Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài quản trị sự thay đổi và đổi mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A. Giới thiệu chung
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề về “sự thay đổi” và “quản trị sự thay đổi”
đang là vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp.
Thay đổi, bản thân nó hầu như luôn gây trở ngại và cả thiệt hại. Vì vậy, nhiều
công ty tránh thay đổi nếu có thể, song thay đổi lại là một phần của đời sống tổ chức
và cần thiết cho sự phát triển nếu có phương pháp quản trị sự thay đổi một cách phù
hợp.
Ba nội dung chủ yếu của quản trị sự thay đổi là :
- Phát hiện và nghiên cứu sự thay đổi
- Hoạch định sự thay đổi
- Tổ chức thực hiện sự thay đổi
Song, điều quan trọng nhất lại là phản ứng của doanh nghiệp nói chung và nhà
quản trị nói riêng để thích nghi với sự thay đổi.
1
B. Nội dung chính
I. Cơ sở lí thuyết
1. Các hình thức thay đổi
- Thay đổi cơ cấu
Với các chương trình thay đổi cơ cấu, công ty được coi như một nhóm các bộ
phận chức năng theo mô hình một cỗ máy. Trong suốt quá trình thay đổi nảy, với sự
hỗ trợ của các chuyên viên tư vấn, ban quản lý cấp cao cố gắng định hình lại những
bộ phận này nhằm đạt được hiệu suất tổng thể cao hơn. Các hoạt động sát nhập,
mua lại, hợp nhất và bán lại các bộ phận đang hoạt động đều là những ví dụ về thay
đổi cơ cấu
- Cắt giảm chi phí
Các chương trình này chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm những hoạt động
không cần thiết hoặc thực hiện những phương pháp thu hẹp tối đa chi phí hoạt động.
Những hoạt động ít được xem xét trong những năm có lãi sẽ thu hút sự chú ý của
các chuyên gia cắt giảm chi phí khi thời kì khó khăn xuất hiện.
- Thay đổi quy trình
Các chương trình này tập trung vào việc thay đổi cách thức thực hiện công
việc. Chẳng hạn như, xây dựng lại quy trình phê duyệt các khoản vay, cách tiếp cận
xử lí, yêu cầu bảo hành từ khách hàng, hoặc thậm chí cách đưa ra quyết định. Thay
đổi quy trình thường nhằm thúc đẩy công việc thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn,
đáng tin cậy hơn và ít tốn kém hơn.
- Thay đổi văn hóa
Các chương trình này tập trung vào khía cạnh “con người” như cách tiếp cận
thông thường của công ty trong kinh doanh hoặc mối quan hệ giữa cấp quản lí và
nhân viên. Việc thay đổi quản lí từ kiểu mệnh lệnh và điều khiển sang cách thức
quản lí mang tính tham gia đóng góp là một ví dụ về thay đổi môi trường văn hóa,
là nỗ lực tái định hướng từ một công tý chỉ tập trung nội bộ và mang tâm lí “sản
phẩm là trung tâm phát triển” sang định hướng lấy khách hàng là mục tiêu trung
tâm.
2