Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài tính toán và thiết kế hệ thống thiết bị chưng luyện liên tục để phân riêng hỗn hợp aceton
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA – BỘ MÔN CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ & KHAI THÁC DẦU
BÁO CÁO DỰ ÁN LIÊN MÔN
QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Đề tài:
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ CHƯNG LUYỆN LIÊN TỤC
ĐỂ PHÂN RIÊNG HỖN HỢP ACETON – BENZEN BẰNG THÁP ĐỆM
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thưc hiện:
20N52
PGS.TS Trương Hữu Trì
TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
TS. Nguyễn Thanh Bình
Nhóm 9
1. Nguyễn Cảnh Nghị Nhóm trưởng
2. Lê Tiến Linh Thành viên
3. Huỳnh Ngọc Huy Thành viên
Đà Nẵng, tháng 2 năm 2023
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tăng
trưởng GDP đạt 6,5% trong năm 2022 thì nền công nghiệp nói chung và nền công nghiệp
hóa học nói riêng đóng một vai trò vô cùng to lớn vào đà tăng trưởng chung của đất nước.
Ngành công nghệ hóa học giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm phục
vụ cho nền kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho nhiều ngành khác phát triển.
Kinh tế phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng. Do vậy các sản phẩm cũng đòi
hỏi cao hơn, đa dạng, phong phú hơn theo đó công nghệ sản xuất cũng phải nâng cao.
Trong công nghệ hóa học nói chung việc sử dụng hóa chất có độ tinh khiết cao là yếu tố
căn bản tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Trong công nghiệp có nhiều phương pháp chưng cất khác nhau nhưng phương pháp
chưng cất liên tục được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất. Nguyên tắc phương pháp
là dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hổn hợp.Về thiết bị thì có
nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu công nghệ mà người ta chọn loại thiết bị phù
hợp.
Chính vì lý do đó mục đích của dự án này là tính toán thiết kế hệ thống tháp đệm chưng
luyện liên tục của hỗn hợp hai cấu tử Aceton và Benzen có nâng suất 38 tấn/ngày, nồng
độ hỗn hợp đầu là 40%, nồng độ sản phẩm đỉnh là 98%, nồng độ sản phẩm đáy là 1%.
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung dự án do chính chúng tôi tìm kiếm tài liệu
và tham khảo trình bày tài liệu như trình bày bên dưới là đúng sự thật. Không có sao chép
từ bất cứ đồ án nào khác, tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham
chiếu đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM, QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT, BIỆN
LUẬN LỰA CHỌN LOẠI THÁP CHƯNG CẤT VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG
NGHỆ.
1. Tổng quan về sản phẩm
1.1Aceton
1.1.1 Khái niệm
Axeton là hợp chất hữu cơ dạng xeton đơn giản nhất, tồn tại ở dạng
lỏng, không màu, tan tốt trong nước và dễ cháy. Axeton được dùng để
tổng hợp các chất hữu cơ và có trong thành phần của sơn móng tay và
cũng là dung môi chủ yếu để làm sạch trong phòng thí nghiệm.
Aceton có công thức hóa học là CH3COCH3
1.1.2 Tính chất vật lý
Axeton được biết đến là 1 loại chất lỏng, trong khi các xeton khác sẽ thường là
chất rắn và có mùi thơm
Axeton tan vô hạn trong nước, còn các xeton khác có độ tan được giảm dần khi
mà mạch cacbon tăng
Ngoài ra, Axeton được dùng làm dung môi và là nguyên liệu đầu để tổng hợp một
số chất hữu cơ
- Khối lượng mol: 58,04 g/mol
- Khối lượng riêng: 0,791 g/cm3
- Điểm nóng chảy (°C): -950C đến -930C
- Điểm sôi (°C): 56-570C
- Nhiệt lượng đốt cháy: 1788,7 kJ/mol
- Nhiệt độ giới hạn: 235,50C
- Độ Axit (pKa): 19,2
- Độ Bazơ (pKb): -5,2 (với Bazơ liên hợp)
- Độ nhớt: 0.3075 cP
- Độ hòa tan: Tan vô hạn trong nước, có thể trộn được trong hầu hết các dung môi
hữu cơ như ethanol, ether, chloroform, dầu mỡ động vật.
1.1.3 Tính chất hóa học
Trong phân tử aceton liên kết C=O luôn phân ly về phía O vì oxy có độ âm điện lớn
hơn C nên nhóm C=O sẽ quyết định những tính chất hóa học đặc trưng của aceton mà nổi
bật nhất là phản ứng cộng nucleophin.