Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
499
Kích thước
4.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
779

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

[\

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008

MÃ SỐ: B08-32

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Minh Sơn

Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

7257

26/3/2009

HÀ NỘI – 2008

2

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

1. TS. Hoàng Anh Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh

3. ThS. Phan Thanh Hải Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4. CN. Trần Thị Thanh Hương Ban Tuyên giáo Trung ương

5. PGS.TS. Phạm Văn Linh Ban Tuyên giáo Trung ương

6. GS.TS. Dương Xuân Ngọc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7. TS. Nguyễn Thị Quế Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh

8. ThS. Đào Xuân Tiến Ban Tuyên giáo Trung ương

9. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3

MỤC LỤC

Mở đầu 5

Chương 1. Một số điểm cơ bản về hội nhập quốc tế và thông

tin đối ngoại của Việt Nam 20

1.1. Hội nhập quốc tế của Việt Nam 20

1.2. Những điểm cơ bản về TTĐN Việt Nam 34

1.3. Những yêu cầu đối với hoạt động TTĐN trong quá trình

hội nhập quốc tế hiện nay

46

1.4. Hoạt động TTĐN của một số nước trên thế giới 58

Chương 2.Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân,

chính phủ các nước trên thế giới và cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài

83

2.1. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân, chính phủ

các nước trên thế giới 83

2.2. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài 102

Chương 3. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước

ngoài ở Việt Nam và ở địa bàn trong nước

132

3.1. Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước ngoài ở

Việt Nam 133

3.2. Thực trạng hoạt động TTĐN tại chỗ của các cơ quan trung

ương và địa phương

140

Chương 4. Mục tiêu, quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm

đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam hiện nay

159

4.1. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội

nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

159

4.2. Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội

nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

161

4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá

trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

162

4.4. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong

quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

173

Kết luận 178

Danh mục tài liệu tham khảo 179

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT

BC-TT Báo chí và Tuyên truyền

CNH Công nghiệp hóa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

ĐCS Đảng Cộng sản

HĐH Hiện đại hóa

NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài

NXB Nhà xuất bản

THVN Truyền hình Việt Nam

TNVN Tiếng nói Việt Nam

TTĐC Truyền thông đại chúng

TTĐN Thông tin đối ngoại

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

XHCN Xã hội chủ nghĩa

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Tính lý luận, thời sự của đề tài

Thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong công tác

đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong quá trình hội quốc tế

của Việt Nam hiện nay, TTĐN lại càng cần phải được chú trọng. TTĐN có

nhiệm vụ làm cho nhân dân, chính phủ các nước, người nước ngoài đang sinh

sống, làm việc ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu về đất nước,

con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi

mới của Việt Nam, đồng thời đấu tranh dư luận chống lại những luận điệu bôi

xấu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình,

ủng hộ của các nước, của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng

người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là quá

trình tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo và liên tục đổi mới tư duy trên mọi lĩnh

vực, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Với chủ trương “mở rộng sự hợp

tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”1 được Đại hội lần thứ VI (1986) của

Đảng đề ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nhờ thực

hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và

phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các

quan hệ quốc tế”2

, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những

thành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bị

bao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với

174 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 nước và vùng

lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và

khu vực. Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước,

các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới. Đảng ta có quan hệ ở các

mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên khắp các châu lục

của thế giới. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổ

chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế. Những thành tựu

đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của tư duy đối ngoại đổi

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn

kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112

6

mới, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta, mặt khác, thể hiện sự hội

nhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào đời sống quốc tế.

Đến nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội

nhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã thực sự trở thành bạn, đối tác tin cậy

của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp

tác quốc tế và khu vực. Quan hệ đối ngoại đã có bước phát triển mới. Hoạt

động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phần

giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín của

Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được những thành công đó,

Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động TTĐN.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất cả

các lĩnh vực, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thế

giới đến với Việt Nam ngày càng bức thiết và lớn mạnh. TTĐN tạo điều kiện

cho thế giới hiểu Việt Nam, hiểu về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam, trên cơ sở đó hợp tác nhiều

hơn với chúng ta. TTĐN giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định,

hợp tác và phát triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh

chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội. TTĐN cũng giúp cho nhân dân Việt Nam đón nhận những thành tựu

khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùng những tinh

hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Do đó để hội nhập quốc tế ngày

càng trở nên sâu rộng, cần phải tích cực đẩy mạnh hoạt động TTĐN hơn nữa.

TTĐN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà

nước. Cùng với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyết

Đại hội VI của Đảng (1986) đề cập đến việc cần chú trọng thực hiện công tác

TTĐN. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu sụp

đổ, trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số

11/CT-TW (1992) định hướng đúng đắn và tổ chức lực lượng hoạt động

TTĐN. Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo

số 188/TB-TW (1998) bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, địa bàn ưu tiên

và trọng điểm tổ chức lực lượng của công tác TTĐN. Tháng 4 năm 2000, Thủ

tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2000 CT-TTg về tăng cường quản lý và

đẩy mạnh công tác TTĐN. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) nhấn

mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác TTĐN. Sau Đại hội, nhận thấy nhu cầu

cấp bách cần tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công

7

tác này trong tình hình phát triển các lực lượng và hoạt động TTĐN, ngày 26

tháng 12 năm 2001 Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 16 về thành lập Ban

chỉ đạo công tác TTĐN. Đại hội X của Đảng (2006) một lần nữa nhấn mạnh

đến việc “đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp

tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”3

. Ngày 26 tháng

12 năm 2006, Ban Bí thư ra Quyết định số 29 để kiện toàn Ban chỉ đạo công

tác TTĐN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X của Đảng (2007) về

công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã cụ thể hóa một

bước nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TTĐN nói chung và

hoạt động TTĐN của báo chí nói riêng. Nghị quyết đã chỉ rõ cần phải “Củng

cố tổ chức, tăng cường cán bộ và phương tiện để mở rộng phạm vi và nâng

cao hiệu quả công tác TTĐN, giúp cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người

Việt Nam ở nước ngoài có nhận thức và thái độ đúng đắn về đất nước ta,

tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi

mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”4

. Ngày 10 tháng 9 năm

2008, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ra Chỉ thị số 26/CT-TW về

“tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm

khẳng định rõ hơn nội dung, phương thức, đối tượng, địa bàn hoạt động

TTĐN ở nước ta, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Đảng và Nhà nước về công

tác TTĐN cũng như đòi hỏi của thực tiễn đã nâng nhận thức của mọi người,

mọi ngành, mọi cấp về TTĐN lên tầm cao mới. Thực hiện sự chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành từ trung ương

đến địa phương, các tập thể và cá nhân đã tiến hành hoạt động TTĐN dưới

nhiều hình thức phong phú, đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Tuy nhiên, hoạt động TTĐN thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại,

yếu kém, khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục để đáp ứng kịp thời những

yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao, ngày càng khó khăn của quá trình hội

nhập quốc tế, của sự nghiệp Đổi mới đất nước. Để thực hiện điều này được

nhanh chóng và có hiệu quả cao, cần có những công trình nghiên cứu các

khía cạnh khác nhau của công tác TTĐN, tạo cơ sở khoa học cho những hoạt

động thực tiễn, tránh việc hoạt động một cách cảm tính, dựa chủ yếu vào kinh

nghiệm và thiếu những chiến lược hoạt động dài hạn.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115.

4

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/8/2007:

http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT2880753137

8

1.2. Tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn của công tác TTĐN,

một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên thực

hiện là đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại nói

chung và TTĐN nói riêng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh cần

“chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối

ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ

cao, có đạo đức và phẩm chất tốt”5

. Hiện nay, cán bộ chuyên trách TTĐN ở

các cơ quan, tổ chức, địa phương còn rất ít, ở nhiều nơi còn chưa có. Các cán

bộ này đa phần mới chỉ được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng TTĐN

ngắn hạn, chưa được đào tạo chính quy, do vậy năng lực còn nhiều hạn chế.

Từ năm học 2004-2005, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được Đảng và

Nhà nước lựa chọn, tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành TTĐN hệ

tập trung dài hạn. Cho đến nay, 5 khóa sinh viên TTĐN đầu tiên của cả nước

với gần 160 sinh viên do Khoa Quan hệ quốc tế quản lý đang nỗ lực học tập,

trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, chuẩn bị cho công tác sắp tới của mình.

Việc tiến hành các nghiên cứu khoa học để nhanh chóng tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn, rút ra các bài học để hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động

TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, bên cạnh ý

nghĩa thực tiễn, còn có ý nghĩa giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng to lớn. Các kết

quả thu được sau mỗi nghiên cứu sẽ làm tài liệu phục vụ quá trình đào tạo,

bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác TTĐN của cả nước. Hiện nay, việc

hoàn thiện chương trình đào tạo, công tác biên soạn bài giảng, tài liệu tham

khảo và xây dựng giáo trình cho các học phần chuyên ngành TTĐN đang

được khẩn trương xúc tiến. Việc thực hiện những nghiên cứu về TTĐN đang

được lãnh đạo các cấp khuyến khích và ưu tiên, nhằm phát triển cơ sở khoa

học cho việc đào tạo cử nhân ngành TTĐN. Đặc biệt cho những học phần

trực tiếp liên quan đến chủ đề của nghiên cứu này như: “Đại cương TTĐN”,

“Tổ chức hoạt động TTĐN”, “Thu thập xử lý TTĐN”, “Tổ chức sản xuất sản

phẩm TTĐN”, “Quản lý hoạt động TTĐN”, “Các chuyên đề TTĐN”.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động TTĐN

đang được nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia muốn tăng cường ảnh

hưởng và hình ảnh của mình ra bên ngoài, quan tâm đẩy mạnh. Nghiên cứu

này cũng sẽ cố gắng tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động

TTĐN trong bối cảnh toàn cầu hoá của các nước trên thế giới. Thực hiện

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115

9

được điều này, một mặt sẽ giúp Việt Nam rút ngắn quá trình tìm tòi, thử

nghiệm và đề ra những chính sách hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển

của đất nước và quốc tế. Mặt khác, giúp chúng ta chủ động, tích cực hơn

trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Những điều nêu trên đã minh chứng cho tính cấp thiết của việc lựa

chọn đề tài.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là

một hướng nghiên cứu mới, rộng lớn, bao trùm hai mảng nghiên cứu lớn là

hội nhập quốc tế và TTĐN.

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, mở rộng

quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập, chủ đề về hội nhập quốc tế

của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Điều này

được biểu hiện một số lượng tương đối lớn sách, công trình nghiên cứu của

các nhà khoa học, các chính khách trong và ngoài nước. Hội nhập quốc tế của

Việt Nam được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và trong nhiều lĩnh vực

khác nhau.

Nhiều công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá đến các quốc

gia, dân tộc và phân tích sự cần thiết của hội nhập khu vực, quốc tế trong thời

đại toàn cầu hoá hiện nay. Trong số đó tiêu biểu là cuốn sách của Trần Trọng

Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999) “Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của

Việt Nam”6

. Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu lên những ưu thế, thời cơ và

thách thức trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, kinh nghiệm hội

nhập kinh tế của các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó nêu lên các vấn đề

xuất hiện trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặt biệt là những vấn đề

kinh tế, về liên kết kinh tế và đề xuất những giải pháp giải quyết. Cuốn sách

cũng đề cập đến vấn đề thông tin kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế đã ảnh

hưởng không nhỏ đến những thành công trong quá trình hội nhập.

Hai công trình của các nhà nghiên cứu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh: “Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận

nghiên cứu” của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001)7

6

Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7

Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - phương

pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10

và “Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Lê Hữu

Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007)8

, đã cung cấp đầy đủ phương

pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về toàn cầu hoá và sự tác động

của nó đối với các mặt chính trị, văn hoá, xã hội. Các tác giả đã chỉ ra sự

phức tạp, nhiều mặt của toàn cầu hóa. Đó là kết quả tác động tổng hợp của

nhiều nhân tố. Trong thế giới toàn cầu hoá, nền kinh tế các nước ngày càng

hội nhập và phụ thuộc chặt chẽ với nhau, do vậy, mở cửa và hội nhập kinh tế

quốc tế đã trở thành xu thế khách quan. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích

những thách thức và thời cơ đối với sự phát triển của Việt Nam trong xu thế

toàn cầu hóa hai thập niên đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng có

tính nguyên tắc để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

Mặc dù không trở thành một phần nghiên cứu riêng biệt nhưng trong các

công trình nghiên cứu này, các tác giả cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng

của các luồng thông tin trong xã hội hiện đại – luồng thông tin từ trong nước

ra bên ngoài và luồng thông tin quốc tế vào trong nước.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Vũ Dương Ninh (2003) “Toàn cầu

hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam”9

, của Nguyễn Vân Nam

(2006) “Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước”10 cũng phân tích những

tác động cơ bản nhất của toàn cầu hóa đến chính sách ngoại giao, kinh tế, xã

hội, giáo dục, hội nhập quốc tế của các nước và Việt Nam. Đồng thời đề xuất

các giải pháp cụ thể giúp các nước thích nghi nhanh chóng với quá trình toàn

cầu hóa.

Một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu quá trình hội nhập của Việt

Nam vào đời sống quốc tế và khu vực, đưa ra và phân tích những sự kiện,

những mốc thời gian đáng nhớ của quá trình này. Đáng chú ý là nghiên cứu

“Tiến trình hội nhập Việt Nam-ASEAN” của Đinh Xuân Lý (2001)11, “Việt

Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập” của Phạm

Văn Hằng và nhóm tác giả (2005)12. Dưới cách phân tích tiến trình lịch sử,

các cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức tương đối hệ thống các sự

8

Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hóa trong

hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9

Vũ Dương Ninh (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt

Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

10 Nguyễn Vân Nam (2006), Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Nxb Trẻ,

Tp.Hồ Chí Minh

11 Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội

12 Phạm Văn Hằng, Lê Mậu Hãn, Vũ Dương Ninh (2005), Việt Nam trong tiến trình

thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

11

kiện lịch sử trong quan hệ quốc tế, đổi mới và hội nhập quốc tế, khu vực của

Việt Nam.

Ngoài ra, trong số các phân tích về hội nhập quốc tế của Việt Nam, có

một số công trình có giá trị của các chính trị gia, các nhà hoạt động kinh tế

thực tiễn. Đặc biệt trong số này là cuốn sách của đồng chí Phan Văn Khải

(2006) “Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tiến cùng

thời đại”13. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá tình hình đất nước, khẳng định

những thành tựu và vạch rõ những mặt yếu kém, đề ra phương phương hướng

giải quyết những vấn đề của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Tác giả

khẳng định, để đi đến thành công, Việt Nam cần tăng cường đại đoàn kết dân

tộc, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm nghiên

cứu của các nhà khoa học nước ngoài. Tiêu biểu là tuyển tập báo cáo phối

hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc

tế “Việt Nam hướng tới 2010” (2001)14 và cuốn “Các nền kinh tế chuyển đổi

từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường” của Marie

Lavigue (2002)15. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề về chuyển đổi từ kinh tế

kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường và sự hội nhập của nền kinh tế Việt

Nam với nền kinh tế thế giới, những thách thức và thời cơ.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích sâu sắc quá

trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi, thời

cơ và thách thức. Đây sẽ là những nguồn tư liệu quý báu khi thực hiện đề tài.

Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hoặc được nhìn nhận dưới góc độ phát triển

kinh tế.

Thời gian gần đây xuất hiện những nghiên cứu sâu sắc về hội nhập

quốc tế trong các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng và văn hoá. Trong

số này đáng chú ý là nghiên cứu “Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ gìn an ninh

quốc gia ở Việt Nam” của Nguyễn Quốc Nhật và Nguyễn Văn Ngừng

13 Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững,

tiến cùng thời đại / T.2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

14 Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam /T.1, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2001

15 Marie Lavigue (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung

bao cấp sang kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12

(2001)16. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, các tác

giả đã chỉ ra những xu thế chính trị của thế giới, ảnh hưởng của nó trên phạm

vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam và đề ra những giải pháp chủ yếu để phát

triển kinh tế đối ngoại, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình tiêu biểu như

“Văn hóa phương Đông - truyền thống và hội nhập” của Mai Ngọc Chừ và

nhóm tác giả (2006)17, “Văn hoá thời hội nhập” của Trần Kiêm Đoàn, Hoàng

Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006)18 và đặc biệt là các bài viết của Phạm

Quang Nghị được in trong cuốn “Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý

luận và văn hoá” (2005)19, của Trần Văn Bính (2008) “Văn hóa trong thời kỳ

hội nhập quốc tế”

20. Các tác giả đã phân tích một số vấn đề lí luận và thực

tiễn của văn hoá Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu

vực, vấn đề hội nhập văn hoá truyền thống và hiện đại của các nước phương

Đông và Việt Nam, vai trò và động lực của văn hóa nghệ thuật trong phát

triển kinh tế, xã hội của nước ta và làm thế nào để giữ gìn, phát huy được bản

sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay.

Các nghiên cứu này đã cung cấp thêm một khía cạnh khác của quá trình

hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên

cứu nào đề cập về vấn đề TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt

Nam, gắn sự thành công của hội nhập quốc tế với việc đẩy mạnh hoạt động

TTĐN. TTĐN là một lĩnh vực công tác đối ngoại quan trọng, có vai trò tích

cự trong quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên còn mới mẻ với nhiều người và

chưa thực sự được đầu tư thích đáng, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức

của giới nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây đã xuất hiện một số các bài viết, nghiên

cứu phân tích các góc độ khác nhau của TTĐN.

TTĐN chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ của những người quản lý,

qua các bài phát biểu, báo cáo tổng hợp của các cơ quan, tổ chức đang trực

tiếp phụ trách các mảng công tác TTĐN khác nhau. Đặc biệt trong các bài

16 Nguyễn Quốc Nhật, Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ

gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

17 Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định (2006), Văn hóa phương Đông -

truyền thống và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

18 Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006), Văn hoá thời hội

nhập, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh

19 Phạm Quang Nghị (2005), Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn

hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

20 Ban chỉ đạo công tác TTĐN, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số 1/2008

13

phát biểu của Vũ Khoan “Một số trọng tâm công tác TTĐN”, của Đỗ Quý

Doãn “Hoạt động văn hóa thông tin phục vụ TTĐN”, của Đặng Đình Lâm

“Công tác TTĐN sau 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX và phương

hướng nhiệm vụ công tác TTĐN hai năm 2004-2005”, của Vũ Văn Hiến

“Đài THVN với công tác TTĐN”, của Vũ Hiền “Đài TNVN với công tác

TTĐN”, của Lê Dũng “Công tác phát ngôn, đấu tranh dư luận và quản lý

phóng viên báo chí nước ngoài”21… đã nêu bật tầm quan trọng của hoạt động

TTĐN, đồng thời chỉ ra những thành tựu và yếu kém trong các đơn vị đang

phụ trách công tác này. Tuy nhiên các bài viết này chủ yếu được phổ biến

trong nhóm những người trực tiếp đang tham gia công tác TTĐN, chưa được

xã hội hoá cho đông đảo các nhà nghiên cứu và công chúng.

Một nguồn tư liệu có giá trị trong quá tình nghiên cứu đề tài là các bài

tham luận của các cơ quan, tổ chức, địa phương được trình bày trên Hội nghị

tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW do Ban chỉ đạo công tác TTĐN

và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức vào tháng 4/2008. Trong kỷ yếu Hội

nghị đã tập hợp được nhiều báo cáo, phân tích sâu sắc về quá trình thực hiện

công tác TTĐN ở các bộ, ban, ngành, các địa phương trong khắp cả nước.

Với sự ra đời của Tạp chí Thông tin đối ngoại

22, nhiều nhà hoạt động,

nghiên cứu đã cho đăng tải các bài suy nghĩ, phân tích về TTĐN của Việt

Nam hiện nay. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2006)

“TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế”23. Tác giả đã nêu bật vai

trò của TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là qua

hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong tiến trình ra nhập các tổ

chức quốc tế lớn. Bài viết của Phạm Xuân Thâu (2006) “Thành tựu nổi bật và

những nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới”24 đã phân

tích các thành tựu của công tác TTĐN thời gian qua và nêu lên những nhiệm

vụ chủ yếu giúp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN. Trong tạp chí này cũng

luôn có các bài viết mang tính chỉ đạo công tác TTĐN của các đồng chí lãnh

đạo Đảng, Nhà nước: Nông Đức Mạnh (2008) “Thúc đẩy nền kinh tế phát

triển nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định

hướng XHCN”, của Trương Tấn Sang (2008) “Đẩy mạnh công tác tuyên

21 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), Kỷ yếu Hội nghị công tác TTĐN

toàn quốc tháng 3/2004, Hà Nội.

22 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ

2004 đến nay

23 Hồng Vinh (2006), “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế”, Tạp chí

Thông tin đối ngoại, số (28) 7/2006

24 Phạm Xuân Thâu (2006), “Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công

tác TTĐN trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (23) 2/2006

14

giáo, nâng cao chất lượng hoạt động TTĐN”, của Phạm Gia Khiêm (2008)

“Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình

mới”25.

Cũng trên tạp chí này, nhiều phân tích sâu sắc về các mảng công tác

TTĐN cho các đối tượng, địa bàn và lĩnh vực khác nhau đã được đảng tải.

Nổi bật trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2004)”Công tác TTĐN ở một

số nước Đông Âu”, của Nguyễn Duy Quyền (2004) “Công tác TTĐN của các

Đảng bộ, chi bộ ngoài nước”, của Trà Trâm (2005) “Đối ngoại nhân dân

năm 2004 – Một đóng góp quan trọng trong công tác TTĐN”, của Nguyễn

Phú Bình (2006) “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động người

Việt Nam ở nước ngoài”, của Đoàn Văn Thái (2006) “Công tác vận động, tập

hợp thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài”, của Trần Đại Quang

(2006) “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái,

thù địch”, của Xuân Anh (2008) “Hoạt động TTĐN trong những năm qua tại

một số bộ, ban, ngành”, Vũ Hồng Thanh (2008) “Hoạt động TTĐN góp phần

quảng bá hình ảnh phong cảnh, con người Quảng Ninh”, của Đỗ Quý Doãn

(2008) “Khảo sát công tác TTĐN tại Liên Bang Nga, Cộng hòa Ba Lan”, của

Trần Đức Lai (2008) “Bộ Thông tin và Truyền thông với công tác TTĐN”26.

Bên cạnh đó, hoạt động TTĐN ở một số nước trên thế giới cũng được

giới thiệu và phân tích. Đáng chú ý là bài viết của Song Bình (2004) “Vài suy

nghĩ về công tác TTĐN trên thế giới ngày nay”, Việt Hoàng (2005) “Về

TTĐN tại Mỹ và Canada hiện nay – Thực trạng và kinh nghiệm”, Đào Vân

Anh (2006) “Sử dụng Internet trong công tác TTĐN ở Trung Quốc” 27… Các

bài viết này cung cấp những tư liệu có giá trị về nội dung, hình thức, cách

thức tổ chức TTĐN ở các nước và những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam

cần tham khảo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN của mình.

Bên cạnh đó, cho đến nay, chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào viết

riêng về TTĐN của Việt Nam.

Nhìn chung, các bài phát biểu và bài viết nêu trên là những tư liệu quý

báu, góp phần làm rõ thực trạng công tác TTĐN của các đơn vị, địa phương

và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới. Tuy

25 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, 3,

5/2008

26 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số 3,

4/2004; số 4/2005; số 2, 8/2006; số 1, 3, 4, 6/2008

27 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số

3/2004; số 3/2005; số 8/2006

15

nhiên, đó vẫn chỉ dừng lại là những báo cáo, những suy nghĩ, phân tích về

từng mảng, từng lĩnh vực, từng đối tượng của công tác TTĐN. Chưa thể gọi

đó là những nghiên cứu toàn diện về hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện

nay. Để phát huy hơn nữa giá trị của những nhận xét, phân tích và suy nghĩ

đó, cần thực hiện một công trình khoa học để tổng hợp chúng lại, phân tích,

đánh giá, đưa ra giải pháp chung.

Một mảng hoạt động đang thu hút được sự chú ý là công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN. Tiêu biểu về chủ đề này là một số bài

báo và tham luận khoa học của Phạm Minh Sơn “TTĐN – ngành học thời đại

toàn cầu hóa” (2004)28, “Công tác đào tạo cán bộ TTĐN ở Học viện Báo chí

và Tuyên truyền” (2006)29, “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”

(2007)30, “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN

trong thời kỳ mới” (2008)31 được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và

sách tham khảo. Các bài viết này đã phân tích nội dung, cách thức tổ chức,

những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ làm công tác TTĐN. Những nghiên cứu này sẽ là những cơ sở khoa học để

đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền về TTĐN cũng được thực hiện và đem lại kết quả thiết thực.

Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp bộ “Hoạt động TTĐC trong công tác

TTĐN của Việt Nam hiện nay”32 do Phạm Minh Sơn chủ nhiệm (2006). Đây

là đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên về TTĐN, đồng thời là sự tổng kết, hệ

thống hoá quan trọng về công tác TTĐN của Việt Nam thời gian qua. Trong

khuôn khổ đề tài này, các tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò

và hoạt động TTĐC - lực lượng quan trọng nhất của TTĐN. Những kết quả

của đề tài này sẽ là tài liệu quý giá và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện đề

tài.

TTĐN với vai trò là một mảng hoạt động của công tác đối ngoại và

truyền thông của các nước cũng được nhiều học giả nước ngoài phân tích.

28 Phạm Minh Sơn (2004), “Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàn cầu hóa”,

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, N3 (5-6) /2004

29 Phạm Minh Sơn (2006), “Công tác đào tạo cán bộ thông tin đối ngoại ở Học viện

Báo chí và Tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, N12 /2006

30 Phạm Minh Sơn (2007), “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”, Quan hệ công

chúng – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

31 Phạm Minh Sơn (2008), “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công

tác TTĐN trong thời kỳ mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, N9 /2008

32 Phạm Minh Sơn, “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện

nay”, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2006, Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!