Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Quản Lý Tích Hợp Chất Thải Rắn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài: Quản Lý Tích Hợp Chất Thải Rắn
MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Định Nghĩa Chất Thải Rắn
1.2. Tổng Quan Về Lịch sử Phát Triển Và Quản Lý Chất Thải Rắn
1.3. Sự Phát Sinh Chất Thải Rắn Trong Xã Hội Công Nghiệp
1.4. Ảnh Hưởng Của Chất Thải Rắn Đến Môi Trường Sinh Thái
1.5. Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị
1.6. Quản Lý Chất Thải Rắn Tổng Hợp
CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG VÀ ĐẶC TÍNH CỦA
CHẤT THẢI RẮN
2.1. Nguồn Gốc Chất Thải Rắn
2.2. Thành Phần Chất Thải Rắn
2.3. Khối Lượng Chất Thải Rắn
2.4 Tính Chất Của Chất Thải Rắn
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN
3.1 Các Loại Dịch Vụ Thu Gom
.3.2. Các Loại Hệ Thống Thu Gom
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
4.1 Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Cơ Học
4.2 Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Nhiệt
4.3 Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Chuyển Hoá Sinh Học Và Hóa Học
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) TỪ RÁC ĐÔ THỊ
5.1 Công Nghệ Kỵ Khí
5.2 Công Nghệ Hiếu Khí
CHƯƠNG VI: SẢN XUẤT BIOGAS
6.1 Mục Đích, Lợi Ích Và Giới Hạn Của Công Nghệ Biogas
6.2 Các Phản Ưng Sinh Hóa Và Các Vi Sinh Vật
CHƯƠNG VII: BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI HỢP VỆ
SINH
7.1 Khái niện bãi chôn lấp chất thải rắn
7.2 Phân loại chất thải rắn
8.3 Lựa chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn
7.3. Cấu trúc chính của bĩa chôn lấp hợp vệ sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.7. Định Nghĩa Chất Thải Rắn
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người
và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa.
Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong tiểu luận này là bao hàm tất cả các vật chất rắn
không đồng nhất thải ra từ cộng đồng dân cư ở đô thị cũng như các chất thải đồng nhất của các
ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng,... Tiểu luận này đặc biệt quan tâm đến
chất thải rắn đô thị, bởi vì ở đó sự tích luỹ và lưu tồn chất thải rắn, có khả năng ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường sống của con người.
1.8. Tổng Quan Về Lịch sử Phát Triển Và Quản Lý Chất Thải Rắn
Chất thải rắn có từ ngày đầu khi con người có mặt trên mặt đất. Con người và động vật đã
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải
ra các chất thải rắn. Sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gay ra vấn đề ô
nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân số lúc bấy giờ còn thấp. Bên cạnh đó diện tích
đất hữu dụng để đồng hoá các chất thải rắn còn rất lớn nên đã không làm tổn hại đến môi trường
sinh thái. Khi xã hội phát triển con người sống tập hợp thành nhóm, cụn dân cư thì sự tích lũy
của các chất thải trở nên đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Sự thải bỏ các thực phẩm
thừa và các loại chất thải khác tại các thị trấn, đường phố, trục giao thông, khu đất trống dẫn đến
môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gậm nhấm như chuột. Các loài
gậm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét. Chúng mang các mầm bệnh gây
nên bệnh dịch hạch. Do không có sự thiết lập kế hoạch quản lý chất thải rắn đã dẫn đến sự lan
truyền các bệnh trầm trọng vào giữa thế kỷ 14 tại Châu Au.
Mãi đến thế kỷ 19 việc kiểm soát dịch bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng mới được
quan tâm và họ nhận thấy rằng các chất thải từ thực phẩm dư thừa cần phải được thu gom và tiêu
huỷ hợp vệ sinh để kiểm soát các loài gậm nhấm, ruồi và các vectors truyền bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và việc lưu trữ, thu gom, và vận chuyển các chất
thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy chuột, ruồi, và các vectors
truyền bệnh sinh sản tại các bãi rác không hợp vệ sinh cũng như tại các căn nhà ổ chuột và các
loại côn trùng khác. Một trong những nguyên nân gây ô nhiễm môi trường sinh thái (đất, nước,
không khí) là do việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có
22 loài bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.
Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn từ đầu thế kỷ 20 là:
Thải bỏ chất thải rắn trên mặt đất
Thải bỏ vào nước (sông, hồ, biển)
Chôn lấp chất thải vào trong lòng đất
Giảm thiểu và đốt chất thải
Cho đến nay hệ thống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển đặc biệt là ở Mỹ và các
nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu quả cao ra đời do sự kết hợp
đúng đắn giữa các thành phần sau đây:
Hệ thống tổ chức quản lý
Quy hoạch quản lý
Công nghệ xử lý
Luật pháp và quy định quản lý chất thải rắn
Sự hình thành và ra đời của các luật lệ và quy định về quản lý chất thải rắn ngày càng chặt
chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay.
1.9. Sự Phát Sinh Chất Thải Rắn Trong Xã Hội Công Nghiệp
Trong xã hội công nghiệp ngày nay quá trình phát sinh chất thải rắn có nguồn gốc ban
đầu là các loại vật liệu thô được sử dụng làm nguyên liệu cho quá tình sản xuất để tạo ra các sản
phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể tái sinh, tái chế hoặc đổ bỏ
sau cùng.
Sơ đồ 1.1 Dòng vật liệu và quá trình phát sinh chất thải trong
1.10. Ảnh Hưởng Của Chất Thải Rắn Đến Môi Trường Sinh Thái
Các hiện tượng liên quan đến sinh thái như ô nhiễm nước và không khí, cũng liên quan
đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Ví dụ, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp không hợp vệ
sinh gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Trong khu vực khai thác mỏ sự rò rỉ từ nơi thải bỏ các
chất thải có thể chứa các độc tố như đồng, arsenic, hoặc là nước cấp bị ô nhiễm với các hợp chất
muối Ca và mg. Mặc dù thiên nhiên có khả năng pha loãng, phân tán, phân huỷ, hấp phụ để làm
giảm tác động của sự phát thải vào trong khí quyển, trong nước, và trong đất. Sự mất cân bằng
sinh thái xuất hiện khi khả năng đồng hoá của thiên nhhiên vượt mức giới hạn cho phép. Trong
khu vực có mật độ dân số cao, sự thải bỏ các chất thải gay nên nhiều vấn đề bất lợi về môi
trường. Lượng rác thay đổi từng nơi theo từng khu vực. Ví dụ như sự thay đổi về số lượng rác
thải ở khu vực thành thị và nông thôn. Tại Mỹ ước tính tại thành phố Los Angeles, bang
California lượng rác hàng ngày là 3.18kg/người/ngày, trong đó tại Wilson, bang Wisconsin đại
diện cho khu vực nông thôn, lượng rác thải ra chỉ khoảng 1kg/người/ngày.
1.11. Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có thể xem như là một bộ