Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề cương môn Ngữ văn lớp 10.doc
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
164.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1229

Đề cương môn Ngữ văn lớp 10.doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10

HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012

PHẦN I: VĂN HỌC

A. VĂN HỌC VIỆT NAM:

I. Kiến thức khái quát:

1/ Kiến thức khái quát về văn học Việt Nam:

Câu hỏi: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận? Hãy nêu sơ lược quá trình hình thành và phát

triển của các bộ phận văn học đó?

Gợi ý:

*VHVN bao gồm 2 bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết.

*Sơ lược quá trình phát triển:

(1)Văn học dân gian:

- VHDG là hững sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang

đời khác, trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân lao động.

- Gồm 12 thể loại.

- Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể.

(2) Văn học viết:

- Chính thức hình thành từ thế kỉ X, gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước,

trải qua 2 thời đại lớn:

+ Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX): là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và

chữ Nôm, hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam

Á, có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc .

+ Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX hết thế kỉ XX): tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hóa,

văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận nhiều nền văn học thế giới đổi mới.

2/ Kiến thức khái quát về văn học dân gian:

Câu hỏi: Nêu những đặc trưng cơ bản của VHDG? Hãy kể tên những tác phẩm VHDG Việt

Nam đã học ở lớp 10 theo từng thể loại và nêu những đặc điểm cơ bản của từng thể loại?

Gợi ý:

*Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

- Tính truyền miệng, tính tập thể, tính biểu diễn, tính dị bản và tính địa phương,

- Trong đó, tính truyền miệng, tính tập thể là hai đặc trưng quan trọng nhất.

*Các tác phẩm văn học dân gian đã được học:

(1) Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

- Đặc điểm của sử thi: là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây

dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn trong

đời sống cộng đồng dân cư cổ đại.

(2) Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (truyền thuyết)

- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí

tưởng hóa, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch

sử được kể.

(3) Tấm Cám (truyện cổ tích)

- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và nhân vật được hư cấu có chủ định, kể

về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc

quan của nhân dân lao động.

(4) Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười)

- Đặc điểm: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những

việc xấu, trái với tự nhiên để phê phán hoặc giải trí.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!