Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Xuất Giải Pháp Kỹ Thuật Giảm Chi Phí Sấy Gỗ Tại Công Ty Tnhh Việt Hà Thuộc Công Ty Cổ Phần Woodsland
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GIẢM CHI PHÍ SẤY GỖ
TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT HÀ THUỘC CÔNG TY
CỔ PHẦN WOODSLAND”
NGÀNH : CHẾ BIẾN LÂM SẢN
MÃ SỐ : 101
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tạ Thị Phương Hoa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Xuân
Khóa học : 2006 - 2010
Hà Nội, 2010
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo chương trình đào tạo
Đại học khóa học 2006 -2010 của trường ĐHLN VN em xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo cùng gia đình và bè bạn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS. Tạ Thị
Phƣơng Hoa, giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức chuyên môn, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình hoàn
thành khóa luận này. Em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
CBLS, thư viện trường và toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần
Woodsland.
Em đã cố gắng với tất cả nỗ lực bản thân, nhưng do nhiều hạn chế
khách quan và chủ quan nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Xuân
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ xẻ được chế biến
(gia công). Với gỗ sấy đạt tiêu chuẩn, sản phẩm với chất lượng tốt có thể đạt
được. Gỗ ở trạng thái tự nhiên, luôn luôn chứa một lượng nước lớn. Khi không
có một lượng nào hoặc một lượng nước nhỏ đựơc thoát ra, gỗ được gọi là “gỗ
tươi” hoặc “gỗ chưa sấy”. Lượng nước tồn tại trong gỗ ảnh hưởng đến tính chất
của gỗ. Chính vì vậy gỗ phải được sấy vì nhiều lý do.
Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định. Gỗ mà không được sấy đến độ
ẩm yêu cầu thì sẽ không duy trì được kích thước chuẩn của nó thậm chí nó được
gia công một cách chính xác. Sấy sẽ làm tăng cường độ của gỗ. Nó cũng sẽ làm
cho gỗ dễ dàng hơn để xử lý chất bảo quản. Gỗ sấy sẽ không bị sâu mục một
cách dễ dàng. Nó sẽ không bị tấn công một cách dễ dàng bởi côn trùng hoặc
nấm, việc đánh nhẵn và các quá trình hoàn thiện khác dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một lý do khác của việc sấy gỗ là nhằm giảm trọng lượng của nó và giảm chi phí
vận chuyển.
Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp coi
trọng khâu sấy gỗ kéo theo đó là các lò sấy hiện đại được xây dựng. Sấy cũng là
một công đoạn trong quá trình sản xuất nên đảm bảo chất lượng gỗ sấy và chí
phí sấy là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh bài toán về chất lượng gỗ sấy
thì bài toán kinh tế hay là giá thành sấy cần phải tính đến. Việc giảm chi phí sấy
gỗ luôn được các doanh nghiệp chế biến gỗ coi trọng.
Công ty cổ phần Woodsland là một trong những doanh nghiệp trọng công
đoạn sấy gỗ.
Trước thực tế như vậy, được sự đồng ý của khoa Chế Biến Lâm Sản
trường Đại học Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ của cô giáo Th.S Tạ Thị Phương Hoa
em thực hiện khóa luận: “ Đề xuất giải pháp kỹ thuật giảm chi phí sấy gỗ tại
công ty TNHH Việt Hà thuộc công ty Cổ phần Woodsland”
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về công nghệ sấy gỗ
1.1.1. Tổng quan về công nghệ sấy gỗ trên thế giới
Gỗ đã được sử dụng hàng ngàn năm nay trong việc xây dựng nhà cửa,
làm các đồ dùng trong gia đình, làm chất đốt… Đi cùng thời kỳ gia công gỗ
bằng thủ công người ta hong phơi gỗ để làm giảm độ ẩm của gỗ trước khi làm
đồ mộc.
Khi con người bước vào thời kỳ công nghiệp hóa với việc sản xuất đồ
gỗ hàng loạt cho xây dựng, đường sắt và làm nhạc cụ… thì yêu cầu về chất
lượng gỗ càng cao, hơn nhất là về độ ẩm. Lúc này hong phơi đã không đáp
ứng đủ yêu cầu nữa vì vậy các lò sấy thủ công mới ra đời, tiếp sau đó là các
đề tài nghiên cứu về chế độ sấy. Năm 1875 bắt đầu xây dựng các lò sấy bằng
không khí nóng, hơi quá nhiệt và khí đốt.
Ngày này với việc phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì sấy gỗ
đã trở thành một phần không thể thiếu trong sản xuất chế biến gỗ. Có rất
nhiều phương pháp sấy gỗ, các kiểu lò sấy được ra đời: sấy chân không, sấy
ngưng tụ ẩm, sấy cao tần, sấy hơi nước quá nhiệt, sấy quy chuẩn, sấy bằng
năng lượng mặt trời, sấy trong chất lỏng, sấy li tâm… Các công trình nghiên
cứu lý luận về bản chất của quá trình sấy gỗ, các phương pháp, quy trình, chế
độ sấy với nhiều loại môi trường, nguyên liệu sấy tùy thuộc các kiểu lò sấy
khác nhau ngày càng phát triển sâu rộng ở các nước trên thế giới.
Xu hướng phát triển hiện nay là hoàn thiện kỹ thuật công nghệ sấy để
thời gian sấy ngắn, năng suất chất lượng cao, giá thành thấp.
1.1.2. Thực trạng công nghệ sấy gỗ ở nƣớc ta
Ở nước ta trước thời kỳ cải cách kinh tế, công nghệ chế biến gỗ còn
chưa phát triển chủ yếu là phát triển các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia
đình các nhân vì vậy công nghệ sấy gỗ phát triển chậm và kém. Khi nước ta
bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế thì ngành chế biến gỗ mới được coi trọng
và phát triển mạnh mẽ với hàng loạt công ty chế biến gỗ ra đời từ Bắc vào
3
Nam quy mô lớn nhỏ khác nhau đặc biệt là trong miền Nam với rất nhiều nhà
máy quy mô lớn. Sự phát triển của các công ty chế biến gỗ kéo theo sự phát
triển của các lò sấy mang tính chất công nghiệp, thiết bị và công nghệ sấy
cũng dần xâm nhập vào sản xuất ở nước ta bằng nhiều nguồn khác nhau qua
chuyển giao công nghệ, qua tài liệu tham khảo… Hiện nay gỗ rừng tự nhiên
đã bị kiệt quệ, công nghiệp chế biến gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng làm vật
liệu xây dựng là đồ mộc dùng trong nước và nhất là làm hàng xuất khẩu phát
triển với quy mô lớn, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao thì công tác nghiên
cứu xây dựng các lò sấy công nghiệp mới trở thành yêu cầu khách quan và
cấp bách. Tuy nhiên thực trạng công tác nghiên cứu về sấy gỗ, các lò sấy gỗ,
kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ cũng như đội ngũ nghiên cứu giảng dạy còn rất
yếu và thiếu. Vì vậy phải nhanh chóng tổ chức lại và đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ, nghiên cứu giảng dạy, công nhân sản xuất
có trình độ đáp ứng yêu cầu của thời đại, đẩy mạnh khâu chế tạo thiết bị sấy,
máy móc kiểm tra chế độ sấy và lò sấy.
1.2. Cơ sở lý thuyết về chi phí sấy gỗ
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Để tiến hành một quá trình sản xuất nào đó, người ta sử dụng các yếu tố
nguồn lực khác nhau, kết hợp chúng theo những tỷ lệ và phương thức thích
hợp. Trong quá trình đó, các yếu tố nguồn lực bị tiêu hao tạo ra sản phẩm,
dịch vụ nhất định đáp ứng những nhu cầu định trước của con người.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao
các nguồn lực về lao động và vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định.
Mức tiêu hao các chi phí sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí sản xuất là con
đường cơ bản nhất để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh
nghiệp.
4
Trong các doanh nghiệp chế biến lâm sản thì công đoạn sấy gỗ là công
đoạn vô cùng quan trọng. Giá thành gỗ sau khi sấy quyết định đến giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô và
tầm cỡ thì đều có xưởng sấy để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Ở nước ta thì
sấy gỗ là công nghệ mới và còn ít kinh nghiệm nên giá thành gỗ sấy còn cao.
Việc tìm ra giải pháp làm giảm chi phí sấy cho các doanh nghiệp là hướng đi
khả quan, có ý nghĩa lớn khi vận dụng vào thực tế sản xuất.
Giá thành gỗ sấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ sấy, kỹ
thuật sấy, thời gian sấy. Có thể nói chi phí sấy tỷ lệ thuận với thời gian sấy
như vậy thời gian sấy càng dài thì chi phí sấy càng tăng. Thời gian sấy phụ
thuộc vào loại gỗ (khối lượng thể tích), chiều dày gỗ sấy, chế độ sấy, thời tiết,
máy móc thiết bị, loại lò sấy… Như vậy chi phí sấy phải tính cho một loại gỗ
cụ thể với chiều dày xác định.
Có thể chia chi phí sấy gỗ thành 3 nhóm:
- Không phụ thuộc vào thời gian mẻ sấy
Chi phí không phụ thuộc vào thời gian sấy: Đó là giá thành khâu vận
chuyển, bốc xếp gỗ….
- Không phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian sấy: Đó là giá hơi chất đốt, tiêu
hao nhiệt để làm nóng gỗ, hao phí nhiệt lượng
- Phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian sấy: Đó là tiêu hao năng lượng điện,
lương nhân viên sấy, chi phí phân xưởng, khấu hao chung.
Thường thì giá thành sấy được tính bằng cách chia tổng chi phí của
xưởng sấy cho công suất giả định để đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại
lò sấy. Nhưng trên thực tế chỉ số không thể tính cho người đặt hàng vì người
đặt hàng còn tính cho từng sản phẩm thực tế, cụ thể chứ không phải cho đơn
vị giả định. Vì vậy giá thành trung bình của gỗ đã sấy chia ra cho gỗ ở phân
xưởng không thể là chi phí cụ thể cho từng loại gỗ sấy có kích thước cụ thể.
Do đó tổng cộng phân xưởng sấy tách ra các nhóm:
- Chi phí điện, nước và các nhiên liệu khác
5
- Chi phí tiền lương
- Chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sấy gỗ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sấy gỗ, quan trọng hơn cả là yếu
tố về thiết bị sấy và công nghệ sấy
1.2.2.1. Ảnh hƣởng của thiết bị sấy
Thiết bị sấy gồm có vỏ lò sấy, dàn tản nhiệt, nồi hơi, quạt, các đường
ống và van khóa cấp nhiệt.
- Vỏ lò: Vỏ lò phải đảm bảo khả năng cách nhiệt giữa môi trường sấy và môi
trường bên ngoài. Sự tiêu hao nhiệt lượng do thất thoát nhiệt qua vỏ lò làm
tăng chi phí sấy.
- Dàn tản nhiệt: Là bộ phận cung cấp nhiệt trực tiếp cho quá trình sấy, cần
phải tính toán hợp lý kích thước dàn tản nhiệt đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ
và không gây lãng phí cũng như các yếu tố phát sinh có thể xẩy ra.
- Quạt: Bao gồm các quạt trong lò tạo tuần hoàn gió cho quá trình sấy và các
quạt hút và đẩy của nồi hơi. Các quạt tạo tuân hoàn không khí trong lò sấy
phải tính toán hợp lý với dung tích lò sấy. Tuần hoàn không khí co thể làm
ảnh hưởng đến thời gian sấy cũng như chất lượng gỗ sấy.
- Nồi hơi: Là nơi cung cấp hơi cho dàn tản nhiệt và ống phun ẩm. Lượng hơi
luôn phải đủ cung cấp trong suốt quá trình sấy và không được quá lãng phí để
tiết kiệm chi phí về nhiên liệu đốt.
1.2.2.2. Ảnh hƣởng của công nghệ
- Kỹ thuật xếp đống: Xếp đống không đúng kỹ thuật làm nảy sinh khuyết tật
trong quá trình sấy cũng như làm tăng thời gian sấy.
- Chế độ sấy: Là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành công cho mẻ
sấy. Chế độ sấy hợp lý có thể rút ngắn thời gian sấy và nâng cao chất lượng
gỗ sấy.
6
- Tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất tốt sẽ làm cho quá trình sấy được vận
hành thông suốt. Bố trí nhân lực hợp lý, sắp xếp đúng người đúng việc đảm
bảo mọi công đoạn đều làm đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm chi phí về nhân công.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Đề xuất được giải pháp giảm chi phí giá thành sấy tại công ty.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Công đoạn sấy tại công ty.
+ Chi phí sấy tại công ty.
1.5. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu.
- Khái quát về công ty.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng sấy gỗ tại công ty.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sấy gỗ.
- Tính toán chi phí sấy gỗ.
- Đề xuất một số giải pháp giảm chi phí sấy gỗ tại công ty.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát thực tế tại công ty TNHH Việt Hà
thuộc công ty Cổ phần Woodsland.
- Phương pháp kế thừa:
+ Tiếp thu ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
+ Các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp: Là phương pháp kết hợp giữa lý
thuyết với thực tế và tư duy logic.