Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam
MỤC LỤC
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP...................................................................................................1
Đề tài....................................................................................................................................1
Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.......................................1
MỤC LỤC...........................................................................................................................2
Luận văn quản lý rủi ro tín dụng
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng,
tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trước
những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là
nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và
nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền
kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế
giới. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt
Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức
thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ
tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra
nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng
trong hệ thống ngân hàng thương mại.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài:
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước mà chưa có đề tài
nào nghiên cứu riêng có về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại cổ phần. Cụ thể như:
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng
thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã
đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương
mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của
hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Hay các luận văn khác, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại
một ngân hàng thương mại nhà nước cụ thể, hoặc của hệ thống ngân
hàng thương mại nhà nước mà chưa phân tích riêng lẻ về rủi ro tín
dụng và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài:
-Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản của tín dụng,
quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
-Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại
cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2007.
-Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.
-Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, hạn chế
đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần
phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng trước quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu tập trung vào 8 ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam bao gồm Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng TMCP Phương Nam và
Ngân hàng TMCP An Bình, thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến 2007.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương
pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so
sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ
thống hoá. Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn
các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
6.Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng,
kinh nghiệm thực tế của các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản về
nhận diện, nguyên nhân và quản lý rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết
sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến
nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi.
Trong đó, điểm nổi bật nhất của đề tài là nghiên cứu chi tiết về rủi ro
tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, rút kinh nghiệm
từ các nước trên thế giới mà các đề tài đã có trước đây chưa phân tích.
7.Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 73 trang, 6 biểu đồ, 9 biểu bảng, lời mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3
chương:
-Chương 1: Tổng quan rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
-Chương 2: Tình hình thực tế về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
-Chương 3: Kiến nghị những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1.1.Khái niệm tín dụng:
Có rất nhiều khái niệm về tín dụng nhưng tập trung lại tín dụng có
nghĩa là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ
người sở hữu sang người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải
hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn, khoản giá
trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng.
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất
và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Tín dụng là hoạt động
tài trợ của ngân hàng cho khách hàng.
1.1.2.Phân loại tín dụng ngân hàng:
Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo
yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây
là một số cách phân loại:
1.1.2.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì
thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi của tín dụng và
khả năng hoàn trả của khách hàng. Có 3 loại:
-Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
-Tín dụng trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu
tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ,
mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ
và thời gian thu hồi vốn nhanh.
-Tín dụng dài hạn: trên 60 tháng, được sử dụng để đáp ứng các nhu
cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới,
các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy
mô lớn.
1.1.2.2.Căn cứ vào hình thức tín dụng:
Dựa vào tiêu chí này tín dụng bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh
và cho thuê, trong đó:
-Chiếu khấu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương