Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài: Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Ảnh hưởng của phương pháp giảng
dạy đến động cơ học tập của học sinh
trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG........................1
1.1. Tình hình Giáo dục của tỉnh Trà Vinh.......................................................1
1.2. Các hoạt động trong tỉnh Trà Vinh......................................................2
1.3. Những thành tích nổi bật trong năm....................................................3
PHẦN II CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM...........................................................4
2.1. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ và các tiết quản nhiệm.....................................6
2.2. Thăm lớp....................................................................................................10
2.3. Các hoạt động khác....................................................................................11
PHẦN III
KẾT QUẢ PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC........14
PHẦN IV
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP NGHIÊN CỨU..................29
Lý do chọn đề tài.............................................................................................29
Chương I. Tìm hiểu chung về trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.....16
1.1. Sơ lược tình hình giáo dục của trường......................................................31
1.1.1. Đặc điểm chung về tình hình giáo dục của trường...........................31
1.1.2. Đặc điểm học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh............33
1.2.3 Một số vấn đề cơ bản về đội ngũ Giáo viên......................................34
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
Chương II. Một số khái niệm cơ bản.............................................................36
2.1. Hoạt động dạy, hoạt động học...................................................................36
2.2. Khái niệm động cơ học tập........................................................................36
2.3. Quá trình hình thành động cơ học tập.......................................................36
2.4. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh....................37
Chương III. Phương pháp dạy học ảnh hưởng đến động cơ học tập
của học sinh trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.................................38
3.1. Phương pháp đọc chép...............................................................................42
3.2. Phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử....................................43
3.3. Phương pháp thực hành thực tế.................................................................44
3.4. Phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình....................................45
3.5. Phương pháp đóng vai...............................................................................45
Chương IV. Một số đề xuất kiến nghị............................................................49
4.1. Đổi mới phương pháp dạy học..................................................................49
4.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dạy học mới............................................49
4.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học......................................52
4.2. Đề xuất kiến nghị.......................................................................................54
4.2.1. Từ phía nhà trường............................................................................54
4.2.2. Từ phía giáo viên...............................................................................54
4.2.3. Từ bản thân học sinh.........................................................................55
4.2.4. Nguyên tắc tạo động cơ học tập cho học sinh..................................55
KẾT LUẬN......................................................................................................58
THAY LỜI KẾT.............................................................................................59
PHỤ LỤC.........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................65
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP CÁ NHÂN
PHẦN I:
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG
VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
1.1. Tình hình Giáo dục của tỉnh Trà Vinh
Về vị trí địa lý: Trà Vinh là một tỉnh vùng sâu, vùng xa của đồng bằng
sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền Giang và Hậu Giang. Về điều kiện tự nhiên,
tỉnh có 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng ngọt hoàn toàn, vùng nước lợ và vùng
nước mặn ngọt theo mùa. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 229.510,8 ha, 104 xã -
phường - thị trấn với dân số khoảng 1.000.933 người.
Về kinh tế: Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân chủ yếu sống ở nông thôn (chiếm hơn 80%), kinh tế chủ yếu dựa vào
chăn nuôi, làm nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản).
Lực lượng lao động của tỉnh phần lớn là lao động phổ thông không có chuyên môn
kỹ thuật hoặc có nhưng không được đào tạo qua trường lớp chính quy. Số lao
động chưa qua đào tạo nghề là 513.958 người chiếm 87,63% trên tổng số người
lao động.
Bình quân thu nhập đầu người rất thấp 50 USD/người/tháng. Điều này cho thấy
nơi đây thu nhập của người dân thấp hơn 1 số tỉnh thành khác và vì vậy mức sống
của người dân chưa được cải thiện. Đó là điều mà Tỉnh cần nâng cao mức thu
nhập cũng như việc phát triển kinh tế ở tại tỉnh thành, địa phương mình. Hiện tại
tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư từ các
doanh nghiệp, với mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động.
Về văn hóa - xã hội: Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây
khá phong phú. Tỉnh có nhiều đạo giáo như Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
tông, Thiên chúa, Cao đài,… rất đông người theo đạo Phật với 343 cơ sở thờ tự
tôn giáo, trong đó có 141 chùa Phật của đồng bào dân tộc Khmer.
Về giáo dục: Cùng với việc tăng quy mô, mạng lưới trường lớp đã được
phát triển ở các địa bàn trong tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng có đồng bào dân tộc
Khmer.
Mục tiêu phổ cập Giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ đã được thực thiện. Phổ cập
Trung học cơ sở đã cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2007. Phong trào vừa học
vừa làm ngày càng phát triển trong đời sống xã hội.
Về hệ thống trường lớp: ngành Mầm non có 100 đơn vị, Tiểu học 215 đơn vị,
THCS 91 đơn vị, THPT 27 đơn vị, Phổ thông DTNT 7 đơn vị, Trung tâm Giáo
dục thường xuyên 08 đơn vị, trường Trung cấp chuyên nghiệp 01 đơn vị, trường
Cao đẳng địa phương 2 đơn vị và 01 trường Đại học Trà Vinh.
Số lượng và mạng lưới trường lớp hiện có đủ đáp ứng nhu cầu phổ cập trung học
nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực lao động chất lượng cao và
học nghề của nhân dân.
Đội ngũ giáo viên: Các trường chưa đủ số lượng Giáo viên đáp ứng yêu cầu đào
tạo nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của
tỉnh giai đoạn 2020 - 2020.
Đánh giá chung về số lượng:
- Về lĩnh vực giáo dục: với số lượng đội ngũ cán bộ quản lý của sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT, và đội ngũ CBQL - GV các trường học hiện có, ngành
Giáo dục có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển Giáo
dục ở bậc học phổ thông giai đoạn 2010 - 2020.
- Về lĩnh vực Đào tạo: các trường chưa đủ số lượng Giáo viên đáp ứng yêu
cầu nhân lực có đủ trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân
lực của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020.
1.2. Các hoạt động trong tỉnh Trà Vinh
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
• Hoạt động chuyên môn:
Phòng Giáo dục đã triển khai và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực
trong thi cử, bệnh thành tích trong Giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và tình
trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp”.
Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình Giáo dục phổ thông, tạo sự đột phá trong
quản lý công tác dạy học: phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm
tra đánh giá Giáo dục…
Phòng đã thực hiện công tác phổ cập Giáo dục và công tác Giáo dục dân tộc cho
học sinh thiểu số. Thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và quản lý giáo
dục.
Hiện tại, tỉnh đang chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa
về trình độ theo quy định.
Tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hình thức liên kết bồi dưỡng, cử đi học tập,
tổ chức chuyên đề, tập huấn thông qua các hoạt động chuyên môn.
Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học
sử dụng thiết bị, trong đó quan tâm đến việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong
dạy học.
1.3. Những thành tích nổi bật trong năm
Số trường đạt chuẩn quốc gia có 11 trường (09 trường tiểu học, 02 trường THCS)
trong năm học vừa qua phòng Giáo dục đã kiểm tra và đề nghị tỉnh công nhận
thêm 03 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Công tác huy động trẻ ra lớp ở các ngành học, bậc học đều hoàn thành, bậc học
đều hoàn thành kế hoach kết thúc năm học, toàn thị xã 41997 hs/1257 lớp học tăng
166 học sinh và 20 lớp học so với năm học trước.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư
BÁO CÁO THỰC TẬP SVTH: Nguyễn Thị Biển
PHẦN II:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm
cho rằng hiệu quả Giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu giáo
dục, chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức Giáo
dục cùng với những điều kiện, phương tiện Giáo dục.
Như chúng ta đã biết, việc Giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu
cần thiết, bản chất của quá trình Giáo dục là tổ chức toàn bộ đời sống, học tập,
hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh
được phát triển dưới sự Giáo dục của Giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của
Giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn
toàn nhưng hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm
sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà
phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Việc dạy dỗ Giáo dục cho
các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những
hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy
học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những
con người sáng tạo” là ước mong từ lâu của biết bao nhà
Giáo dục và cũng là ước mong của các nhà Giáo dục tương lai là các Thực tập
sinh trong Đoàn thực tập chúng tôi.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Anh Thư