Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề cương môn kháng sinh pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề cương môn kháng sinh
Câu 1: Định nghĩa kháng sinh, đơn vị kháng sinh, phân loại kháng sinh
a) Định nghĩa kháng sinh :
Kháng sinh là những sản phẩm trao đổi chất tự nhiên được các vi sinh vật
tạo ra, có tác dụng ức chế phát triển hoặc tiêu diệt chọn lọc đối với các vi
sinh vật khác
Mở rộng: kháng sinh là tất cả các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt chọn lọc đối với các vi sinh vật
nhiễm sinh, đồng thời không có tác dụng hoặc tác dụng yếu lên người,
động vật hoặc thực vật bằng con đường cung cấp chung.
b) Đơn vị kháng sinh
Đơn vị kháng sinh là lượng kháng sinh tối thiểu hòa tan trong 1 thể tích
môi trường xác định có tác dụng ức chế hay tiêu diệt vi sinh vật kiểm định
Mỗi k/sinh có đ/vị h/tính s/học riêng:
+ Đ/vị hoạt lực của penicillin là lượng penicillin ít nhất h/tan vào 50ml canh thang có
t/dụng ức chế sự ptriển của Staphylococcus aureus 209p.
+ Đ/vị hoạt lực of streptomycin là lượng streptomycin ít nhất h/tan trong 1ml canh
thang có t/dụng ức chế sự ptr của E.coli
c) Phân loại kháng sinh
Có thể phân loại dựa vào phổ tác dụng, cơ chế t/dụng, p /loại theo ng/gốc, con
đường sinh tổng hợp hay c/trúc hóa học.
Nhưng p/loại theo c/trúc hóa học là khoa học nhất.
P/loại theo c/trúc hóa học: có 9 nhóm k/sinh chính
1. Các kháng sinh cacbonhydrat:
Các saccarid thuần nhất : nojirimycin
Các aminoglycosid : streptomycin
Các ortozomycin : everninomycin
Các N-glycosid : streptotrycin
Các glycopeptit : vancomycin
2. Các lacton macrocylic:
Các kháng sinh macrolid : erythromycin
Các kháng sinh polyen : nystatin
Các anzamycin : rifamycin
Các macrotetrolid : tetranactin
3. Các kháng sinh quinon và dẫn xuất:
Các tetracycline : tetracyclin
Các antracyclin :adriamycin
Các naftoquinon : actinorodin
Các benzoquinon : mitomycin
4. Các kháng sinh peptit và axitamin:
Các dẫn chất axit-amin : cycloserin
Các kháng sinh β- lactam : Penicillin
Các kháng sinh peptit : bacitracin
Các cromopeptit : actinomycin
Các depsipeptit : valinomycin
Các peptit tạo kelat : bleomycin
5. Các kháng sinh dị vòng chứa nito:
Các kháng sinh nucleozid : polyoxin
6. Các kháng sinh dị vòng chứa oxy:
Kháng sinh polyete : monenzin
7. Các kháng sinh mạch vòng no:
Các chất dẫn alcan : cycloheximid
Kháng sinh steroid : axit fuzidic
8. Các kháng sinh chứa nhân thơm:
Các dẫn chất benzene
Các chất nhân thơm ngưng tụ
Các ete thơm
9. Các kháng sinh mạch thẳng:
Các chất chứa P : phosphomycin
Câu 2: Các phương pháp phân lập vi sinh vật sinh tổng hợp kháng sinh
Nguyên lý chung: từ các nguồn cơ chất khác nhau( đất , nước, chất thải, bùn,
cát..) tiến hành nghiền nhỏ , pha loãng mẫu và cấy vào các môi trường nuôi cấy
chọn lọc rồi ủ cho phát triển trên nhiệt độ thích hợp, sau đó thuần khiết chủng
mới tiến hành phân lập
1. Phương pháp cấy dịch truyền đất lên bề mặt thạch
- Cân chính xác 1 lượng đất (1-2 g, đất trồng trọt thường đc lấy độ sâu 10-15 cm)
vào cối sứ rồi cho vào 1 lượng nước vô trùng, nghiền nhỏ.
- Dùng nước vô trùng rồi pha loãng thành các độ pha loãng thích hợp (10-4–
10-6 )
- Nhỏ dung dịch đã pha loãng lên b/mặt thạch mtr dinh dưỡng trong hộp petri rồi gạt
nhẹ cho phân tán đều.
- Ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp (28 – 320C
) cho ptriển 5-7 ngày, xuất hiện các
khuẩn lạc riêng rẽ.
- Cấy tách khuẩn lạc trên thạch nghiêng để thuần khiết hóa, sau đó nuôi cấy rồi thử
hoạt tính k/sinh của các chủng mới đc phân lập
2. Phương pháp cấy đất trực tiếp lên bề mặt thạch chứa sẵn vi sinh vật kiểm
định
Đem gieo cấy trực tiếp các “ hạt ’’ đất lên bề mặt thạch trong hộp Petri có mtr dinh
dưỡng chứa sẵn vsv kiểm định, để tủ ấm 24-48h rồi mang ra quan sát.
Nếu xung quanh khuẩn lạc ptr từ đất xuất hiện vòng vô khuẩn ta x/định đc trong
“ hạt ” đất đó có vsv tạo ra k/sinh tiêu diệt đc vsv kiểm định. Từ khuẩn lạc đó tiến
hành phân lập thu đc vsv sinh tổng hợp k/sinh
3. Phương pháp làm giàu đất
Đất trc khi đc phân lập đc cho vào cơi thủy tinh, giữ độ ẩm xác định, thỉnh
thoảng cho ít vsv kiểm định vào rồi trộn đều.
Ủ trong tủ ấm 1 t/gian rồi đem ra phân lập theo 1 trong các pp nêu trên.
Bằng cách này ta thu đc vsv đối kháng vsv kiếm định dù lúc đầu vsv đối
kháng có rất ít trong đất
4. Phương pháp bổ sung kháng sinh vào môi trường
Để phân lập xạ khuẩn ta có thể cho thêm kháng sinh chống nấm & VK vào mt phân
lập vs nồng độ từ 5-25µg/ml.Các k/sinh thg dùng như: tetracylin, neomycin ,penicillin
Nồng độ k/sinh thêm vào cần phải đc duy trì thích hợp, nếu không chính sự
ptr của xạ khuẩn, mục tiêu cũng bị ức chế.
5. Phân lập vi sinh vật sinh kháng sinh chống ung thư
Các k/sinh chống ung thư vừa có t/dụng tiêu diệt TB ung thư, vừa có t/dụng tiêu diệt
TB. Nên để sàng lọc các vsv tạo k/sinh chống ung thư ta có thể dùng vsv làm test
thử, cũng có thể s/dụng các chủng nấm men đột biến
Câu 4: Trình bày cơ chế tác dụng của kháng sinh?
Các k/sinh t/dụng cơ bản qua việc ức chế các phản ứng tổng hợp rất khác
nhau của TB vsv gây bệnh. Chúng liên kết vào các vị trí chính xác hay các
các p/tử đích của TB vsv mà tạo ra các phản ứng trao đổi chất.
-Có 6 mức t/dụng khác nhau đ/với TB VK hoặc nấm:
+ T/dụng lên thành t/bào: tổng hợp murein (vancomycin, phosphomycin)
+ T/dụng lên màng nguyên sinh chất: thay đổi c/trúc (polymixin,
amphotericin) làm mất chức năng của màng làm cho các p/tử có khối
lượng lớn & các ion bị thoát ra ngoài.