣớc.

- Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền đƣợc xây dựng theo

2 cách sau:

+ Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nƣớc đƣợc giao cho vùng, những mục

tiêu và hoạt động đƣợc xác định theo cơ sở vùng.

6

+ Quy hoạch vùng đƣợc giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế

hoạch vùng đƣợc đóng góp vào xây dựng kế hoạch Quốc gia.

* Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nƣớc,

phải phối hợp với chính quyền, địa phƣơng [22].

1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp

Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nƣớc

về phân bố và phát triển lực lƣợng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính,

nông nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển tất cả các ngành kinh tế

trong vùng.

Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa

tƣơng lai của Nhà nƣớc một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lƣợng

sản xuất theo lãnh thổ của các vùng là biện pháp xác định các xí nghiệp

chuyên môn hóa một cách hợp lý. Là biện pháp sử dụng đất đai, lợi dụng các

yếu tố tự nhiên, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật…

Vùng hành chính là đối tƣợng quy hoạch vùng nông nghiệp, đồng thời

cũng là vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế, vùng tổ chức lãnh thổ

thuận lợi cho việc phát triển tất cả các ngành kinh tế - quốc dân [14].

1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp

Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế

Tƣ bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu

khối lƣợng gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phƣơng

của chế độ phong kiến và bƣớc vào thời đại kinh tế hàng hoá Tƣ bản chủ nghĩa.

Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn

thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu

hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý

luận quy hoạch lâm nghiệp đã đƣợc hình thành trong hoàn cảnh nhƣ vậy.

Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc

“ Khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lƣợng hoặc diện tích tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!