Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (23 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 8
Ngày thi: 21 tháng 02 năm 2023
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 06 câu, gồm 01 trang)
ĐỀ SỐ: 23
PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. (6.0 điểm):
Câu 1.(3,0 điểm): Qua công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978
đến nay:
a) Nêu thành tựu của đường lối cải cách, mở cửa?
b) Theo em Việt Nam có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm nào từ công cuộc
cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Câu 2:(3,0 điểm): Tại sao nói: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba là lá cờ
đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM. (12.0 điểm):
Câu 3. (4,0 điểm) Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX nổ ra trong điều kiện
lịch sử như thế nào? Nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
Phân tích tính chất của phong trào Cần Vương?
Câu 4. (4,0 điểm) Nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của
nhân dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
quá trình đấu tranh giành độc lập.
Câu 5. (4,0 điểm): So sánh điểm khác nhau giữa phong trào Đông du (1905-1909)
do Phan Bội Châu khởi xướng với phong trào Duy Tân (1906-1908) do Phan Châu
Trinh khởi xướng về: Nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt, phương pháp và hình thức đấu
tranh, phương thức hoạt động, cơ sở xã hội, lực lượng tham gia. Nguyên nhân của sự
khác nhau đó.
PHẦN III: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2,0 điểm)
Câu 6. (2,0 điểm): Ngày 13/6/1957, trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai, khi
đánh giá về công lao của nhân dân Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đi đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ
đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự
đến đó”.
Em hãy làm rõ những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa và ý nghĩa của những
đóng góp đó đối với chiến dịch Điện Biên Phủ 1954?
------------------ Hết ------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 2
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 8
Ngày thi: 21 tháng 02 năm 2023
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 23
Câu Nộp dung Điểm
PHẦN I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. 6,0
Câu 1
(3,0đ)
* Hoàn cảnh:
Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động
toàn diện. Chính điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải
đổi mới để đưa đất nước đi lên. Tháng 12-1978, Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách - mở cửa: Đường lối
mới.
* Thành tựu:
+ Từ khi thực hiện đường lối cải cách đất nước, Trung Quốc đã có
những biến đổi căn bản. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách mở cửa
(1978-2000) Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất thế giới (GDP tăng trung bình hằng năm 9,6%), đạt 8740,4 tỉ
nhân dân tệ đứng thứ 7 trên thế giới.
+ Tính đến 1997 có 145 nghìn doanh nghiệp tư bản nước ngoài đang
đầu tư ở TQ hơn 521 tỉ USD. Năm 2000 GDP của Trung Quốc vượt
ngưỡng 1000 tỉ USD.
+ Chính trị - xã hội: ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng
cao. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Đối ngoại: bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu
nghị, hợp tác, thu hồi Hồng Công (7-1997), Ma Cao (12-1999). Có
quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia của 2 nước đã
đến thăm lẫn nhau, thực hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” + Đời sống nhân
dân được nâng cao rõ rệt.
+ Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu,
đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế
giới)
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
b, Bài học :
+ Đường lối mới.
+ Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc dân tộc.
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa,
chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn → kinh tế là nội dung căn bản trong
0.5
0.5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,75
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 3
quan hệ quốc tế, là yếu tố quan trọng để xây dựng thực lực quốc gia.
Câu 2
(3,0đ) *Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh:
- Khái quát về đất nước Cu-Ba...
- Được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952: tướng Ba-ti-xta làm đảo
chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-Ba. Chính quyền Ba-ti-xta
đã xóa bỏ hiến pháp tiến bộ....
- Nhân dân Cu-Ba đã bền bỉ đấu tranh giành lại chính quyền, ngày
26/7/1953: 135 thanh niên yêu nước Cu-Ba do Phi-đen Cat-xtơ-rô đã
chỉ huy tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa. Tuy thất bại nhưng tiếng
súng Môn-ca-đa đã thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân...
- Sau hai năm bị giam cầm: năm 1955 được trả tự do Phi-đen sang
Mê-hi-cô, tại đây ông đã thành lập tổ chức lấy tên là “phong trào
26/7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu mới.
- Tháng 11/1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước đáp tàu Gran-ma
trở về tổ quốc. Khi lên bờ tỉnh Ô-ri-en-tê thì bị đánh dữ dội, chỉ còn
lại 12 người trong đó có Phi-đen....
- Được sự giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng
lớn mạnh và phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng khắp cả nước. Từ
cuối 1958 các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm tổng chỉ huy liên
tiếp mở các cuộc tấn công trên khắp các mặt trận.
- Ngày 1/1/1959 chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cách mạng Cu-Ba
thắng lợi
+ Cách mạng Cu-Ba thắng lợi đưa Cu-Ba trở thành lá cờ đầu trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, cắm mốc đầu tiên của chủ
nghĩa xã hội ở Tây bán cầu. Làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu-Ba của
Mĩ, Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Mối quan hệ hữa nghị giữa nhân dân Cu-Ba với nhân dân Việt
Nam.
- Trong cuộc kháng chiến chống của nhân dân ta, Ph-den Caxto-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị
để động viên nhân dân ta.
- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân CuBa luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt
Nam, Cu-Ba sản sàng hiến cả máu”.
- Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ
cho các thương binh ở chiến trường. Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân
dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới
(Q.Bình).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM. 12,0
Câu 3 * Điều kiện lịch sử:
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 4
(4,0đ) - Sau gần 30 năm tiến hành xâm lược, với hiệp ước Hác-măng(1883)
và Pa-tơ-nốt (1884), thực dân dân Pháp đã căn bản hoàn thành công
cuộc xâm lược nước ta bằng quân sự. Triều đình Nguyễn từ chỗ nhu
nhược không dám phát động chiến tranh nhân dân chống thực dân
Pháp dẫn đến việc dâng nước ta cho Pháp.
- Xuất phát từ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường chống
giặc của nhân dân ta. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, đã
tiến hành cuộc phản công tại kinh thành Huế ngày 5/7/1885. Khi cuộc
phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra
căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây ngày 13/7/1885, ông nhân danh
vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân sĩ phu và
nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Vì thế chiếu Cần vương có tác dụng khích lệ, động viên tinh thần
chống giặc của nhân dân.
*. Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1: 1885-1888
+ Phong trào diễn ra sôi nổi ở khắp cả nước, phát triển mạnh ở
Bắc, Trung kì....
+ Tháng 11/1888 do có tay sai dẫn đường thực dân Pháp đã bắt
vua Hàm Nghi và đầy sang An-giê-ri...
- Giai đoạn 2: 1888-1896: Tuy nhà vua bị bắt, nhưng phong trào vẫn
phát triển với quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, được hội tụ lại
thành các cuộc khởi nghĩa lớn như: Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887) ở
Nga Sơn Thanh Hóa; Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892) ở Hưng Yên;
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,
Quảng Bình.
* Tính chất:
Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống
thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
- Phong trào mang tính Cần Vương: do mục tiêu của phong trào là
đánh đổ thực dân Pháp, thiết lập lại ngôi vua và chế độ phong kiến. Sự
thất bại của phong trào Cần Vương cũng đánh dấu sự thất bại của
khuynh hướng phong kiến.
- Phong trào yêu nước: đấu tranh chống Pháp để giành độc lập cho dân
tộc, khi không còn sự lãnh đạo của triều đình phong trào vẫn tiếp tục
phát triển mạnh mẽ.
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(4,0đ)
Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan: Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí
hiện đại và quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa.
- Chủ quan:
+ Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn không đúng đắn
(chiến đấu còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa, bỏ lỡ nhiều cơ hội…)
0,5
0,5
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 5
+ Lực lượng quân đội không được bổ sung, vũ khí không được cải tiến
nên hiệu quả chiến đấu chưa cao…
+ Không tập hợp, đoàn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng
lên chống Pháp.
+ Do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn không tiếp nhận cái mới để
duy tân đất nước tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn ra
sôi nổi nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, không có đường lối, chủ trương
thống nhất… nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại.
* Bài học:
- Phải đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, biết
chớp thời cơ…
- Phát động chiến tranh nhân dân để phát huy sức mạnh đoàn kết của
dân tộc.
- Có sự chỉ đạo thống nhất và sự liên kết trong các phong trào đấu
tranh của nhân dân.
- Luôn tiếp thu cái mới để phù hợp với xu thế chung và phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(4,0đ)
* So sánh điểm khác nhau:
Nội dung
so sánh
Phong trào Đông Du
(1905-1908)
Phong trào Duy tân (1906-
1908)
Nhiệm
vụ và
mục tiêu
trước mắt
Đánh Pháp giành độc
lập dân tộc rồi mới tiến
hành canh tân ất
nước.
Đánh đổ chế độ phong kiến,
tiến hành cải cách canh tân
đất nước, làm cho đất nước
phú cường rồi mới đánh
Pháp giành độc lập dân tộc
Phương
pháp và
hình thức
đấu tranh
Vũ trang, bạo động, cầu
viện nước noài, dựa vào
Nhật để dánh Pháp
Chủ trương bất bạo động,
dựa vào Pháp để cải cách,
canh tân đất nước, sau mới
đánh Pháp giành độc lập
dân tộc.
Phương
thức hoạt
động
Bí mật, bất hợp Pháp,
có tổ chức
Công khai , hợp pháp,
không xây dựng các tổ chức
chính trị mà chỉ đứng ra kêu
gọi, hô hào
Cơ sở xã
hội
Dựa vào tầng lớp trên,
quan lại cũ, những
người giàu có
Dựa vào tầng lớp dưới,
những người nghè khổ,
đặc biệt là nông dân
Lực
lượng
tham gia
Chủ yếu là thanh niên
yêu nước sang Nhật học
tập
Đông đảo các tầng lớp
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 6
* Nguyên nhân của sự khác nhau đó:
- Hoàn cảnh xuất thân, yếu tố quê hương, gia đình của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh không giống nhau:
+ Phan Bội Châu sinh ra ở Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước
chống xâm lược, nên đề cao vấn đề dân tộc.
+ Phan Châu Trinh sinh ra ở Quảng Nam, nơi buôn bán thương nghiệp
phát triển nên đề cao vấn đề dân chủ.
- Đón nhận tư tưởng bên ngoài khác nhau:
+ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của tấm gương tự cường Nhật Bản,
nên nảy sinh tư tưởng dựa vào Nhật đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh ảnh hưởng tư tưởng của Khang Hữu Vi và Lương
Khải Siêu ở Trung Quốc nên chủ trương dựa vào Pháp để canh tân đất
nước.
- Khă năng nhận biết về thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra cho mỗi
ông khác nhau:
+ Phan Bội Châu nhìn thấy mâu thuẫn dân tộc.
+ Phan Châu Trinh nhìn thấy mâu thuẫn giai cấp.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
PHẦN III: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 2,0
Câu 6
(2,0đ)
a. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa…
+ Nhân dân Thanh Hóa đã huy động tối đa sức người, sức của phục
vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Về sức người: Thanh niên nô nức tòng quân, tham gia thanh niên
xung phong, hàng ngàn dân công được huy động lên đường chiến đấu
và phục vụ chiến đấu… Tính chung cả 3 đợt của chiến dịch Điện Biên
Phủ, Thanh Hóa đã huy động 30% người trong độ tuổi lao động tham
gia dân công tuyến lửa…
- Về sức của: Với những phương tiện vận chuyển thô sơ như xe đạp
thồ, thuyền, bò, ngựa..., nhân dân Thanh Hóa đã cung cấp hậu cần cho
quân đội chiếm tới 56% số lương thực và 40% số thực phẩm sử dụng
trong chiến dịch Điện Biên Phủ …
b. Những đóng góp của nhân dân Thanh Hóa có ý nghĩa đối với chiến
dịch Điện Biên Phủ:
- Nhân dân Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung
ương Đảng và Chính phủ đã giao cho.
- Lời khen của chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp về thăm Thanh Hóa
lần thứ 2 đã ghi nhận và khẳng định những đóng góp to lớn, những hi
sinh của nhân dân Thanh Hóa đối với chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Góp phần to lớn vào chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu
chấn động địa cầu”…
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
---------------------Hết-----------------------
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 25/ 04/ 2022
(Đề thi này có 6 câu, gồm 01 trang)
ĐỀ SỐ: 22
Câu 1: (3.0 điểm)
Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 – 1959 diễn ra như thế nào? Vì sao
nói: "Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh"?
Câu 2: (3.0 điểm)
“Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu
mạnh nhất thế giới, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế
giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9. tr33). Em hãy cho biết:
a. Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ công khai tham vọng làm bá chủ thế giới?
b. Em hãy nêu những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách đối
ngoại sau thế chiến thứ hai.
Câu 3: (4.0 điểm)
Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế? Theo
em, tại sao phong trào nông dân Yên Thế có thể tồn tại trong thời gian 30 năm?
Câu 4.(4.0 điểm)
Lập bảng so sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước
đầu thế kỉ XX theo những nội dung sau: tư tưởng, mục tiêu đấu tranh, lãnh đạo, hình
thức đấu tranh, quy mô, phong trào tiêu biểu, ý nghĩa.
Câu 5: (4.0 điểm)
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính sách nào của thực dân Pháp đã tác động đến
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam? Dưới tác động của chính sách đó, xã hội
Việt Nam có những chuyển biến gì?
Câu 6: (2.0 điểm)
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng
tỉnh Thanh Hóa? Trình bày hiểu biết của em về sự kiện này?
………………….Hết……………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh:....................
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 8
Ngày thi: 25/ 04/2022
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 22
Câu Nội dung Điểm
1 Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 – 1959 diễn ra như thế
nào? Vì sao nói: "Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc Mĩ
Latinh"?
3.0đ
* Phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba từ 1945 – 1959:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952 Tướng
Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba….
+ Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân Cuba đã bền
bỉ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. Mở đầu cho một giai đoạn mới
của cuộc đấu tranh vũ trang là sự kiện ngày 26/7/1953, ….. Cuộc tấn công
không giành được thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên
ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng
mới-trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.
+ Sau gần 2 năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen đã sang Mê-hi-cô tiếp tục
cuộc đấu tranh. ….
+ Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày
càng lớn mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng trong cả nước. Từ cuối 1958,
các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các
cuộc tấn công.
+ Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài bị lật đổ. Cách mạng thắng lợi, chấm dứt ách
thống trị của chính quyền tay sai. Cuba là lá cờ đầu trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ-la-tinh.
* Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc MĩLatinh vì:
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta (hình
thức điển hình cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ) nổ ra từ rất sớm,
ngày từ năm 1953.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang - là hình thức đấu tranh cao nhất
của các cuộc cách mạng.
- Lãnh đạo cuộc đấu tranh là Phi-đen - Ông là biểu tượng cho tinh thần đấu
tranh kiên cường, bất khuất và sẵn sàng đối phó mọi âm mưu và hành động
của Mỹ.
- Kết quả: Ngày 1/9/1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi, chế độ độ tài Bati-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời, đưa đất nước phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa.
- Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-latinh. Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng Mĩ Latinh...
1.75
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
1.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2 “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư
bản giàu mạnh nhất thế giới, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo
đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9. tr33). Em hãy
3.0đ
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 9
cho biết:
a. Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ công khai tham vọng làm bá
chủ thế giới?
b. Em hãy nêu những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện
chính sách đối ngoại sau thế chiến thứ hai.
+ Vì Mĩ Dựa vào ưu thế về tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự:
- Ra khỏi thế chiến hai, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới:
- Công nghiệp: Trong những năm 1945-1950 Mĩ chiếm hơn 50 % sản lượng
công nghiệp toàn thế giới. ( 0,25đ)
- Nông nghiệp: Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5
nước Anh, Pháp, Tây Đức, Ý và Nhật cộng lại.
- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. Là chủ nợ duy nhất trên thế
giới. 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ.
- Về quân sự: Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, độc quyền vũ khí
nguyên tử.v.v….
Như vậy, những thập niên đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên
chiếm ưu thế về mọi mặt trong thế giới tư bản. Trở thành trung tâm kinh tế -tài
chính duy nhất trên thế giới.
- Những thành công và thất bại của Mĩ trong ………
Với thế mạnh về kinh tế và quân sự sau thế chiến 2, Mĩ công khai bày tỏ tham
vọng làm bá chủ thế giới. Giới cầm quyền Mĩ đề ra “ Chiến lược toàn cầu”
nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân
tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Để thực hiện được mưu đồ đó, Mĩ tiến hành “viện trợ”, lôi kéo, khống chế
các nước nhận viện trợ, thành lập các khối quân sự xâm lược, gây chiến tranh
xâm lược….
- Mỹ đã đạt được 1 số mưu đồ như: lôi kéo các nước nhận viện trợ của Mĩ,
thành lập các khối quân sự xâm lược như: SEATO ở Đông Nam Á. NATO ở
châu Âu .v.v..
- Nhưng Mĩ cũng gặp những thất bại nặng nề mà tiêu biểu nhất là thất bại của
Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954-1975)
- Ngày nay, dựa vào sự tăng trưởng liên tục trong 10 năm (1991-2000) và sự
vượt trội về 1 số lĩnh vực, Mĩ đang ráo riết thiết lập trật tự thế giới “ đơn cực”
do Mĩ chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực
tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
3 Nguyên nhân bùng nổ, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế?
Theo em, tại sao phong trào nông dân Yên Thế có thể tồn tại trong thời
gian 30 năm?
4.0đ
a. Nguyên nhân bùng nổ:
- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng
Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ
chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những
mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên
Thế đã đứng dậy đấu tranh?
1.0
0.5
0.5
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 10
Ý nghĩa lịch sử:
+ Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một
trang vẻ vang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.
+ Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường bền bỉ của nhân dân ta,
chứng tỏ khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.
+ Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích, đồng thời thể
hiện tài chỉ huy của người lãnh đạo Đề Thám. Góp phần làm chậm quá trình
xâm lược, bình định của thực dân Pháp
b. Phong trào nông dân Yên Thế có thể tồn tại trong thời gian 30 năm vì:
- Nhờ có tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ
của nhân dân…
- Do sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo của Hoàng Hoa Thám, ông đã biết:
Dựa vào địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân
không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên
địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực
lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.
+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh
thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ
thêm quân….chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới. Cách đánh giặc độc
đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.
- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với
phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa kéo dài của
nghĩa quân với thực dân Pháp.
1.0
0.25
0.25
0.5
2.0đ
0.5
0.5
0.5
0.5
4 Lập bảng so sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào
yêu nước đầu thế kỉ XX theo những nội dung sau: tư tưởng, mục tiêu đấu
tranh, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, quy mô, phong trào tiêu biểu, ý
nghĩa.
4.0đ
Nội dung
so sánh
Phong trào yêu nước cuối
thế kỉ XIX
Phong trào yêu nước đầu thế
kỉ XX
Tư tưởng Phong kiến (0.25đ) Dân chủ tư sản(0.25đ)
Mục tiêu
đấu tranh
- Chống Pháp, giành độc lập,
chống triều đình đầu hàng,
khôi phục lại chế độ phong
kiến.(0.25đ)
- Chống Pháp giành độc lập.
Chống phong kiến, xây dựng
xã hội tiến bộ theo hướng tư
bản chủ nghĩa. (0.25đ)
Lãnh đạo - Các văn thân sĩ phu yêu
nước thuộc giai cấp phong
kiến và nông dân. (0.25đ)
- Những nhà nho yêu nướctiến
bộ tiếp thu tư tưởng mới: dân
chủ tư sản.(0.25đ)
Hình thức
đấu tranh
- Khởi nghĩa vũ trang.
- Khởi nghĩa nông dân. – Đề
nghị canh tân(0.25đ)
- Vừa bạo động, vừa cải cách
xã hội, mở trường học, lập hội,
đi du học, xuất bản sách báo..
(0.25đ)
Quy mô Ở Bắc Kì, Trung Kì
(0.25đ)
Diễn ra trên địa bàn rộng lớn:
trong nước và ngoài nước
(0.25đ)
Phong trào Khởi nghĩa Hương Khê, khởi Phong trào Đông du, phong
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 11
tiêu biểu nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa
Yên Thế…(0.25đ)
trào Duy tân…(0.25đ)
Ý nghĩa - Thể hiện tinh thần yêu
nước, đấu tranh bất khuất của
văn thân, sĩ phu, nông dân và
các tấng lớp nhân dân khác.
- Gây cho Pháp nhiều tổn thất
nặng nề, góp phần làm chậm
quá trình bình định của Pháp.
- Chứng tỏ phong trào yêu
nước theo hệ tư tưởng phong
kiến đã lỗi thời, lạc hậu,
không thể đưa cuộc kháng
chiến đến thắng lợi cuối
cùng.
- Để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu, …tạo tiền
đề cho phong trào dân tộc,
dân chủ ở Việt Nam vào
đầu thế kỉ XX. (0.5đ)
Thể hiện tinh thần yêu nước,
đấu tranh bất khuất của dân tộc
Việt Nam.
- Thể hiện sự tiến bộ trong
nhận thức của một bộ phận văn
thân sĩ phu…
Để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu cho giai đoạn
tiếp theo
- Tạo tiền đề cho việc tìm ra
con đường cứu nước mới, đúng
đắn sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất. (0.5đ)
0,5
1,0
5 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính sách nào của thực dân Pháp đã tác
động đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam? Dưới tác động của
chính sách đó, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì?
4.0đ
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính sách đã tác động đến kinh tế, chính trị,
xã hội Việt Nam là: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-
1914) của thực dân Pháp.
- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội
Việt Nam đã có những chuyển biến.
Giai cấp địa chủ phong kiến: Phần lớn đã đầu hàng làm tay sai cho Pháp, số
lượng ngày càng đông thêm, áp bức bóc lột nhân dân. Tuy nhiên một số địa
chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: Cuộc sống cực khổ trăm bề, bị tước đoạt ruộng đất, chịu
nhiều sưu cao, thuế nặng và các phụ thu khác, bị phá sản trên quy mô lớn, trở
thành tá điền trong các đồn điền của Pháp, phu cao su, ra thành thị thì trở
thành người ở, làm công trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ của tư bản
Pháp. Dù ở đâu họ vẫn khổ cực, bần cùng, không lối thoát. Họ căm ghét thực
dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng và tham gia các cuộc
đấu tranh do bất kỳ cá nhân, tổ chức, tầng lớp hoặc giai cấp nào đề xướng để
giúp họ giành tự do, no ấm.
- Tầng lớp tư sản: Ra đời cùng sự phát triển của đô thị, họ là những nhà thầu
khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, đông nhất là các chủ hãng buôn. Họ bị tư bản
Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm, lệ thuộc yếu ớt về kinh tế nên
họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dẽ bề làm ăn sinh sống chứ chưa
dám tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia cuộc vận động cách mạng giải phóng dân
tộc đầu thế kỉ XX.
0.5
0.5
0.75
0.5
“23 Đề thi HSG giỏi cấp huyện môn Lịch sử lớp 8 đến năm 2022 (có hướng dẫn chấm chi tiết)”
https://123docz.net/trang-ca-nhan-5413862-vuot-vu-mon.htm. Gmail: [email protected] 12
- Tầng lớp tiểu tư sản: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ,
viên chức cấp thấp, học sinh. Cuộc sống tuy có dễ chịu hơn nông dân, công
nhân và dân nghèo thành thị nhưng vẫn rất bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc,
đặc biệt là học sinh, nhà giáo, sinh viên, tích cực tham gia vào các cuộc vận
động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Giai cấp công nhân: Số lượng khoảng 10 vạn người (phát triển cùng sự phát
triển của công thương nghiệp và thuộc địa). Phần lớn họ xuất thân từ nông
dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn
điền...xin làm công ăn lương. Bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên
sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện
làm việc và sinh hoạt.
- Như vậy, cuộc khai thác của Pháp đã làm nãy sinh những lực lượng xã hội
mới. Sự biến động này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận
động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
0.5
0.75
0.5
6 Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của
cách mạng tỉnh Thanh Hóa? Trình bày hiểu biết của em về sự kiện này?
2.0đ
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách
mạng tỉnh Thanh Hóa?
Là sự thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hóa ngày 29-7-1930.
Sự thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hóa
+ Tháng 2 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi Đảng ra đời,
Xứ ủy Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hóa.
Được sự chỉ đạo của Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hóa để
xúc tiến việc thành lập các Chi bộ Cộng sản.
+ Ngày 25/6/1930, chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 3 đồng chí: Lê Thế Long, Lê
Kiều Oanh, Lê Bá Tùng được thành lập tại nhà đồng chí Lê Kiều Oanh tại
thôn Hàm Hạ, xã Đông Tiến, Huyện Đông Sơn. Đầu tháng 7 năm 1930, Chi
bộ Cộng sản thứ 2 ra đời ở Phúc Lộc (nay là xã Thiệu Tiến, Thiệu Hóa). Giữa
tháng 7 năm 1930, Chi bộ Cộng sản thứ 3 ra đời ở Yên Trường (Thọ Lập, Thọ
Xuân)
+ Ngày 29 tháng 07 năm 1930 Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản
tỉnh Thanh Hóa được tổ chức tại nhà đồng chí Lê Văn Sĩ (Yên Trường, Thọ
Xuân), đánh dấu Đảng bộ Thanh Hóa chính thức thành lập
Ý nghĩa:
- Chứng tỏ sự trưởng thành về ý thức chính trị của quần chúng công – nông.
Từ đây trở đi, nhân dân Thanh Hóa đã có một tổ chức chân chính trực tiếp
lãnh đạo, mở ra thời kì phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong
tỉnh.
- Đảng bộ Thanh Hóa ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự
phát triển của cách mạng tỉnh nhà
0.5đ
0.25
0.5
0.25
0.5
0.25
--------------------Hết----------------