Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề cương triết học lớp Trung cấp LLCT-HC K14B-13
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
190.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1921

Đề cương triết học lớp Trung cấp LLCT-HC K14B-13

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ CƯƠNG

ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

(Dành cho đối tượng là học viên lớp Trung cấp LLCT - HC)

Câu1: Hãy phân tích định nghĩa vật chất của Lê Nin?

Trả lời:

1. Định nghĩa vật chất của Lênin

Tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy

tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm

trù vật chất như sau:

Định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan

được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,

chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”.

Ví dụ : Các sự vật như: nguyên tử, phân tử, các thiên hà, siêu thiên hà trong vũ trụ,

…các hiện tượng như mưa, nắng, thuỷ triều,…chúng tồn tại một cách khách quan.

2. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin:

- Vật chất là một phạm trù triết học cho ta thấy vật chất là một pham trù rộng nhất,

khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng

trong các khoa học cụ thể hay trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, không thể đồng nhất

vật chất vơi các vật thể cụ thể hay một thuộc tính nào đó của vật chất.

- Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc

vào cảm giác”

Thực tại khách quan là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào

cảm giác, ý thức của con người. Đây là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất, là tiêu

chuẩn để phan biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Tất cả những gì tồn

tại bên ngoài, độc lập với cảm giác, ý thức, và đem lại cho chúng ta trong cảm giác,

trong ý thức là vật chất.

- “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại

không phụ thuộc vào cảm giác”. Điểu đó khẳng định vật chất có trước, cảm giác và ý

thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức

“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của

chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều này khẳng định rằng con người có khả năng

nhận thức được thế giới vật chất.

Như vậy, vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện

thực, được ý thức con người phản ánh, do đó về nguyên tắc, không thể có đối tượng vật

chất không thể nhậ thức được, mà chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được

mà thôi.

3. Ý nghĩa khoa học định nghĩa vật chất của Lênin:

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt của vấn đề co bản của triết

học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

1

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo về phạm

trù vật chất.

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã khắc phục được tính chất siêu hình, cơ giới,

máy móc trong quan niệm về vật chất cảu chủ nghĩa duy vật trước Mác.

- Định nghĩa vật chất của Lênin chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm

thường, là đồng nhất vật chất với ý thức.

- Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa trong việc chống lại thuyết không thể.

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ

nghĩa duy vật lịch sử thành một thể thống nhất.

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã mở đường cho các nhà khoa học đi sâu nghiên

cứu và khám phá những kết cấu phức tạp của thế giới vật chất.

Câu 2: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?

Trả lời:

1. Các khái niệm công cụ

- Định nghĩa vật chất của Lênin: "Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ

thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,đựoc cảm giác của

chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác".

- Khái niệm ý thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con

người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên ko phải cứ thế giới

khách quan tác động vào bộ óc con người là tự nhiên trở thành ý thức.Ngược lại ý thức

là sự phản ánh năng động sáng tạo về thế giới do nhu cầu của việc con người cải biến

giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động.Vì vậy ý thức

là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong

đó.

Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã

có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật,có thể tưởng tượng ra những cái ko có

trong thực tế.ý thức có thể tiên đoán dự báo về tương lai,có thể tạo ra những ảo tưởng,

huyền thoại, giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát

cao.Tuy nhiên sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh bởi vì ý thức bao giờ cũng

chỉ là sự phản ánh tồn tại.

Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển XH nên về bản chất là có tính XH.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

* Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!