Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy thêm   bài 8, kntt (1) (1)
MIỄN PHÍ
Số trang
56
Kích thước
304.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
810

Dạy thêm bài 8, kntt (1) (1)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BUỔI 1:

ÔN TẬP

BÀI 8. TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

I. Năng lực

1. Năng lực đặc thù: Ôn tập các đơn vị kiến thức trọng tâm của bài học 8:

- Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua ý kiến, lí

lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB. Từ đó, làm được

các bài tập đọc hiểu GV giao.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn VB.

- Hiểu được các biện pháp và từ ngữ liên kết thường dùng trong VB; nhận biết và hiểu được

đặc điểm, chức năng của thuật ngữ. Từ đó, giải quyết được các bài tập tiếng Việt.

- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản

đối).

2. Năng lực chung:

- Tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết nhiệm vụ học tập, tự đánh giá được quá trình

và kết quả giải quyết vấn đề học tập của bản thân.

- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường sự tương tác với bạn trong tổ nhóm học tập để thực hiện

nhiệm vụ một cách tốt nhất.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch học tập của cá nhân cũng như

nhóm học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, xử lí linh hoạt sáng tạo các tình huống phát sinh

khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. Phẩm chất

- Chăm chỉ; tích cực ôn tập.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.

2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC ÔN TẬP

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Giúp HS nhắc lại các bài học, chú ý vào việc thực hiện nhiệm ôn tập.

2. Nội dung: HS trình bày vào khung, phiếu.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS: Điền thông tin để hoàn thành bảng sau:

KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ

1

1. Đọc – hiểu

văn bản

Đọc hiểu văn bản:

*Đọc - hiểu các văn bản:

- VB1: …

- VB2: …

- VB3: …

Thực hành tiếng Việt:…

2. Viết Viết:…

*ĐÁP ÁN:

KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Đọc – hiểu

văn bản

Đọc hiểu văn bản:

*Đọc - hiểu các văn bản:

+ VB1: Bản đồ dẫn đường (Da-ni-en Gốt-li-ép).

+ VB2: Hãy cầm lấy và đọc (Huỳnh Như Phương).

+ VB3: Nói với con (Y Phương).

Thực hành tiếng Việt: Phép liên kết; thuật ngữ.

2. Viết Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình

bày ý kiến phản đối).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS báo cáo sản phẩm.

- GV khích lệ, động viên.

Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập

- HS khác nhận xét sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

- GV nhận xét, giới thiệu nội dung ôn tập bài 8:

HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP

ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỂ LOẠI

*GV cho HS nhắc lại:

1) Các đặc điểm của văn bản nghị luận.

2) Cách đọc Vb nghị luận.

*GỢI Ý:

1. Các đặc điểm của văn bản nghị luận.

- Văn bản nghị luận:Là loại VB chủ yếu dùng để thuyết phục, tăng cường nhận thức của

người đọc (người nghe) về một vấn đề của đời sống xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa

học….;

- Ý kiến:Là bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về vấn đề. Ý kiến cần đúng đắn, mới mẻ,

giúp làm rõ các khía cạnh của vấn đề.

- Lí lẽ: Là những lời diễn giải có lí mà người viết đưa ra.Lí lẽ cần sắc bén, để khẳng định,

làm rõ cho ý kiến.

2

- Bằng chứng: Là những ví dụ (con người, sự kiện, sự việc) được lấy từ thực tế đời sống

hoặc từ sách báo. Bằng chứng cần xác thực, tiêu biểu, củng cố cho lí lẽ.

2. Những lưu ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận

- Đọc kĩ tên nhan đề để xác định vấn đề được bàn luận.

- Đọc các tiêu đề, các câu đứng đầu hoặc cuối mỗi đoạn, những câu then chốt để nhận diện

hệ thống luận điểm; chia văn bản theo bố cục và ý chính.

- Tóm tắt nội dung chính dựa trên hệ thống luận điểm.

- Nhận biết, phân tích các lí lẽ, bằng chứng.

- Phân tích được ngôn ngữ văn bản.

- Nhận ra tư tưởng bài học mà tác giả gửi gắm trong văn bản.

- Rút ra được bài học, liên hệ với bản thân.

B. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN

*Hoàn thành phiếu học tập 01: Chia lớp thành 02 nhóm

Văn bản nghị luận Nhóm 1

VB1: Bản đồ dẫn đường

(Da-ni-en Gốt-li-ép).

Nhóm 2

VB2: Hãy cầm lấy và đọc

(Huỳnh Như Phương).

1. Nêu vấn đề nghị luận: … ….

2.Triển khai vấn đề nghị

luận:

… ….

3. Kết thúc vấn đề nghị

luận:

… ...

4. Đặc sắc nghệ thuật: … …

*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

nghị luận

Nhóm 1

VB1: Bản đồ dẫn đường (Da-ni-en

Gốt-li-ép).

Nhóm 2

VB2: Hãy cầm lấy và đọc

(Huỳnh Như Phương).

1. Nêu vấn

đề nghị

luận:

Cần suy nghĩ lựa chọn đúng con

đường thì mới đạt được mục đích.

Bàn về việc đọc sách.

2. Triển khai

vấn đề nghị

luận:

*Ý kiến 1: Tấm bản đồ là cách nhìn

về cuộc đời, con người;

*Ý kiến 2: Tấm bản đồ là cách nhìn

nhận về bản thân.

- Lí giải thông điệp "Hãy cầm

lấy và đọc".

- Sự cần thiết phải đọc sách

trong thế giới hiện đại.

- Giải quyết tình trạng sa sút

của văn hoá đọc.

3. Kết thúc

vấn đề nghị

luận:

Đưa ra lời khuyên cần tìm kiếm cho

mình tấm bản đồ, vì trên đời, mỗi

người sẽ có một hành trình riêng.

Đưa ra thông điệp:

- Sách không phải để làm vật

trang trí.

- Sách không nên bị bỏ không.

- Sách cần phải được đọc

3

thường xuyên.

4. Đặc sắc

nghệ thuật:

Lựa chọn hình thức lá thư kết hợp câu

chuyện ngụ ngôn hấp dẫn, dễ tiếp thu

vào đề.

- Giọng điệu tâm tình, chia sẻ.

- Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ tạo sự

đối thoại gần gũi.

- Ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc sảo, dẫn

chứng chân thực, thuyết phục.

- Kết hợp tự sự, biểu cảm với nghị

luận.

+ Cách mở đầu và kết thúc

ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn.

+ Ý kiến đúng đắn, lí lẽ và bằng

chứng sắc sảo, thuyết phục.

+ Lập luận chặt chẽ.

+ Lời văn linh hoạt, sinh động.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BUỔI 2:

C. LUYỆN ĐỀ NGỮ LIỆU TRONG SGK

Văn bản 1: Bản đồ dẫn đường (Da-ni-en Gốt-li-ép)

ĐỀ BÀI

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. Bà vẫn hay

nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. Bố của ông cũng

phần nào đồng ý với quan điểm đó.

Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. Những gì ông thấy không giống

như lời bố mẹ ông nói. Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh.

Ông thấy cuộc sống là chốn bình yên và an toàn. Kết quả là ông nhận ra mình khác biệt với

chính gia đình mình. Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình

ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một

người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm:

"Cứ chờ mà xem!".

Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

(Da-ni-en Gốt-li-ép, Những bức thư gửi cháu Sam, Thông điệp cuộc sống)

Câu 1. Chỉ ra sự khác biệt trong quan điểm giữa "ông" và "mẹ ông".

Câu 2. Tai sao "ông" chưa bao giờ cảm thấy tự tin với quan điểm của mình?

Câu 3. Chỉ ra ba phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Em hiểu hình ảnh "tấm bản đồ" trong câu văn sau như thế nào?

"Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc".

Câu 5. Theo em, chúng ta cần những điều kiện nào để tìm ra tấm bản đồ cho chính mình?

*GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1. Sự khác biệt trong quan điểm giữa "ông" và "mẹ ông":

+ "mẹ ông": luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy, phải luôn đề phòng, phải

luôn cảnh giác.

4

+ "ông": yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh; thấy cuộc sống là chốn bình yên

và an toàn.

Câu 2. "ông" chưa bao giờ cảm thấy tự tin với quan điểm của mình vì gia đình ông luôn cho

rằng quan điểm của ông là hoàn toàn sai lầm.

Câu 3. Ba phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

+ Phép nối: "nhưng".

+ Phép lặp: "ông", "mẹ".

+ Phép thế: "mẹ" được thay bằng "bà"; "những người xung quanh" được thay bằng "họ"

Câu 4. Hiểu hình ảnh "tấm bản đồ" trong câu văn: Đây là một hình ảnh ẩn dụ chỉ quan điểm,

cách nhìn về cuộc đời, con người và bản thân.

Câu 5. Chúng ta cần những điều kiện sau để tìm ra tấm bản đồ cho chính mình:

- Cần nhận thức về tầm quan trọng của việc tìm ra tấm bản đồ để xác định cách nhìn đúng

đắn về cuộc sống, con người và bản thân.

- Tham khảo kinh nghiệm trong tấm bản đồ của những người đi trước truyền lại và điều

chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và kinh nghiệm của bản thân.

- Sẵn sàng tìm kiếm những điều chưa biết ngay cả trong vùng tối tăm nhất để hiểu được mình

và ý nghĩa của cuộc sống để lựa chọn đường đi của riêng mình.

Văn bản 2: Hãy cầm lấy và đọc (Huỳnh Như Phương).

ĐỀ BÀI

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Đọc sách là cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần. Người tuyệt thực, không ăn

uống có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể "chết", cái chết dần

dần, êm ái, không dễ nhận ra. (…)

Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó. Chỉ có giấy và mực mà nó

chứa đựng cả thế giới, phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người.

Đọc sách là đọc cả thế giới và đọc cả tâm hồn con người. Đọc sách là đọc tha nhân và đọc

chính bản thân ta. Nhờ đọc sách mà ta hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

Có những cuốn sách khiến ta thất vọng, hụt hẫng. Nhưng không ít cuốn sách làm ta

hạnh phúc, hồi hộp và mê đắm. Đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào một nỗi say mê, một

niềm khoái cảm. Hành động đọc là cả một cuộc khám phá và chinh phục. Một nền giáo dục

mà không khuyến khích và kích thích công chúng đọc sách là một nền giáo dục phiến diện,

có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần…"

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)

Câu 1. Theo tác giả, nhờ đọc sách mà ta hiểu được những gì?

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng đọc sách là đọc cả thế giới và đọc cả tâm hồn con người?

Câu 3. Xác định nội dung của đoạn trích.

Câu 4. Giải thích các từ: "tuyệt thực, khoái cảm, tha nhân" được sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: "một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh

ra những người nông cạn về tinh thần…" không? Vì sao?

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!