Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Để nông sản vn có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, theo bạn nhà nước và người
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
1.Để nông sản VN có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, theo bạn nhà
nước và người nông dân cần phải làm gì?..................................................................................4
2.Tình hình Lực lượng lao động ở VN có liên quan tới bảo hiểm:...........................................6
3.Tình hình lao động VN có liên quan tới thất nghiệp:.............................................................7
4.Tình hình lao động VN có liên quan tới giới tính - nam nữ:.................................................7
5.Các tác động đến lao động VN :...............................................................................................8
6.Lao động VN trong CMCN4.0..................................................................................................8
7.NHÀ NƯỚC CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ NLĐ ( biện pháp hoàn thiện thị trường VN):..9
8. Thực trạng về quan hệ lao động ở VN:.................................................................................10
9. Một số giải pháp hoàn thiện thị trường lao động và quan hệ lao động ở Việt Nam:........11
10. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay...................12
11.Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía doanh nghiệp.................................13
12.Những việc SV cần làm (trước mắt và lâu dài) trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường........15
13.Cơ đồ của đất nước................................................................................................................16
14.Tiềm lực của đất nước...........................................................................................................20
15. Vị thế của Việt Nam..............................................................................................................22
16.Uy tín của Việt Nam...............................................................................................................23
CHƯƠNG 5..............................................................................................................................25
GIẢI QUYẾT HÀI HÒA QUAN HỆ GIỮA LỢI ÍCH CÁ NHÂN VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................25
17. Thực trạng giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội................................25
18. Giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.............................................................................27
19. Giải pháp bảo vệ quyền riêng tư và quyền lợi của người tiêu dùng trong điều kiện thông
tin mạng hiện nay.........................................................................................................................29
Đề cương lớp khác :.....................................................................................................................30
1
20. Lý luận của CN Mác – Lênin về hàng hóa sức lao động trong chủ nghĩa tư bản (Vận
dụng hàng hóa sức lao động trong sự phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay).30
21.Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường lao động của Việt Nam hiện
nay................................................................................................................................................. 31
22. Nội dung và tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa (Liên hệ với thực
tiễn phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay).........................................................32
23.Những ưu thế của nền kinh tế thị trường (Liên hệ với những ưu thế của nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN của Việt Nam).........................................................................33
24. Tư bản bất biến và tư bản khả biến trong quá trình sản xuất TBCN (Ý nghĩa của việc
phân chia hai hình thức này)......................................................................................................34
25. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?
....................................................................................................................................................... 35
26. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của xã hội (SV cần phải làm gì
để xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0)...................35
27.*Sinh viên cần làm gì để thích ứng với cách mạng 4.0 nhằm đạt lợi ích của mình?..........36
28.Sinh viên chỉ ra những cơ hội của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...........37
29.Sinh viên đưa ra quan điểm để tận dụng tốt nhất nhất cơ hội và giảm thiểu thách thức
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.................................................................38
30.Yêu cầu đặt ra đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay........................39
31.Vai trò của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế số dựa trên đổi mới sáng tạo............40
32.Lí do vì sao nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nguồn lao động giỏi để thích nghi với
công việc.......................................................................................................................................41
33.Bản thân sinh viên cần làm gì để ra trường có thu nhập cao?............................................42
34.Bài học sinh viên rút ra để phát triển kinh tế Việt Nam :....................................................43
Báo Zalo cô gửi:...........................................................................................................................44
35. Kinh tế tăng trưởng ấn tượng...............................................................................................45
36.Sự nghiệp CNH, HĐH có những bước phát triển mới.........................................................45
37. Phát huy các lĩnh vực thế mạnh............................................................................................46
2
38. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng........................................................................................47
39.Những thành tựu kinh tế nổi bật...........................................................................................48
40.ĐỀ: Hãy phân tích làm rõ đặc điểm “sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài
chính và hệ thống tài phiệt chi phối’’, của độc quyền TBCN và biểu hiện mới của độc quyền
trong giai đoạn nay. Bài học cho các tổ chức tài chính ở Việt Nam..........................................49
41.Chủ đề: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC QUYỀN............................................................................52
42.VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ( TR 92)...............................................61
I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của CNTB....................................................................61
II.Ưu điểm của CNTB. ( VAI TRÒ )..........................................................................................61
I.Giới hạn phát triển của CNTB.................................................................................................62
II.Quan điểm về việc Việt Nam phát triển bỏ qua CNTB tiến lên CNXH...............................63
III.Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đát nức hiện nay.....................................64
43.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về.....67
1. Khái quát về sự ra đời, phát triển của CNTB....................................................................67
2. Phân tích ưu điểm và hạn chế của CNTB (ND chính).......................................................68
3. Đưa ra quan điểm về việc Việt Nam phát triển bỏ qua CNTB tiến lên CNXH................71
4. Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.......................72
44.“Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan..........73
45.“Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá77
46.VN cần làm gì để tận dụng hiệu quả nguồn vốn từ xuất khẩu:...........................................81
47.KTTT định hướng xã hộI chủ nghĩa đưa đến cho SV cơ hộI và thách thức gì:.................82
49.SV đưa ra quan điểm về lợI Ích kinh tế chính đáng :..........................................................85
50. Vai trò của SV chủ nhân của đất nước trong mốI quan hệ đọc lập tự chủ hộI nhập quốc
tế.................................................................................................................................................... 86
Câu hỏi bonus...............................................................................................................................86
3
VẬN DỤNG
Thuyết trình
1.Để nông sản VN có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, theo bạn nhà
nước và người nông dân cần phải làm gì?
*. Để nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, theo Bạn
Nhà nước và người nông dân cần phải làm gì?
Đối với người nông dân:
1/ Trước hết, nông dân phải biết điểm mạnh, điểm yếu của mình trong điều kiện cụ thể ở từng
địa phương để từ đó, phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, tạo nên những lợi thế so sánh,
sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, với khối lượng ngày càng lớn và chất lượng
ổn định.
2/ Người nông dân phải tự nâng cao trình độ và KH-KT của mình, không chỉ sản xuất dựa trên
kinh nghiệm mà phải nâng cao trình độ, học tập các kĩ năng để hoan thiện mình.
3/ cần thây đổi cách thức sx của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hướng tới tiêu chí của
người người tiêu dùng, không chỉ sx ở quy nhỏ mà sx với quy mô lớn hơn.
4/ Người Nông dân cần chủ động trong hoạt động của hợp tác xã vì muốn sản xuất tốt trong cơ
chế thị trường thì phải cùng nhau hợp tác, tăng khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng
lực sản xuất, khả năng vốn, tiêu thụ sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Thông tin sẽ giúp nông dân mở rộng tầm nhìn, tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp
ứng yêu cầu sản xuất trong cơ chế thị trường. Bên cạnh sự nỗ lực của nông dân, vai trò của nhà
nước là vô cùng quan trọng, nhà nước cần phải:
Đối với nhà nước:
1.Cần có giải pháp trước mắt và lâu dài khắc phục những thách thức hiện nay
4
Khẩn trương trong việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập,
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0. và nông nghiệp hữu cơ.
Đồng thời, làm thay đổi nhận thức người nông dân sản xuất nông sản trong thời kỳ hội nhập để
họ chủ động điều chỉnh phương thức sản xuất, đảm bảo các yêu cầu hội nhập quốc tế, từ đó
tăng khả năng cạnh tranh các nông sản trong quá trình hội nhập.
2. Việt Nam sẽ chọn cho mình một phân khúc thị trường nào để phát huy những lợi thế, tham
gia vào chuỗi sản xuất cung ứng sản phẩm nông nghiệp toàn cầu?
Chúng ta cần sản lượng cao, nhưng không chỉ riêng sản lượng là đủ mà cần chú trọng yếu tố
chất lượng nông sản, do đó việc đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất để khai thác ngưỡng đội trần
năng suất cây trồng, vật nuôi, đột phá khâu chế biến nông sản và phát triển thị trường một cách
khoa học và sáng tạo sẽ có tác dụng thúc đẩy cung ứng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày
càng có vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.Đầu tư khoa học công nghệ, xem khoa học công nghệ là khâu đột phá sản xuất nông nghiệp
trong điều kiện hội nhập quốc tế và thích ứng với BĐKH
Cần thực hiện xã hội hóa trong nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ cho các tổ chức và cá
nhân nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp
với nhu cầu của thị trường, mua kết quả nghiên cứu của các tổ chức và nhà khoa học có tính
sáng tạo và mang lại hiệu quả đột phá trong thực tiễn sản xuất.
4.Cần thực hiện quản lý quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong
nước có nhiều tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp
Cần hình thành các liên minh sản xuất trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm hạt nhân tổ chức sản
xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng; song việc bàn đi tính lại để có liên minh sản xuất
phát triển bền vững cũng là vấn đề nhiều phức tạp phát sinh mới giữa doanh nghiệp và nông
dân làm mất cơ hội đầu tư.
5.Cần có cuộc cách mạng đối với ngành nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
-Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là
các khâu chăm sóc và thu hoạch nhằm giảm giá thành sản xuất.
5
- Tập trung chỉ đạo toàn quốc tùy theo điều kiện thực tiễn về điều kiện sinh thái, lực lượng sản
xuất, lợi thế cây trồng vật nuôi, sự sẵn sàng và năng động của doanh nghiệp và nông dân của
từng địa phương.
- Cần chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0, coi
đây là cuộc cách mạng vừa trước mắt và lâu dài đối với ngành nông nghiệp nghiệp Việt Nam
trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Từng bước đột phá phát triển, tạo cuộc cách mạng nông nghiệp Việt Nam theo hướng toàn
diện, bền vững, hiện đại và đa chức năng.
6.Tiếp tục giải phóng và phát huy cao các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đẩy nhanh và sớm hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn gắn với quy quá trình đô thị
hóa; quy hoạch sản xuất nông nghiệp để làm cơ sở, căn cứ cho xây dựng và thực hiện nhanh
các chương trình phát triển nông thôn, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn.
7.Tăng cường họp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ mới
Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã trở thành một
trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, đa số nông sản của Việt Nam lại
xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc
xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Xây dựng mô hình kết nối cung- cầu , chuyên nghiệp hơn để vừa cung cấp sản phẩm tốt, đảm
bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng, vừa nâng niu giá trị nông sản Việt.
người tiêu dùng thấy đây không phải là một sản phẩm giải cứu để từ đó có thái độ, trách nhiệm
sử dụng hiệu quả hơn. Nói cách khác, người tiêu dùng không phải trên cương vị người bỏ tiền
ra mua nông sản giúp bà con mà là mua vì sức khỏe, quyền lợi của chính mình vì được sử dụng
sản phẩm có chất lượng.
Báo lms
6
2.Tình hình Lực lượng lao động ở VN có liên quan tới bảo hiểm:
Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam đã giảm
nhanh với tốc độ 1,6% mỗi năm trong giai đoạn 30 năm qua chủ yếu do lao động từ khu vực
này chuyển sang các doanh nghiệp phi nông, hộ gia đình phi nông và làm việc được trả công.
Năm 1989, hơn 71% lao động Việt Nam làm việc trong khu vực nông – lâm - ngư nghiệp và
khi đó việc làm tư nhân hầu như không tồn tại. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ này đã giảm
đáng kể với 42% lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Trang trại và các
doanh nghiệp hộ gia đình đã góp phần cải thiện mức sống cho hàng triệu người lao động song
lại bị hạn chế về tiềm năng sản xuất, vốn, công nghệ và năng suất lao động. Theo phân loại
thống kê hiện nay, lao động làm việc cho các trang trại gia đình hoặc hộ gia đình phi nông
nghiệp là thuộc nhóm "lao động ăn lương". Tuy nhiên, trên thực tế số lao động này không có
hợp đồng làm việc. Khi có việc thì lao động được gọi đến làm việc, khi hết việc thì tạm nghỉ ở
nhà chờ cho đến khi có đơn hàng mới. Để có thêm thu nhập, nhu cầu tăng ca của người lao
động là rất lớn mặc cho những khó khăn, hạn chế về thời gian, sức khỏe, điều kiện lao động.
Nhiều doanh nghiệp còn cố tình chây ì, thậm chí không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động. Quan hệ lao động trở nên căng thẳng, phức tạp với nhiều bất cập, thể hiện ở những tranh
chấp về tiền lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm, đòi hỏi xem xét thấu đáo và những can thiệp,
điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
3.Tình hình lao động VN có liên quan tới thất nghiệp:
Tình hình lao động Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy một số đặc điểm biến
đổi so với trước đây, phản ánh xu hướng vận hành chung của thị trường lao động, đồng thời
cho thấy những nét đặc thù của Việt Nam. Kết quả Điều tra lao động-việc năm 2018 làm cho
thấy những đặc điểm và xu hướng trên thị trường lao động. Tổng số lực lượng lao động cả
nước là 55,35 triệu người, trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm 67,4%. Số lao động
có việc làm là 54,25 triệu người. Bình quân hàng năm, đã giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu
lao động trong nước và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ
lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp với khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động.
Trong đó, nam chiếm 48,3% và nữ chiếm 51,1%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 2,2% và
thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên xấp xỉ 12%
cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nông thôn, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sồn
Cửu Long và Nam Trung Bộ. Xu hướng thất nghiệp còn phổ biến ở nhóm thanh niên có trình
7
độ học vấn cao đẳng hoặc đại học trở lên. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường và thanh
niên có tay nghề, không tìm được việc làm phù hợp là một vấn nạn phổ biến đối với các gia
đình những năm gần đây. Nhiều gia đình nhận thực cho nằng do thiếu nguồn lực tài chính nên
đã không muốn đầu tư cho con cái học lên cao đẳng, đại học trong khi về sau này lại khó có
khả năng xin việc, nhất là việc làm trong khu vực nhà nước.
4.Tình hình lao động VN có liên quan tới giới tính - nam nữ:
Kết quả Điều tra lao động – việc làm gần đây nhất cho thấy tỷ trọng lao động làm công ăn
lương tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, lĩnh vực phi nông nghiệp lao động làm công ăn lương
chiếm 40% trong tổng số người có việc làm và tỷ trọng này của khu vực thành thị cao gấp 1,7
lần của khu vực nông thôn (54,9% so với 32,8%). Nếu so với năm 2009, tỷ trọng của nhóm
làm công ăn lương tăng 10,5 điểm phần trăm năm 2018, chiếm 43,9% tổng số lao động đang
làm việc. Đáng lưu ý là tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 53,9%, cao
hơn 1,2 lần so với tỷ trọng người làm công ăn lương. Trong nhóm lao động hộ gia đình và lao
động tự làm việc, nữ vẫn chiếm vai trò chủ đạo (65,4%) cao hơn so với nam (34,6%). Thu
nhập từ việc làm bình quân năm 2018 của lao động làm công ăn lương vẫn ở mức thấp (5,871
triệu đồng/tháng). Trong đó, nam giới có thu nhập hàng tháng cao hơn 12% so với nữ giới
(6,183 so với 5,446 triệu đồng).
5.Các tác động đến lao động VN :
Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn
bản cơ cấu lao động - việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững. Thứ
nhất, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm biến chuyển ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Thứ hai, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ định hướng lại các dòng chảy hàng hóa, dịch
vụ, chuỗi cung ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và lực lượng lao động Việt Nam.
Thứ ba, đại dịch Covid-19 tuy cơ bản được khống chế và đẩy lùi trong nước song vẫn diễn
biến phức tạp ở các quốc gia khác, kinh tế thế giới suy thoái và các nhà đầu tư đang cân đối
lại, phân bổ lại vốn đầu tư ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dịch bệnh làm sụp đổ việc
làm toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của từng người lao động trong hầu hết các
ngành nghề. Hoạt động kinh tế, số giờ làm việc và tiền lương bị cắt giảm mạnh dẫn đến tình
trạng mất việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa và phá sản dẫn đến lao động thất
nghiệp gia tăng. Theo báo cáo mới đây của Cục việc làm, Bộ LĐTB&XH (2020), số người
8