Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường đhsp tp hồ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đề tài
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP
HỌC CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thu Huyền
Thành phố Hồ Chí Minh – 20
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước .......................................................................6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước .......................................................................8
1.2. Các khái niệm liên quan ..................................................................................11
1.2.1. Kỹ năng .........................................................................................................11
1.2.2. Tự học ........................................................................................................... 12
1.3. Kỹ năng tự học ngoài lớp của sinh viên sư phạm..............................................14
1.3.1. Vai trò của kỹ năng tự học ngoài lớp học với sự hình thành nhân cách của
sinh viên sư phạm ....................................................................................................14
1.3.2. Hệ thống kỹ năng tự học ................................................................................16
1.3.3. Một số kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên sư phạm ........................17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh
viên sư phạm ............................................................................................................25
1.4.1. Bản thân sinh viên...........................................................................................25
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài ......................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA
SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP.HCM
2.1. Mô tả thể thức nghiên cứu............................................................................... 30
2.1.1. Công cụ nghiên cứu ......................................................................................30
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................33
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên
chính quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .........................................38
2.2.1. Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ........................................................................38
2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng tự học ngoài lớp học đối với kết quả học
tập của sinh viên chính quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ............40
2.2.3. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của sinh viên chính
quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ..................................................46
2.2.4. Thực trạng kỹ năng đọc sách ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .......................................................................48
2.2.5. Thực trạng kỹ năng ghi chép ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .......................................................................51
2.2.6. Thực trạng kỹ năng ôn tập ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .......................................................................53
2.2.7. Thực trạng kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .......................................................................55
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh
viên chính quy sư phạm Trường trường Đại học Sư phạm TP.HCM ......................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC
NGOÀI LỚP HỌC CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ....................................................................................61
3.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................61
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................63
3.2. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh viên chính
quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ...................................................67
3.2.1. Nhóm biện pháp đối với sinh viên sư phạm ..................................................67
3.2.2. Nhóm biện pháp đối với giảng viên ...............................................................72
3.2.3. Nhóm biện pháp đối với nhà trường ..............................................................74
3.2.4. Nhóm biện pháp đối với các tổ chức Đoàn TN – Hội SV .............................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................81
Kết luận ....................................................................................................................81
Kiến nghị ..................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Kỹ năng KN
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ĐHSP TP.HCM
Sinh viên SV
Giảng viên GV
Điểm trung bình ĐTB/ Điểm TB
Độ lệch chuẩn Độ LC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Ký hiện Tên bảng Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Mô tả mẫu khảo sát bằng bảng hỏi
Mô tả mẫu phỏng vấn
Thời gian mỗi ngày dành cho việc tự học ngoài lớp học
của SV chính quy sư phạm trường ĐHSP TP.HCM
Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói
chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP.HCM
Mức độ ảnh hưởng của KN tự học cụ thể ngoài lớp học
nói chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư
phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Mức độ ảnh hưởng của KN tự học cụ thể ngoài lớp học
nói chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư
phạm Trường ĐHSP TP.HCM (so sánh điểm trung bình
theo khoa)
Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của
SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV chính
quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV chính
quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV chính quy
sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV chính quy
sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KN tự học ngoài
lớp học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP
TP.HCM
33
35
38
41
43
45
46
48
51
53
55
57
13
14
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Một số biện pháp nâng cao KN tự học theo đánh giá của
SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
Kế hoạch rèn luyện KN tự học
64
68
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển như vũ bão của khoa học trong thế kỷ 20 và 21 đã làm cho tri
thức của nhân loại trở nên lỗi thời nhanh hơn. Nếu giáo dục chỉ chú trọng vào việc
trang bị tri thức cho người học thì rất có thể, sau khi rời khỏi nhà trường, người học
sẽ lúng túng trong cuộc sống xã hội do tri thức họ tích luỹ được cũng đã lạc hậu. Vì
thế, giáo dục thế kỷ 21 nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà trường trong việc trang
bị những kiến thức nền tảng và quan trọng hơn là những kỹ năng, thái độ đúng đắn
để người học có thể học tập suốt đời.
Để phục vụ cho việc học suốt đời, các chuyên gia giáo dục đã rất đề cao vấn
đề tự học. Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Trong cách học, phải lấy tự học
làm cốt”. Giáo dục Việt Nam những năm qua cũng chú trọng đến việc rèn luyện khả
năng tự học cho học sinh. Điều 5 của Luật Giáo dục (2010) cũng đã đề cập đến vấn
đề tự học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo...”; “tạo ra năng
lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh”. Đối với bậc đại học, điều 40 của Luật Giáo
dục sửa đổi 2010 cũng yêu cầu: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ
đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học,
tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện
cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. [18]
Như vậy, dù ở cấp học, bậc học nào thì nhiệm vụ phát triển năng lực lẫn ý
thức tự học cho người học cũng là điều bắt buộc của nhà trường. Chủ trương này
không chỉ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn mà lý luận khoa học cũng khẳng định tính
đúng đắn của nó. Hoạt động dạy học đòi hỏi phải có sự tương tác, thống nhất biện
chứng giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học
sinh. Kết quả dạy học được đánh giá dựa trên sự phát triển về năng lực, phẩm chất
2
của học sinh, mà không phải là của giáo viên. Do đó, sự nỗ lực của học sinh mới
quyết định trực tiếp hiệu quả của dạy học. Đối với bậc đại học, lý luận dạy học đại
học chỉ rõ: Bản chất của việc học tập ở đại học của SV là quá trình nhận thức có
tính chất nghiên cứu; có nghĩa là SV cần phải tự mình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện
KN, hình thành thái độ đúng đắn trong suốt thời gian học tập ở đại học. Nói cách
khác, việc học đại học chủ yếu là tự học.và để có kết quả học tập tốt ở đại học, SV
phải có KN tự học.
Với sứ mạng là những giáo viên tương lai, SV sư phạm càng phải phát huy
tối đa bản chất tự học, không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ học tập trên ghế giảng
đường mà còn phải tự học trong suốt những năm giảng dạy của cuộc đời. Biết cách
học vừa là phương tiện để họ tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho mình, vừa là phương tiện để dạy cách học, dạy KN học cho học sinh
để đáp ứng được tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TP. HCM) là một trong
hai trường sư phạm trọng điểm quốc gia, do đó, trường phải là đầu tàu trong việc
đào tạo giáo viên chất lượng cao, đổi mới việc giáo dục- đào tạo, thực hiện những
chủ trương mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Từ năm học 2010-
2011, Trường ĐHSP TP. HCM đã bắt đầu chuyển sang hình thức đào tạo theo tín
chỉ. Với hình thức này, SV cần phải tự quản lý hoạt động học tập của mình tốt hơn,
đồng thời GV cũng yêu cầu khả năng tự học nhiều hơn của SV để hoàn tất các bài
tập theo nhóm, bài tập nghiên cứu cá nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết SV của
trường đều gặp nhiều khó khăn với những thay đổi này. Vì vậy, đánh giá KN tự
học, đặc biệt là KN tự học ngoài lớp học của SV khi học theo học chế tín chỉ để từ
đó có những giải pháp nâng cao KN này cho họ là một việc hết sức cần thiết.
Thực chất, từ những năm 70 của thế kỷ 20, khái niệm tự học đã được quan
tâm nghiên cứu bài bản. Ở Việt Nam, nhiều học giả, nhà nghiên cứu, học viên cao
học, SV...đã thực hiện những nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau về tự học, trong
đó KN (KN) tự học được chú ý nhiều nhất.Tại Trường ĐHSP TP. HCM, một số đề
tài nghiên cứu, luận văn, luận án tìm hiểu về KN tự học cũng đã được thực hiện
nhưng đánh giá mức độ thể hiện các KN tự học ngoài lớp học của SV để đáp ứng