Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

DẠY THÊM 9, ÔN VÀO 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÀI LIỆU ÔN VĂN 9, LUYỆN THI VÀO 10 CUỐN CHIẾU THEO TỪNG TÁC PHẨM
Mời quý thầy cô tham gia nhóm: Tài liệu ôn HSG ngữ văn 6.7.8.9. để tải tài liệu cho tiện a
Lấy trọn bộ vui lòng liên hệ qua zalo hoăc mesenger: 0988 126 458
(Trọn bộ: bộ đề chia theo từng văn bản, chủ đề 620trang, TL ôn 550 trang kèm bộ đề đọc hiểu ngoài CT 90 đề 150 trang)
(Đề đọc hiểu ngoài chương trình tham khảo trang 81-91 nhé thầy cô 90 đề 150 trang)
PHẦN 1: ÔN KIẾN THỨC
CHUYÊN ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI
ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐỒNG CHÍ( Chính Hữu)
Nhà thơ Chính Hữu tâm sự về bài thơ “Đồng chí”
MỘT VÀI KỈ NIỆM NHỎ VỀ BÀI THƠ "ĐỔNG CHÍ"
Vào cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù ở Việt Bắc và
hành quân từ Bắc Kạn đến Thái Nguyên.Chúng tôi phục kích từng chăng đánh, truy
kích binh đoàn Beaufré.Khi đó tôi là chính trị viên đại đội.Phải nói là chiến dịch vô
cùng gian khố.Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu
không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn
màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng
phái có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận
đó, tôi ốm, phải nằm lại
điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khiốm, nằm ở nhà sàn heo hút,
tôi làm bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được làm sau bài thơ Ngày về.Tôi thấy lúc này làm thơ cao xa quá là
vô trách nhiệm với những người cùng chiến đấu và hi sinh với mình.Trong bài thơ
Đồng chí, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội.Suốt cả cuộc chiến đấu chỉ có một
chỗ dựa dườngnhưlàduy nhấtđếtồntại, để
chiếnđấulàtìnhđồngchí,tìnhđồngđội.Đồngchíở đây là tình đồng đội, không có đồng đội
tôi không thể nào làm tròn được trách nhiệm, không có đồng đội tôi cũng đã chết lâu
rồi.Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của
mình.Bài thơ viết có đối tượng.Tôi hiểu và quý
mếnngườiđồngđộicủatôinêntiếngnóithơcagiảndịvàchânthật.TuynhiênĐồngchí không
phải là bài thơ nôm na. Trước Cách mạng, tôi có làm một ít thơ.Trong thơ, tôi cố gắng
để nói cái cần nói, không nói dài, nói thừa.Tôi mong có được sự hàm súc, cô đọng của
lời thơ, và hình ảnh thơ phải mang tính tạo hình.Tôi là lính của Trung đoàn Thù đô.Tôi
vào bộ đội ngày 19 - 12 -1946. Bước vào cuộc kháng chiến, tuổi trẻnhiều lúc bốc men
say. Bài Ngày về phán ánh một mặt khía cạnh của tâm trạng tôi và bài Đồng chí cũng
phản ánh một mặt của tình cảm tôi.Bài thơ được làm nhanh.Tôi làm để tặng bạn.Tôi
không phải là nông dân và quê hương tôi cũng không phải trong cảnh "nước mặn đồng
chua” hoặc đất cằn cỗi sỏi đá.Cái tôi trong bài thơ có những chi tiết không phải là tôi
mà là của bạn, nhưng về cơ bản thì là của tôi.Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời
lính thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật... bạn và tôi đều cùng trải qua.Trong những
hoàn cảnh đó, chúng tôi là một, gắn bó trong tình đồng đội.Viết về bộ đội nhưng thơ
tôi thiên vềkhaithácđờisốngnộitâm,tìnhcảm,ítcónhữngchuyệnđùngđoàng, chiếnđấu.
Tôi làm bài Đồng chí cũng là tình cảm chân tình tự nhiên không có sự gò ép, gắng
gượng nào và nó cũng nằm trong tư duy thơ ca quen thuộc của tôi.Bài thơ có những
hình ảnh cô đúc như đầu súng trăng treo. Tôi thấy có bạn phân tích hình ảnh đầu súng
là tượng trưng cho người chiến sĩ đang bảo vệ quê hương và vầng trăng tượng trưng
cho quê hương thanh bình. Tôi không nghĩ thế khi viết, còn hình tượng thơ có thể gợi
cho người đọc nghĩ thế là tùy ở các bạn.Vấn đề đối vối tôi đơn giản hơn. Trong chiến
dịch nhiều đêm có trăng.Đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật:
khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện với nhau tạo ra hình
ảnh "đầu súng trăng treo". Lúc đầu tôi viết là "đầu súng mảnh trăng treo" sau đó bớt đi
một chữ. "Đầu súng trăng treo", ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp
lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng
ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp
dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng
trăng đối với chúng tôi như một người bạn ; rừng hoang sương muối là một khung cảnh
thật. Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh, nhất là vào những đêm có sương muối.Sương
muối làm buốt tê da như những mũi kimchâm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến
mất cảm giác. Tất cả những gian khố của đời lính trong giai đoạn này thật khó kế hết
nhưngchúng tôi vẫn vượt lên được nhờ ở sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội trong
quần ngũ. Cho đến hôm nay, mỗi khi nghĩ đến tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn
xúc động, bồi hồi.(Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội,1994)
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác
giả
- Chính Hữu ( 1926 – 2007), tên khai sinh là Trình Đình Đắc, quê ở huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt
động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Chính Hữu làm thơ từ năm 1947, thành công chủ yếu về đề tài người lính
và chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình
đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu
phương… Thơ Chính Hữu giản dị và chân thực, cảm xúc dồn nén, ngôn
ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Tác phẩm chính : Đầu súng trăng treo ( 1966), Thơ Chính Hữu ( 1977),
Tuyền tập Chính Hữu 1988).
- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật năm 2000.
2. Văn
bản
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng
đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947)
đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Như vậy, bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc
sâu sa , mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo ( 1966)
b, Phương thức biểu đat: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. (biểu
cảm là chủ yếu).
c, Bố cục của văn bản.
+ Phần 1: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội
+ Phần 2: 10 câu tiếp: Những biểu niện của tình đồng chí đồng đội
+ Phần 3: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội
d, Thể thơ: Tự do
e) Nghệ thuật
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, chi tiết chân thực.
- Hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
g) Nội dung :
-Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những
người lính Cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản
dị mà cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống
Pháp.
- Niềm tự hào về thế hệ cha anh, khơi gợi tinh thần yêu nước sâu ắc bao thế
hệ.
3, Ý
nghĩa
nhan
đề văn
bản
- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình
cảm mới, tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng
cách mạng kháng chiến
- Đồng chí còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể
cách mạng, của những người lính, ngời công nhân, người cán bộ từ sau cách
mạng.
-> Vì vậy, đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu
sắc tình đồng đội.
Định hướng GVtiếp cận bài thơ
Cơ sở hình thành nên tình đồng chí (Đồng chí là cùng gia cấp, cùng lí tưởng) –
Trước hết, tình đông chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo
khó:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Hai câu thơ giới thiệu về quê hương của những người lính. Anh và tôi đều là những người lính
xuất thân từ nông dân, có lẽ vì thế mà mối quan tâm hàng đầu của họ là đất đai, giới thiệu về
mình là giới thiệu về đồng đất quê mình. Nước mặn đồng chua là vùng ven biển, đất khó làm
ăn; đất cày lên sỏi đá là vùng đồi núi trung du, đất khó canh tác. Họ đều chung cái nghèo, đó
là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính. Chính điều đó khiến họ từ mọi phương trời
xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau.
– Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, sát cánh chiến đấu vì độc
lập, tự do của Tổ quốc: Súng bên súng, đầu sát bên đầu Hình ảnh thơ có sự sóng đôi, gợi nên
tình gắn bó của những người chung một đội ngũ, chung lí tưởng cao cả.
– Tình đồng chí, đồng đội đã nảy nở và ngày càng gắn bó trong cuộc sống, chiến đấu
biết bao gian khổ của người lính: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm
và ấm áp tình thân hữu – tình tri kỉ. Những hình ảnh thơ ở đây vừa cụ thể, sinh động, vừa
mang ý nghĩa khái quát gợi liên tưởng sâu xa.
– Từ sự sóng đôi của “anh” và “tôi” trong từng dòng thơ đến sự gần gũi “anh với tôi” trong
một dòng thơ và đến thành một đôi nhưng “đôi người xa lạ” rồi mới thành “đôi tri kỉ” – đôi
bạn trí cốt, hiểu nhau sâu sắc và cao hơn nữa là “Đồng chí!”. Từ rời rạc, riêng rẻ, dần nhập
thành chung, thành một, khăng khít, keo sơn, khó tách rời. Câu thơ thứ bảy chỉ gồm hai chữ
“Đồng chí” và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, như một tiếng gọi thiết tha, xúc động vừa như
một phát hiện, một kết luận, vừa như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ, làm nổi rõ một tất yếu:
cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lí tưởng thì trở thành đồng chí của nhau và mở ra ý tiếp –
đồng chí còn như thế nào nữa. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí (Đồng chí là thấu
hiểu nhau, là đồng cam cộng khổ)
– Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của
nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Ba câu thơ chỉ nói về “anh”, về bạn bởi vì họ cùng chung hoàn cảnh, chung nỗi niềm, đó cũng
là tình tri kỉ, hiểu bạn như hiểu mình. Người lính ra đi chiến đấu để lại những gì quý giá, thân
thiết nhất nơi làng quê (ruộng nương, gian nhà). “Mặc kệ” là quyết ra đi, mang dáng dấp
trượng phu, nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với quê hương. Hình ảnh “gian nhà không” đầy gợi
cảm, vừa gợi cái nghèo nàn, xơ xác, vừa gợi cái trống trải trong lòng người ở lại khi người
đàn ông ra trận. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống để ra đi, đó là một sự hi sinh. Hiểu rõ
lòng nhau và hiểu cả nỗi niềm của người thân của nhau nơi hậu phương là tình tri kỉ. “Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính” là một cách nói tế nhị và giàu sức gợi, vừa là nhân hóa vừa là
hoán dụ. Câu thơ nói về quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính nhớ nhà. Nỗi nhớ
hai chiều nên càng da diết. Chỉ nói ai khác nhớ, đó cũng là cách tự vượt lên mình, nén tình
riêng vì sự nghiệp chung.
– Gắn bó với nhau trong đời thường, người lính càng gắn bó với nhau trong chiến đấu.
Chia sẻ mọi tâm tư nỗi niềm để cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người
lính với biết bao gian khổ: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ
hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương
nhau tay nắm lấy bàn tay Những người lính cùng chịu bệnh tật – những cơn sốt rét rừng ghê
gớm, cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta những năm đầu cuộc kháng
chiến chống Pháp. Họ nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống. Những
cặp câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau (từng cặp hoặc trong từng câu) góp phần diễn tả sự sẻ
chia, giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính. Chữ “anh” và chữ “tôi” đến đây lại cùng
xuất hiện, để cùng gánh vác, sẻ chia,không ai giành lấy cho mình sự ưu ái hơn. Tình đồng chí
cho họ sức mạnh để vượt lên buốt giá – “miệng cười buốt giá” và ấm áp giữa buốt giá:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, nắm lấy bàn tay nhau để ấm đôi bàn chân, để vượt lên
gian khó. Những bàn tay như biết nói. Họ gắn bó với nhau để có thêm sức mạnh, niềm tin,
hướng tới lí tưởng cao đẹp. Và đó là tình gắn bó sâu dày suốt trường kì kháng chiến. Biểu
hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí (Đồng chí là cùng chung chiến hào) Nhiệm vụ chủ yếu
của người lính là đánh giặc, vì vậy tình đồng chí cao đẹp nhất là tình gắn bó thiêng liêng nơi
tuyến đầu chống giặc, nơi sự sống và cái chết kề nhau trong tích tắc.
Tình đồng chí đã được tôi luyện trong thử thách gian lao và đây là thử thách lớn nhất.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ như dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí – trong hoàn cảnh khắc
nghiệt, đêm, rừng hoang, sương muối, những người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” –
tạo nên tư thế “thành đồng vách sắt” trước quân thù, làm mờ đi cái gian khổ, ác liệt của cuộc
chiến đấu. Hình ảnh họ tượng hình lại trong chi tiết bất ngờ, độc đáo: “Đầu súng trăng treo”.
Câu thơ không trực tiếp nói về những người đồng chí mà vẫn hiển hiện tình đồng chí. Rất
thực mà cũng rất lãng mạn. Trăng trôi trên nền trời, nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng.
Hình ảnh này có nguồn gốc thực tế. Trăng trôi trên nền trời, đến thời điểm nào đó, nhìn trăng
lên, trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhịp 2/2 gợi sự sóng đôi và như gợi sự bát ngát, lơ
lửng chứ không cột chặt. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí, tô đậm vẻ đẹp của cặp đồng
chí kia. Tình đồng chí khiến người lính vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu,
khiến học thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ, thơ mộng ngay giữa nguy hiểm, gian lao, khiến họ có sức
manh trong tư thế, có sự đằm thắm trong tâm hồn tình cảm.
Hình ảnh thơ ở đây giàu sức khái quát , gợi nhiều liên tưởng. Súng: hình ảnh của chiến tranh,
khói lửa; trăng: hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp giữa
súng và trăng toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tính đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa
cao đẹp của cuộc sống chiến đấu. Người lính cầm súng là đẻ bảo vệ độc lập, tự do, hòa bình,
hạnh phúc. Súng và trăng, thực và mộng, cứng rắn và dịu hiền , chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến
đấu và chất trữ tình,…Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Xa
hơn, có thể xem đó là biểu tượng của thơ ca kháng chiến, nền thơ kết hợp chất hiện thực và
cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh người lính cách mạng trong bài thơ: Qua bài thơ về tình đồng
chí hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, anh vệ quốc quân năm xưa.
Bài thơ này là bức chân dung đẹp về người lính cụ Hồ.
– Đó là những người lính xuất thân từ nông dân, ra đi từ những miền quê nghèo khó trên khắp
mọi miền đất nước. Họ đã gác lại những gì quý giá, thân thiết nhất nơi làng quê để ra đi chiến
đấu nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với làng quê thân yêu.
– Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sót run người, trang phục
phong phanh giữa mùa đông buốt giá (áo rách, quần vá, chân không giày). Những gian lao,
thiếu thốn càng làm sáng lên nụ cười của họ (miệng cười buốt giá).
– Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết. Tình đồng chí sưởi ấm lòng
người chiến sĩ, tiếp cho họ sức mạnh, vượt lên tất cả, chiến đấu và chiến thắng. Hình ảnh
người lính và tình đồng chí của họ kết tinh và tỏa sáng trong đoạn cuối bài thơ. Tình đồng chí
xuất phát từ tình yêu nước và là cội nguồn của chiến thắng, kết tinh những tình cảm xã hội cao
đẹp, làm nên vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ. Đó cũng là truyền thống cao đẹp của quân đội ta.
Cảm nhận bài thơ Đồng chí từ nhiều góc nhìn
Ý kiến của Nguyễn Đức Quyền (…) Câu thơ hai chữ Đồng chí Gần như đứng giữa bài thơ,
riết cái thân bài thơ thành một cái lưng ong, nửa trên là một mảng quy nạp (như thế này là
đồng chí), nửa dưới là một diễn dịch (đồng chí còn là như thế này nữa) một kết cấu chính luận
cho một bài thơ trữ tình lạ. Chủ đề dồng chí lại hiện lên trong từng cấu truc ngôn ngữ, nghĩa là
trong từng tế bào thơ. Tôi với anh khi thì xếp dọc: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng
tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Khi thì xếp ngang: Tôi với anh đôi người xa lạ Khi thì điệp điệp
(nét thẳng của ý chí và nét cong của tình cảm): Súng bên súng, đầu sát bên đầu Để đến đêm
rét trùm chung một cái chăn thì nhập lại thành đồng chí. Và cái chăn đắp lại thì tâm sự mở ra.
Họ soi vào nhau, anh hiểu tôi, tôi hiểu đến nỗi lòng sâu kín của anh: Ruộng nương anh gửi
bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay (…) Họ hiểu nhau đến chiều sâu như thế là
để dựa vào nhau mà đi đến chiều cao này: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Chung nhau một cái chăn là một cái chăn là một cặp
đồng chí, nắm cả bàn tay và ấm cả đôi bàn chân là một cặp đòng chí. Đêm nay, rừng hoang
sương muối “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” là một cặp đồng chí. Và lãng mạn thay, súng
và trăng cũng là một cặp đồng chí: Đầu súng trăng treo Cặp đồng chí này nói về cặp đồng chí
kia, nói được cái cụ thể và gợi đến cái vô cùng. Súng và trăng, cứng rắn và hiền dịu, súng và
trăng, chiến sĩ và thi sĩ; súng và trăng là biểu hiện cao cả của tình đồng chí: (Nguyễn Đức
Quyền, Báo Văn nghệ số 30/1134 ngày 27/7/1985)
Ý kiến của Vũ Nho “Những dòng thơ cuối cùng cũng như một tượng đài sừng sững cho
tình cảm đồng chí thiêng liêng. Trên nền hùng vĩ thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu
trời lồng lộng, người chiến sĩ đứng với khẩu súng và vầng trăng. Đây là những hình ảnh
thực trong những đêm phục kích giặc của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí
tưởng chiến đấu của quân đội cách mạng đã tạo cho hình ảnh có một vẻ đẹp khái quát,
tượng trưng”. (Vũ Nho, Để cảm hiểu và thưởng thức những bài thơ ở lớp 8 và lớp 9,
1991) Đề tài đồng chí là một nỗi ám ảnh với hồn thơ Chính Hữu. Trong bài “Giá từng
thước đất”, Chính Hữu đã viết: Năm mươi sáu ngày đêm bom ầm pháo dội Ta mới hiểu
thế nào là đồng đội Đồng đội ta là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau
một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng
trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
III.Tìm hiểu văn bản
Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháptrong bài thơ “Đồng chí” của
ChínhHữu.
Dàn ý đại
cương
Dàn ý chi tiết
1.Mở bài:
- Giới thiệu vài
nét
-Chính Hữu là nhà thơ quân đội hoạt động trong hai cuộc kháng
về nhà thơ Chính chiến chống Pháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến
Hữu tranh.
- Giới thiệu về
bài thơ “Đồng
chí”
- Giới thiệu
vấnđề
nghị luận
-Bài thơ “Đ ồng chí” được ông viết năm 1948,in trong tập “Đầu súng
trăng treo”.
-Đến với bài thơ, người đọc cảm phục và yêu quí người lính cách
mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
2.Thân bài:
a. Người lính
giản dị, mộc
mạc…
- Họ là
những người
nông dân
b. Họ cùng
chung lí tưởng,
mục đích chiến
đấu.
c. Ý chí nghị
lực phi
thường, vượt
lên gian khó.
-Đọc bài thơ, cảm nhận đầu tiên của chúng ta là hình ảnh người lính
hiện lên rất chân thực như cuộc sống còn nhiều vất vả và lo
toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ,
trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê đất
Việt:
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi
nghèo đất cày lên sỏi đá
Ngôn ngữ thơ giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân
quê. Tác giả tuy không chỉ đích danh, bản quán nơi cư ngụ từng người,
song ta bắt gặp thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua” và “đất
cày lên sỏi đá” thể hiện rõ nhất nguồn gốc xuất thân của những người
lính. Họ đến từ mọi miền Tổ quốc, từ những vùng đồng bằng châu thổ
quanh năm ngập lụt đến vùng đồi núi trung du khô cằn sỏi đá. Quê
hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi nhưng giống nhau ở cái
nghèo, sự lam lũ, khó nhọc của người dân quê Việt Nam. Chính sự
đồng cảnh ấy đã khiến họ xích lại gần nhau, để từ những người xa lạ,
họ tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành quen biết, thân
thiết với nhau:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng đầy sức gợi. Câu thơ “Súng
bên súng, đầu sát bên đầu” là câu thơ giàu ý nghĩa. Điệp từ “bên” cùng
nghệ thuật sóng đôi có tác dụng khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa
những người lính. Họ cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
“súng bên sung”, cùng chung lí tưởng, suy nghĩ “đầu sát bên đầu”. Dù
gian khổ đến đâu, dù nguy hiểm, sóng gió đến nhường nào, các anh vẫn
trung thành với con đường của mình đã chọn. Đọc câu thơ, ta không
nhận ra “anh” và “tôi” nữa màhọ
đã trở thành “những anh”, “những tôi” nhòa đi sau những khẩu
súng,những máiđầu.
->Thì ra cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành cuộc “gặp gỡ” của
bao người yêu nước. Mới đây thôi, họ đã “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Giờ đây họ lại sát cánh
bênnhau thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính lí tưởng chung
của thời đại đã gắn kết họ với nhau trong hàng ngũ quân đội cáchmạng.
-Ở nơi chiến trường đầy khói bom thuốc súng, người chiến sĩ phải
chống chọi với cái rét:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Cái rét ở rừng già Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống
Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến
ấy:
+ Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế Gió qua
rừng đèo Khế gió sang.
d. Tình đồng chí,
đồng đội…
e. Tình yêu
quê hương,
đất nước của
người lính
+ Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa
lại mùa qua rét nhức xương.
( Tố Hữu – “Lên Tây Bắc”)
-Nhưng câu thơ của Chính Hữu nói đến cái rét gợi cho người đọc một
cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Cái hay của nhà
thơ là đã biết đem “đêm rét chung chăn” vào bài thơ, sưởi ấm mối tình
đồng chí lên thành mức độ tri kỉ. Những người lính đến với nhau nhẹ
nhàng, bình dị, vừa có cái chung của lí tưởng lớn, vừa có cái riêng của
một đôi bạn ý hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế, những con người
cùng chung gian khó ấy trở thành đồng chí của nhau:
Đồng chí!
-Câu thơ chỉ có hai tiếng và kết thúc bằng dấu chấm than tạo một nốt
nhấn, vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng định. Đồng thời như
một chiếc bản lề khép mở sự lí giải cội nguồn của tình đồng chí ở sáu
câu thơ trước với những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí trong
những câu thơ tiếp theo của bài thơ.
=> Nếu coi bài thơ như một cơ thể sống thì hai tiếng “Đồng chí” như
một trái tim hồng nuôi sống cả bài thơ. Nó có sức vang dội và ngân nga
mãi trong lòng người đọc.
=> Tám mươi năm nô lệ nay mới được gọi nhau là đồng chí sung
sướng và kiêu hãnh biết bao! Từ nay tình cảm gì cũng phải nâng lên
thành tình đồng chí, phải đo bằng tình đồng chí. Tình cảm cao đẹp này
đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
=> Chính Hữu đã có lời nhận xét: “Những năm đầu cách mạng từ
“đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó
khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một
người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một
người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù,
cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một
lí tưởng cách mạng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí bấy
giờ”.
-Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự
nguyện:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian
nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước
gốc đa nhớ người ra lính
-Từ bao đời nay, ai cũng biết rằng ruộng nương và nhà cửa là những
tài sản quý giá nhất đối với người nông dân vì họ phải tốn
biết bao mồ hôi nước mắt mới có được. Cho nên họ vô cùng gắn bó
sâu nặng, gìn giữ, trân trọng với những thứ của cải ấy.Vậy mà họ
lạidễdàng gạtbỏlạisaulưng,lênđườngtheotiếnggọicủaquê
hương, đất nước. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói của người