Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi văn THPT quốc gia 2019 số 42 – ĐH Sư phạm TPHCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM
HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 42
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng
“Konichiwa ”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù
khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao,
nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa ” (hoặc “Sawatdee- Krap ” nếu nhân
viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni'hao” ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo ”, ở Campuchia thì
“Choum-reap-sua ”, ở Mông Cổ thì “Sain-baina-uu ”...
Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô! ”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang
tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm
- kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó?
Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ
muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý
giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng và khiêm tốn. Họ nhầm.
(Tạm biệt Hello, Joe Rulle)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Tác giả đã liệt kê các cách chào hỏi của nhiều nước châu Á trong đoạn văn đầu tiên với mục đích
gì?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng các nhân viên người Việt đã “nhầm” khi chào “Hello” với khách Tây
với mục đích “làm hài lòng khách tối đa, ... khiến khách cảm thấy được quý ” ?
Câu 4: Nhận xét về nhan đề “Tạm biệt Hello”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những tác hại của việc lạm
dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hằng ngày.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp biểu trưng của rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành. Liên hệ
với chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam để thấy nét đặc sắc của hai tác giả trong
việc xây dựng hình tượng nghệ thuật.
-------------------- HẾT --------------------
Trang 1