Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Đọc - Hiểu Dành Cho Học Sinh Giỏi Ngữ Văn Ngoài Chương Trình .Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ SỐ 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất
hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết
vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm
nào phải chết vì thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có
lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì
có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc
mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi
kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách
– người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa
xuân?”.
(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)
Câu 1. Xác phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Cho biết ý nghĩa của từ " lửa" được in đậm trong hai câu văn sau: " Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể
cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa". (0,5 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: “ Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người , nhân cách - Việt”? (1,0 điểm)
Câu 4.Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì? (1,0 điểm)
II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ), trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích
trong phần Đọc hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?".
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: nghị luận
Câu 2: Từ “lửa” được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê,
khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi
dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác.
Câu 3: “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” tức là biết nhen
nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống
hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để
vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có ngọn lửa của tình yêu thương
sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá
trị nhân cách con người.
Câu 4: Có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ
thấm thía của mình về thông điệp đó.
Ví dụ : Không có lửa cuộc sống con người chỉ còn là sự tồn tại.
ĐÁP ÁN
Câu 5:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ
và dẫn chứng.
1. Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề
2. Thân đoạn :
– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân
của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.
– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người
với con người…
– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa
con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống người hơn, nhân văn
hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …
– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa
phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
ĐỀ SỐ 2: PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
...Cuộc sống vẫn bình yên trong mỗi căn nhà
Con vẫn học qua online trực tuyến
Bố, mẹ giao ban cơ quan qua máy tính
Cả nước đồng lòng đẩy lui cuộc chiến
Hiện hình trên màn ảnh ti-vi...
Phía ngoài bệnh viện trầm tư
Nhưng bên trong là nhịp chân hối hả
Vì mạng sống của hàng trăm người bệnh
Thầy thuốc đâu quản gian nguy
Vẫn biết lưỡi hái tử thần không ngoại trừ ai hết!
(Trích Lặng lẽ để hồi sinh- Nguyễn Hồng Vinh, Hà Nội, 4/4/2020)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra những việc làm thể hiện sự đồng lòng của cả nước để đẩy lùi dịch bệnh trong đoạn trích?
Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về dòng thơ “Lặng lẽ để hồi sinh”?
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra được qua đoạn trích trên là gì? Vì sao em chọn thông điệp đó?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cấu trúc tổng - phân - hợp, trình bày
suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta trong việc phòng chống đại
dịch Covid 19.
...
Ơi mỗi người con đất Việt
Đã từng chiến thắng ngoại xâm
Nay thấm thía trong tâm:
Tự nguyện cách ly
Vì trường tồn cuộc sống
Lặng lẽ để hồi sinh
Cho những ngày thắng dịch
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Những hành động thể hiện cả nước đồng lòng chống dịch:
-Tự nguyện khai báo, cách ly tập trung, tránh tụ tập đông người
- Hành động hy sinh thầm lặng của các vị bác sĩ, những chiến sĩ, công an nơi
tuyến đầu chống dịch….
Câu 3: “Lặng lẽ để hồi sinh”: Những việc làm âm thầm lặng lẽ, tự nguyện dù nhỏ bé nhưng lại góp
phần làm nên chiến thắng đại dịch.
Câu 4: HS có thể lựa chọn bất kì thông điệp nào và lý giải.
-Thông điệp: Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng chiến đấu chống đại dịch.
-Giải thích: Đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ngay lúc này,
tInh thần đoàn kết vô cùng cần thiết để chiến thắng đại dịch.
Câu 5:
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ
và dẫn chứng.
ĐÁP ÁN