Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Vam sang thị trường EU ppsx
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
866.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1109

Đề tài: Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Vam sang thị trường EU ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Sự cần thiết phải thúc đẩy

xuất khẩu hàng nông sản

Việt Vam sang thị trường

EU

1

Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa:

1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa:

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên

nước ngoài trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Không chỉ là

những hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự

tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu

không chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham

gia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển

của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2 . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa

1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với

khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức

của mình. Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu;

Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp

xúc với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị

trường một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp dễ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức này

các doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với các

tổ chức trung gian do đó có được lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên hạn chế của thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải

chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm nhập được thị trường, đồng

thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ

của tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản

phẩm của nước mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có

thể sử dụng các trung gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý

xuất khẩu, h•ng buôn xuất khẩu…

2

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung

gian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy

nhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh

nghiệp xuất khẩu cũng giảm được chí phí thâm nhập thị trường do các tổ

chức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuất

khẩu cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranh

thông qua các tổ chức.

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuất

khẩu không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng do đó ít có khả

năng đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó

doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đáp ứng các yêu sách của các tổ chức

trung gian, phải chia sẻ lợi nhuận với họ và cũng có thể bị họ lợi dụng về

thông tin và vốn mà mình cung cấp cho họ.

1.2.3 Buôn bán đối lưu

Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với

nhập khẩu người bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhận

về có giá trị tương đương.

Hình thức này thường được sử dụng khi các bên thiếu thị trường,

thiếu ngoại hối đặc biệt hình thức này cũng tránh cho các doanh nghiệp

được các rủi ro về ngoại hối

1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời

hàng hoá từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba.

Hình thức này có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao.

Chuyển khẩu là hình thức trong đó không có hành vi mua bán mà ở

đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho b•i,…

1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt

qua ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như

3

hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại

giao đoàn, khách du lịch quốc tế… Hoạt động này có thể đạt được hiệu quả

cao do giảm bớt được chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí

vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh trong khi vấn có thể thu được ngoại tệ.

1.2.6 Gia công xuất khẩu:

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó

một bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của

bên khác (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt

gia công và nhận thù lao gia công (phí gia công). Trong đó những nước

trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu, thiếu vốn, hạn chế về thị trường thường

là những nước nhận gia công còn các nước phát triển là những nước đặt gia

công.

1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa:

Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế là rất quan trọng nhất

là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá, chuyên môn

hoá sản xuất để tận dụng các lợi thế tuyệt đối hay so sánh của mỗi quốc gia.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế hoạt động xuất khẩu còn có ý nghĩa

quan trọng đối với tình hình phát triển chung của một quốc gia.

+ Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng

Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất

quan trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay các

nước đều sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch của mình. Trong điều

kiện đất nước đang trong tiến trình CNH - HĐH đất nước hiện nay thì

nguồn thu ngoại tệ là rất quan trọng vì ta có thể nhập khẩu các máy móc

thiết bị công nghệ hiện đại từ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu

phục vụ quá trình CNH - HĐH đất nước. Đồng thời nguồn ngoại tệ có được

sẽ thoả m•n được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và góp

phần vào tăng trưởng kinh tế.

+ Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế so sánh

Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là đang dần tiến tới chuyên

môn hoá trên phạm vi toàn thế giới thì việc khai thác được lợi thế so sánh

4

cuả mình là rất quan trọng. Đối với các nước đang phát triển việc phát huy

lợi thế so sánh của mình về giá nhân công rẻ, về nguồn tài nguyên thiên

nhiên dồi dào là hết sức quan trọng để bước đầu hội nhập với nền kinh tế

thế giới. Xuất khẩu giúp 1 quốc gia khai thai thác có hiệu quả hơn các lợi

thế của mình, phát huy các lợi thế của quốc gia mình.

+ Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định

hướng sản xuất

Ngày nay, cùng với xu thế chung của các nền kinh tế, các quốc gia

ngày càng nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát

triển kinh tế của quốc gia mình. Sự chuyên biệt hoá các ngành sản xuất để

phục xuất khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia mình đ• giúp các quốc gia

có định hướng chiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước. Đây là

một điều có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ việc lựa chọn các ngành sản xuất để

có thể phát huy lợi thế của quốc gia mình không phải là việc dễ làm và

không ít quốc gia đ• có những bước đi sai lầm trong việc hoạch định chính

sách phát triển kinh tế của quốc gia mình. Định hướng vào các ngành sản

xuất có lợi thế sẽ dần dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dần

tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại

nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu.

+ Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và

nâng cao mức sống của nhân dân

Để tập trung phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thì cần phải gia

tăng lao động, để xuất khẩu có hiệu quả tăng được khả năng cạnh tranh thì

cần tận dụng lợi thế về lao động, hạn chế được tỷ lệ thất nghiệp. Đối với

các nước đang phát triển, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu thường đi kèm

với các việc xuất hiện các khu công nghiệp các khu chế xuất. Các khu công

nghiệp và chế xuất đ• thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu trong nước mà

cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khẩu ra thị

trường trên thế giới. Thực tế cho thấy việc mở rộng hoạt động của các khu

này đ• thu hut được một lượng lớn lao động ở các địa phương, nhất là lao

động dư thừa vào mùa nông nhàn. Không những tạo việc làm cho người lao

động mà hoạt động xuất khẩu còn tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng cao

chất lượng cuộc sống.

+ Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trên

thị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế

5

Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu thì đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải biết tận

dụng các lợi thế của mình đồng thời cũng luôn phải đổi mới công nghệ,

trang thiết bị phục vụ sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao

thì mới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thế

giới. Chính sự đầu tư đó sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng

cao có được lòng tin từ khách hàng trên khắp thế giới và tạo được chỗ đứng

trên thị trường thế giới. Việc các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao có

được lòng tin từ phía khách hàng cũng là một hình thức các quốc gia quảng

cáo về quốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩm

chất lượng cao, có uy tín các quốc gia sẽ nâng cao vị thế của mình trên

trường quốc tế.

+ Hoạt động xuất khẩu mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của

một nước

Trong điều kiện sản xuất cố định

Đường ee là đường giới hạn khả năng sản xuất. Trên mỗi điểm của

đường ee, nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng một khối lượng x hàng hoá X

và hàng hoá Y.

- Nếu một nước không có hoạt động xuất khẩu, nền kinh tế chỉ được

tiêu dùng số lượng hàng hoá sản xuất ra. Khi ấy, đường giới hạn khả năng

sản xuất cũng là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.

- Nếu một nước có hoạt động xuất khẩu. Giả sử nền kinh tế sản xuất ở

điểm a và hàng Y có thể đổi lấy hàng X qua con đường xuất khẩu. Khả

năng tiêu thụ bây giờ được biểu hiện bằng đường thị trường đi qua điểm a.

Độ dốc của đường thị trường chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vị hàng

hoá X trên thị trường thế giới. Mặc dù sản xuất cố định ở a (một khối lượng

x hàng X và y1 hàng hoá Y) mức tiêu dùng có thể ở bất kỳ điểm nào trên

đường thị trường.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!