Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng pot
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
504.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
878

Đề tài: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn

Đề tài: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro

tín dụng

MỤC LỤC

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

- TCTD : Tổ chức tín dụng

- HĐQT : Hội đồng quản trị

- NHNN : Ngân hàng Nhà nước

- CBTD : Cán bộ tín dụng

- TTCD : Thị trường chứng khoán

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4

LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các nhà

ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các nhân hàng

hạn chế được những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước.

Tuy nhiên, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo

ra một thị trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng

hay một tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản

lý rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro nói chung và quản

lý rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Chủ

tịch tập đoàn tài chính Citicorp Walter Wriston đã nói lên vai trò quan trọng của

hoạt động quản lý rủi ro như sau: “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng

là quản lý rủi ro”.

Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề

cùng với việc nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng thực tế tại NHTMCP

Sài Gòn, em xin chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng”

cho luận văn tốt nghiệp của mình.

Luận văn tốt nghiệp nghiệp có kết cấu làm 3 chương:

Chương I: Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng

quản trị rủi ro tín dụng.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và

ban lãnh đạo NHTMCP Sài Gòn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài

này.

5

CHƯƠNG 1

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Rủi ro

1.1.1.1. Khái niệm rủi ro

Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất kinh doanh có những

sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra không thể báo trước được, những tình huống

bất ngờ như vậy gọi là rủi ro. Khi nói đến rủi ro người ta thường nghĩ đến điều

không tốt lành hoặc một thiệt hại, tổn thất nào đó về vật chất hữu hình hoặc vô

hình bất ngờ mang đến do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây

nên.

Như vậy: Rủi ro là sự việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,

đem lại những hậu quả mà người ta không thể dự đoán được.

Tuy khó tìm được một định nghĩa rủi ro hoàn hảo song có thể biết được

rằng rủi ro thường có hai đặc tính sau:

-Thứ nhất là biên độ rủi ro: là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức nào.

-Thứ hai là tần số xuất hiện của rui ro là nhiều hay ít.

Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũng gánh chịu

các rủi ro do các tác động của môi trường vi mô và vĩ mô gây nên như các

doanh nghiệp khác.

1.1.1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng

*Khái niệm rủi ro ngân hàng: Rủi ro ngân hàng là những biến cố không

mong đợi xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá

trình hoạt động.

*Phân loại rủi ro ngân hàng:

Phân chia rủi ro theo các loại tài sản có:

- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh ngân quỹ.

- Rủi ro tín dụng.

- Rủi ro trong quản lí và kinh doanh chứng khoán.

6

- Rủi ro trong cho thuê.

- Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng.

Phân chia rủi ro theo nguyên nhân và các yếu tố tác động có:

- Rủi ro tín dụng.

- Rủi ro lãi suất.

- Rủ ro hối đoái.

- Rủi ro do thanh khoản.

- Rủi ro tồn đọng vốn.

- Các loại rủi ro khác.

1.1.2. Rủi ro tín dụng

1.1.2.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng (hay hoạt động cho vay) là hoạt động chính tạo ta phần

lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Theo khoản 8 điều 20 Luật các TCTD thì hoạt

động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy

động để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách

hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho

vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

(theo khoản 10 điều 20 Luật các TCTD).

Hoạt động cho vay có thể phân chia làm nhiều loại khác nhau theo tính chất

và đối tượng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay phải đảm

bảo một số điều kiện cơ bản. Ba điều kiện cơ bản của một hợp đồng cho vay là:

* Thời hạn, lãi suất và hạn mức hoàn trả hay thời gian đáo hạn của hợp

đồng.

* Vốn vay phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích.

* Về nguyên tắc, vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.

Hoạt động tín dụng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, trong đó có

một số tiêu chí chủ yếu sau:

* Phân loại tín dụng dựa theo tiêu chí thời gian:

- Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưu động.

- Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!