Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo tại khoa Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 140
ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TẠI KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Lê Thanh Liêm*
, Trần Thị Vân Anh
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Việc đào tạo giáo viên dạy nghề hiện nay còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bất cập về quy mô,
chƣơng trình, nội dung… cần phải khắc phục. Trong khuôn khổ bài viết này, các tác giả đề cập
đến vấn đề phát triển chƣơng trình đào tạo Sƣ phạm Kỹ thuật, đây là một vấn đề cơ bản, then
chốt trong công tác đào tạo giáo viên dạy nghề. Sau khi phân tích thực trạng về chƣơng trình
đào tạo đang đƣợc thực hiện tại Khoa Sƣ phạm Kỹ thuật, trƣờng đại học Kỹ thuật Công nghiệp,
các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến cấu trúc, nội dung của chƣơng trình đào tạo
này, qua đó góp phần đổi mới công tác phát triển chƣơng trình đào tạo sƣ phạm kỹ thuật đáp
ứng nhu cầu xã hội.
Từ khóa: Phát triển chương trình, Sư phạm kỹ thuật, Chương trình đào tạo, Mô hình đào tạo.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 02/8/1997, khoa Sƣ phạm kỹ thuật đƣợc
thành lập tại trƣờng đại học Kỹ thuật Công
nghiệp theo quyết định số: 2470/QĐ-GDĐT
của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.Từ
ngày thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo
đƣợc hàng nghìn giáo viên sƣ phạm kỹ thuật.
Rất nhiều cựu sinh viên thành đạt, nhiều
ngƣời trở thành những cán bộ chủ chốt trong
các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và các cơ sở đào tạo nghề. Đây là niềm tự hào
và nguồn động viên rất lớn đối với trƣờng đại
học Kỹ thuật Công nghiệp nói chung và khoa
Sƣ phạm Kỹ thuật nói riêng. Khoa Sƣ phạm
Kỹ thuật là một khoa trẻ, còn nhỏ bé về mọi
mặt so với thƣơng hiệu sẵn có của Nhà trƣờng
nhƣng Khoa luôn đƣợc Nhà trƣờng đánh giá
là một khoa có chuyên môn vững vàng, thể
hiện ở các kết quả mà giáo viên trong khoa đã
đạt đƣợc qua các đợt sát hạch tuyển giáo viên
hay thi viên chức của Nhà trƣờng. Là một
khoa nhỏ, nhƣng khoa có tổ chức tốt, quản lý
có hiệu quả, đặc biệt là công tác quản lý sinh
viên. Từ đó đem lại kết quả đáng khích lệ:
sinh viên khoa Sƣ phạm Kỹ thuật luôn dành
đƣợc tỉ lệ học bổng cao nhất trong Nhà
trƣờng, chiếm tỉ lệ gần 30 %. Tuy điểm
Tel:
chuẩn “đầu vào” của Khoa chƣa cao so với
điểm chuẩn đầu vào cho sinh viên các khoa
khác, nhƣng “đầu ra” khá, đƣợc Nhà trƣờng
đánh giá cao và đây là những thuận lợi rất cơ
bản đối với Khoa. Nhƣng hiện nay, công tác
đào tạo giáo viên sƣ phạm kỹ thuật ở trƣờng
đại học Kỹ thuật Công nghiệp đang gặp khó
khăn cả ở “đầu vào” lẫn “đầu ra”. Khách quan
mà nói, khó khăn “đầu vào” và “đầu vào” ra
của ngành sƣ phạm kỹ thuật hiện nay là khó
khăn của toàn xã hội chứ không riêng gì của
Nhà trƣờng. Có rất nhiều lý do làm nên khó
khăn đó; kèm theo đó cũng có nhiều biện
pháp để khắc phục vấn đề này.
Trong bài viết này, các tác giả chỉ tập trung
đề cập, phân tích đánh giá bƣớc đầu về
chƣơng trình đào tạo đang thực hiện tại ngành
Sƣ phạm Kỹ thuật, trƣờng đại học Kỹ thuật
Công nghiệp và đề xuất giải pháp khắc phục
một số bất cập về vấn đề này.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo (Curriculum) là một
bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào
tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một
tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó
cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ
ra những gì có thể trông đợi ở sinh viên sau